Tổng quan về tình hình thực hiện tự chủ tài chính trong các đơn vị

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện nghị định 43 2006 nđ CP về tự tài chính tại trường cao đẳng công nghiệp thái nguyên (Trang 27)

5. Kết cấu của đề tài

1.2. Tổng quan về tình hình thực hiện tự chủ tài chính trong các đơn vị

sự nghiệp GD & ĐT ở Việt Nam thời gian qua

Có thể khẳng định rằng việc giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung và giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực GD&ĐT nói riêng theo Nghị định 10/2002/NĐ- CP ngày 16/01/2002 và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm tách chức năng quản lý Nhà nƣớc với các chức năng điều hành các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công để thực hiện theo cơ chế riêng, phù hợp, có hiệu quả, xóa bỏ cơ chế cấp phát tài chính theo kiểu “xin - cho”. Sau xây dựng, ban chấp hành và tổ chức triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công nói chung và các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói riêng đã thu đƣợc một số kết quả đáng ghi nhận, đồng thời cũng tồn tại những hạn chế bắt nguồn từ nguyên nhân chủ quan và khách quan cần quan tâm khắc phục.

1.2.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất: Tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu là một

bƣớc cải cách, làm thay đổi căn bản nhận thức, phƣơng thức, nội dung thủ tục quản lý tài chính đối với sự nghiệp có thu từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, chuyển từ cơ chế “bao cấp” sang cơ chế “phân cấp”, xác định trách nhiệm đầy đủ của chủ thể sử dụng NSNN là các đơn vị sự nghiệp có thu, đồng thời tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động sử dụng nguồn kinh phí (bao gồm nguồn ngân sách cấp và nguồn thu sự nghiệp…) đáp ứng yêu cầu hoạt động của đơn vị; bảo đảm chi tiêu hiệu quả, tiết kiệm trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị xây dựng, thực hiện tốt hơn quy định công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng nguồn tài chính.

Thứ hai: Tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu là cơ chế

mới nhằm tạo sự chủ động cho thủ trƣởng đơn vị sự nghiệp có thu. Thủ trƣởng đơn vị đƣợc giao quyền tự chủ tài chính đƣợc chủ động, tự

quyết, tự chịu trách nhiệm; tăng cƣờng trách nhiệm quản lý Nhà nƣớc và tăng nguồn tài chính đầu tƣ cho hoạt động sự nghiệp; tạo cơ sở pháp lý cho các đơn vị thực hiện sắp xếp tổ chức, biên chế, thực hiện hợp đồng lao động, khuyến khích các đơn vị sự nghiệp hoạt động theo hƣớng đa dạng hoá các loại h nh; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu; tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị.

Thứ ba: Tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu đã xác

lập và tăng cƣờng quyền chủ động, tự quyết, tự chịu trách nhiệm cho thủ trƣởng đơn vị sự nghiệp đƣợc giao quyền tự chủ tài chính. Đơn vị dự toán sự nghiệp đƣợc giao quyền tự chủ tài chính, đƣợc giao kinh phí chi thƣờng xuyên từ NSNN ổn định trong 3 năm và hằng năm đƣợc tăng thêm theo tỷ lệ phần trăm do Thủ phủ quyết định. Đây là bƣớc đầu thử nghiệm áp dụng “khuôn khổ chi tiêu trung hạn” của các cấp ngân sách.

Thứ tƣ: Các đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc giao quyền tự chủ tài

chính đã chủ động trong việc huy động các nguồn vốn để tăng cƣờng cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, phát triển hoạt động sự nghiệp, vay vốn của các tổ chức tín dụng, huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị, từ nhà đầu tƣ thông qua các hoạt động liên doanh, liên kết. Do đó cơ sở vật chất của các đơn vị sự nghiệp đƣợc tăng cƣờng, tạo điều kiện mở rộng các hoạt động sự nghiệp phong phú và đa dạng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao.

Thứ năm: Các đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc giao quyền tự chủ tài

chính đã chủ động mở rộng hoạt động và khai thác nguồn thu sự nghiệp, cụ thể các Trƣờng đã chủ động tổ chức các hình thức đào tạo tập chung, từ xa, vùa học vừa làm, một số Trƣờng đại học, cao đẳng có uy tín đã tổ chức liên kết với nƣớc ngoài, mời các Trƣờng nƣớc ngoài vào mở Trƣờng, mở lớp từ đó tạo điều kiện mở rộng và phát triển nguồn thu sự nghiệp. Năm 2012 số thu của các đơn vị sự nghiệp trong cả nƣớc tăng bình quân 18% so với năm 2011. Ngoài ra các Trƣờng cũng có nhiều giải pháp về quản lý nội bộ, thực hành tiết

kiệm chi phí nhƣ xây dựng các tiêu chuẩn, định mức chi phí, định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu để thực hiện trong nội bộ đơn vị, xây dựng các quy trình cung cấp dịch vụ hợp lý, khoa học hơn. Theo báo cáo của các Bộ. Cơ quan trung ƣơng và địa phƣơng, nhiều đơn vị sử dụng tiết kiệm chi thƣờng xuyên khoảng 2%-5% góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sự nghiệp

Thứ sáu: Tự chủ tài chính đã mở ra hƣớng tự chủ cho các cơ sở giáo

dục và đào tạo công lập, đặc biệt là các Trƣờng Đại học và cao đẳng công lập trong việc chủ động sử dụng kinh phí NSNN, phí, lệ phí, tài sản cho việc thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao hơn. Các Trƣờng đại học, cao đẳng đã chủ động khai thác nguồn tài chính, bố trí chi tiêu một cách hợp lý, tiết kiệm, hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, chất lƣợng đào tạo ngày càng cao, đời sống cán bộ viên chức đƣợc cải thiện hơn trƣớc. Sau mỗi năm, các Trƣờng tổng kết hoạt động tài chính, xác định mức thu lớn hơn chi, đơn vị đã chủ động trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; một số Trƣờng huy động vốn của cán bộ, viên chức hoặc vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tƣ xây dựng cơ bản, đổi mới trang thiết bị thí nghiệm, thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học làm cơ sở vật chất của các Trƣờng trở nên khang trang, hiện đại hơn. Đây là một trong những giải pháp góp phần nâng cao chất lƣợng GD&ĐT: “học đi đôi với hành” và cũng là điều kiện để nâng cao thƣơng hiệu đào tạo của các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng là cơ sở để phát triển dịch vụ đào tạo tăng nguồn thu ngày càng nhiều, mức thu nhập cho ngƣời lao động ngày càng cao.

Nhiều Trƣờng đại học, cao đẳng công lập mở rộng quy mô, đa dạng hoá ngành nghề, cấp bậc đào tạo với nhiều hình thức đào tạo tập trung, vừa học vừa làm, từ xa nhằm khai thác và phát triển nguồn thu. Ngoài ra các Trƣờng đại học, cao đẳng có nhiều giải pháp để quản lý chi tiêu, thực hành tiết kiệm chống lãng phí nhƣ xây dựng tiêu chuẩn, định mức chi phí, định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, xác định hệ số quy đổi giờ giảng lý thuyết, thực hành, thực tập, đơn giá giờ giảng hợp lý… đã góp phần nâng cao

trách nhiệm của cán bộ, giảng viên trong việc sử dụng nguồn tài chính trong đơn vị, phục vụ nhiