Các phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện nghị định 43 2006 nđ CP về tự tài chính tại trường cao đẳng công nghiệp thái nguyên (Trang 38)

5. Kết cấu của đề tài

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp luận

Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về kinh tế, các quan điểm đƣờng lối về phát triển giáo dục, đào tạo, chính sách giáo dục, đầu tƣ cho giáo dục của Nhà nƣớc. Đề tài này mang tính ứng dụng, triển khai cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc đối với các ĐVSN, nên đề tài bám sát khung khổ pháp luật về tài chính của Nhà nƣớc trong đó đặc biệt quan trọng là các quy định của Chính phủ về quản lý tài chính theo Nghị định 10/NĐ-CP và Nghị định 43/NĐ-CP.

Một là, xác định việc tồn tại hai hình thức quản lý tài chính ở một đơn vị sự nghiệp có thu.

Hai là, Một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính nhằm mục đích tăng nguồn thu, tăng tính tự chủ trong hoạt động quản lý tài chính, đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng về nguồn tài chính cho đào tạo ngay tại chính Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên.

Số liệu đƣợc thu thập từ các chứng từ, sổ sách, các báo cáo tài chính tại Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên.

2.2.2. Phương pháp phân tích

Để tiến hành phân tích hoạt động tài chính ngƣời ta không dùng riêng lẻ một phƣơng pháp phân tích nào mà sử dụng kết hợp các phƣơng pháp phân tích với nhau để đánh giá tình hình đơn vị một cách xác thực nhất, nhanh nhất

Phƣơng pháp phân tích hoạt động tài chính là hệ thống các phƣơng pháp nhằm tiếp cận,nghiên cứu các sự kiện, hiện tƣợng, quan hệ, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, xong phƣơng pháp chủ yếu là phƣơng pháp so sánh và phân tích tỷ lệ

a) Phương pháp so sánh: Để áp dụng đƣợc phƣơng pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh đƣợc của các chỉ tiêu(phải thống nhất về nội dung, phƣơng pháp, thời gian và đơn vị tính toán của các chỉ tiêu so sánh) và theo mục đính phân tích mà xác định gốc so sánh.Gốc so sánh có thể ch n là gốc về mặt thời gian hoặc không gian.Kỳ (điểm) đƣợc chọn để phân tích gọi là kỳ phân tích(hoặc điểm phân tích). Các trị số của chỉ tiêu tính ra ở từng kỳ tƣơng ứng gọi là trị số chỉ tiêu kỳ gốc, kỳ phân tích. Và để phục vụ mục đích phân tích ngƣời ta có thể so sánh bằng các cách: so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tƣơng đối, so sánh bằng s bình quân.

Phƣơng pháp so sánh sử dụng trong kỳ phân tích tài chính là:

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trƣớc để thấy rõ xu hƣớng thay đổi về tài chính của đơn vị, thấy đƣợc sự cải thiện hay xấu đi nhƣ thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.

- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của đơn vị.

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy đƣợc tình hình tài chính của đơn vị đang ở tình trạng tốt hay xấu, đƣợc hay chƣa đƣợc so với các đơn vị khác cùng ngành.

- So sánh theo chiều dọc để thấy đƣợc tỷ trọng của từng loại trong tổng hợp ở mỗi bản báo cáo. So sánh theo chiều ngang để thấy đựơc sự biến đổi cả

về số tƣơng đối và số tuyệt đối của một khoản mục nào đó qua niên độ kế toán liên tiếp.

b) Phương pháp phân tích tỷ lệ: Là phƣơng pháp truyền thống, đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính. Đây là phƣơng pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng đƣợc bổ xung và hoàn thiện. Bởi lẽ:

Thứ nhất, nguồn thông tin kế toán và tài chính đựơc cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở hình thành các chỉ tiêu tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ lệ tài chính của đơn vị

Thứ hai, việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ.

Thứ ba, phƣơng pháp phân tích này giúp cho nhà phân tích khai thác có hiệu quả các số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.

Phƣơng pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lƣợng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phƣơng pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định đƣợc các ngƣỡng, các định mức để nhận xét đánh giá tình hình tài chính trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của đơn vị với các tỷ lệ tham chiếu

Trong phân tích tài chính, các tỷ lệ tài chính đƣợc phân tích thành các nhóm tỷ lệ về nội dung thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm các tỷ lệ về năng lực hoạt động.

2.2.3.Phương pháp lập dự toán thu chi ngân sách

Trong điều kiện cụ thể ở các đơn vị sự nghiệp của Việt Nam hiện nay, phƣơng pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ vẫn là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu đổi mới của tự chủ tài chính, các đơn vị sự nghiệp có thể nghiên cứu triển khai áp dụng thử nghiệm phƣơng pháp lập dự toán cấp không cho một số hoạt động tự chủ của đơn vị.

Nhƣ vậy, trong quá trình chấp hành dự toán thu, các đơn vị sự nghiệp phải coi trọng công bằng xã hội, đảm bảo thực hiện nghiêm túc các chính

sách, chế độ thu do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Đối với các đơn vị đƣợc sử dụng nhiều nguồn thu đồng thời cần có biện pháp quản lý thống nhất nhằm sử dụng các nguồn thu đúng mục đích trên cơ sở hiệu quả và tiết kiệm. Để đạt đƣợc các yêu cầu trên đòi hỏi các đơn vị sự nghiệp phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó phải tổ chức hệ thống thông tin để ghi nhận đầy đủ, kịp thời và liên tục giám sát quá trình chấp hành dự toán đã đƣợc xây dựng. Muốn vậy các đơn vị phải tổ chức hệ thống chứng từ ghi nhận các khoản thu, trên cơ sở đó tiến hành phân loại các khoản thu, ghi chép trên hệ thống sổ sách và định kỳ thiết lập các báo cáo tình hình huy động các nguồn thu.

Song song với việc tổ chức khai thác các nguồn thu đảm bảo tài chính cho hoạt động, các đơn vị sự nghiệp phải có kế hoạch theo dõi việc sử dụng các nguồn kinh phí đúng mục đích để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao trên cơ sở minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả.

*Ƣu, nhƣợc điểm của các phƣơng pháp lập dự toán

Lập dự toán ngân sách là quá trình phân tích, đánh giá khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu thu chi ngân sách hàng năm một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn. Có một số phƣơng pháp lập dự toán ngân sách đƣợc sử dụng chủ yếu là: phƣơng pháp truyền thống hay phƣơng pháp gia tăng, phƣơng pháp lập theo chƣơng trình.

Phương pháp truyền thống là xác định các chỉ tiêu trong dự toán dựa vào kết quả thực tế của kỳ hoạt động liền trƣớc và điều chỉnh theo tỷ lệ tăng trƣởng và tỷ lệ lạm phát dự kiến. Ƣu điểm của phƣơng pháp này là dễ hiểu, dễ sử dụng, đƣợc xây dựng tƣơng đối ổn định, tạo cơ sở bền vững cho nhà quản lý trong điều hành hoạt động. Tuy nhiên, để lập ngân quỹ gia tăng, hàng năm ban lãnh đạo chỉ việc duyệt ngân quỹ cho từng bộ phận dựa trên cơ sở ngân quỹ đã phân bổ ở năm trƣớc và có thêm % do lạm pháp và hoạt động phát sinh trong năm tới. Phƣơng pháp này chú trọng đến việc phân bổ ngân sách cho các đơn vị trong một tổ chức hơn là cho các hoạt động đƣợc thực hiện

trong từng đơn vị. Hậu quả là, có những lãng phí tồn tại suốt một thời gian dài mà không bị phát hiện hoặc phát hiện đƣợc nhƣng không biết rõ đƣợc bộ phận nào gây ra sự lãngphí.

Phương pháp lập dự toán theo chương trình là phƣơng pháp phân bổ ngân quỹ cho các hoạt động cần thiết của một chƣơng trình cụ thể nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đặt ra. Phƣơng pháp này phân bổ cho các hoạt động cụ thể (khác với phân bổ cho các bộ phận nhƣ phƣơng pháp truyền thống) nên khắc phục đƣợc nhƣợc điểm ít chú trọng tới các hoạt động đƣợc thực hiện trong từng đơn vị của phƣơng pháp truyền thống.

Trong điều kiện nền kinh tế phát triển bình thƣờng thì phƣơng pháp truyền thống và phƣơng pháp dự toán theo chƣơng trình đƣợc áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, sau khủng hoảng kinh tế, các nhà quản lý nhận thấy rằng cần thận trọng hơn trong lập kế hoạch và định hƣớng phát triển. Các doanh nghiệp cũng nhƣ các đơn vị hành chính sự nghiệp buộc phải tính toán và phân bổ nguồn lực của mình một cách kĩ càng nhất nhằm thu về hiệu quả cao nhất.

2.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu đánh giá lập dự toán thu chi, thực hiện chấp hành dự toán thu chi, quyết toán thu chi.

- Giá trị về cơ cấu nguồn thu (%)

- Giá trị về cơ cấu chi ngân sách cho các mục chi thƣờng xuyên (%) - Giá trị về cơ cấu chi cho sự nghiệp, chi cho các chƣơng trình dự án, chi cho các chƣơng trình mục tiêu quốc gia.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG THỰC THI VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN 3.1. Khái quát về trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của trường cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên

Tên tiếng việt: TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN

Tên giao dịch quốc tế: THAI NGUYEN INDUSTRIAL COLLEGE

Địa chỉ: Xã Sơn Cẩm - huyện Phú Lƣơng - thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên.

Trƣờng Cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên tiền thân là cơ sở dạy nghề của Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ thành lập ngày 16/11/1959 với chỉ khoảng 30 học sinh công nhân và đội ngũ cán bộ giáo viên là 5 - 6 ngƣời. Đến năm 1962 trƣờng đƣợc xây dựng cạnh nhà máy giấy với tên gọi là “Trƣờng công nhân kỹ thuật nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ” số lƣợng học sinh lúc này dao động từ 30 - 50 học sinh và đội ngũ cán bộ giáo viên tầm 10 ngƣời, cơ sở vật chất lúc này rất nghèo nàn chỉ là một dãy nhà cấp 4.

Năm 1975 trƣớc yêu cầu nhiệm vụ Nhà trƣờng đƣợc Bộ tách ra khỏi nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ thành một trƣờng độc lập trực thuộc Bộ công nghiệp nhẹ theo quyết định số 24/TCQL ngày 31/01/1975 lấy tên là “Trƣờng công nhân kỹ thuật cơ điện Bắc Thái”. Lúc này trƣờng di chuyển địa điểm đến xã Sơn Cẩm - huyện Phú Lƣơng, Trƣờng tập trung xây dựng cơ sở vật chất, tăng cƣờng đội ngũ cán bộ giáo viên, tổ chức tuyển sinh. Kết quả giai đoạn này trƣờng đào tạo đƣợc gần 1000 học sinh.

Đến năm 1994 trƣờng lại đƣợc đổi tên thành “Trƣờng Kỹ nghệ thực hành công nghiệp nhẹ Bắc Thái” theo quyết định số 23/CNN-TCLĐ. Năm 1998 theo quyết định số 14/1998/QĐ - BCN ngày 26/02/1998 trƣờng đƣợc nâng cấp và đổi tên thành “Trƣờng Trung học Công nghiệp Thái Nguyên” trực thuộc Bộ Công nghiệp. Lúc này trƣờng mở rộng quy mô đa dạng hoá

hình thức và loại hình đào tạo, tăng số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất - trƣờng đi vào ổn định và phát triển, đƣợc tặng nhiều bằng khen, giấy khen của Ngành, Bộ Công Thƣơng và của Chính Phủ.

Năm 2006 một lần nữa trƣờng lại đƣợc nâng cấp thành “Trƣờng cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên” theo quyết định số 5618/QĐ - BGD ĐT ngày 9/10/2006. Đƣợc sự quan tâm của Bộ Giáo Dục và Đào tạo, Bộ Tài Chính, Bộ Công Thƣơng đã đầu tƣ xây dựng mới cho trƣờng nhiều hạng mục công trình phục vụ giảng dạy và học tập, đội ngũ cán bộ giáo viên đƣợc tăng cƣờng, chất lƣợng đào tạo đƣợc nâng cao,…

Với bề dày lịch sử 55 năm xây dựng và phát triển, trải qua những bƣớc thăng trầm về lịch sử, về cơ chế, Nhà trƣờng đã từng bƣớc vƣơn lên để phấn đấu và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Lực lƣợng lao động đƣợc đào tạo tại nhà trƣờng hiện đang lao động, công tác khắp mọi miền đất nƣớc. Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên đã đạt nhiều thành tích nhƣ:

- Đƣợc Đảng, Nhà nƣớc tặng Huân chƣơng Lao động hạng nhất, Lao động hạng II, hạng III và nhiều huy chƣơng cho các tập thể, cá nhân.

- Trƣờng liên tục đạt danh hiệu trƣờng tiên tiến và tiên tiến xuất sắc và đƣợc tặng nhiều cờ thi đua xuất sắc của Chính Phủ, Bộ, Ngành, nhiều bằng khen, giấy khen.

- Đảng bộ trƣờng liên tục 55 năm đạt trong sạch vững mạnh và trong sạch vững mạnh xuất sắc...

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của trường cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên

3.1.2.1. Chức năng

Trƣờng Cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên là cơ sở đào tạo công lập trực thuộc Bộ Công Thƣơng, có chức năng đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và trung cấp trong các lĩnh vực gồm các ngành: Công nghệ kỹ thuật cơ khí, công nghệ cơ khí động lực, điện tự động hóa, công nghệ kỹ thuật điện, công nghệ kỹ thuật điện tử, công nghệ thông tin, kế toán, quản trị kinh doanh theo quy định của pháp luật. Là cơ sở nghiên cứu, triển khai

khoa học - công nghệ phục vụ quản lý, sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp và yêu cầu phát triển xã hội. Hiện nhà trƣờng còn liên kết với các trƣờng đại học, các viện trong và ngoài nƣớc đào tạo đại học và trình độ khác theo yêu cầu của ngành, xã hội và theo quy định của pháp luật.

Trƣờng Cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên chịu sự lãnh đạo và quản lý toàn diện trực tiếp của Bộ Công Thƣơng. Chịu sự quản lý nhà nƣớc về giáo dục, đào tạo của Bộ giáo dục đào tạo, Bộ lao động thƣơng binh và xã hội và các bộ ngành có liên quan. Chịu sự quản lý hành chính trực tiếp theo lãnh thổ của uỷ ban nhân dân xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lƣơng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Đƣợc hƣởng các chính sách, chế độ của nhà nƣớc áp dụng cho hệ thống các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề công lập.

Trƣờng Cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên là đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu, có tƣ cách pháp nhân, đƣợc mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc và Ngân hàng, có con dấu để hoạt động và giao dịch theo quy định của pháp luật.

3.1.2.2. Nhiệm vụ

- Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn trong các lĩnh vực kinh tế. Đào tạo lại, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lý kinh tế cho các đơn vị.

- Xây dựng chƣơng trình, giáo trình, kế hoạch bài giảng, học tập đối với ngành nghề trƣờng đƣợc phép đào tạo theo chƣơng trình khung do Nhà nƣớc quy định.

- Thực hiện công tác tuyển sinh, quản lý quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của Luật Giáo dục.

- Xây dựng, đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nƣớc.

- Tổ chức các hoạt động in ấn tài liệu, giáo trình phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật.

- Phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế; liên kết, liên thông về đào tạo và bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nƣớc.

- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, tài sản, các nguồn vốn đƣợc

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện nghị định 43 2006 nđ CP về tự tài chính tại trường cao đẳng công nghiệp thái nguyên (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)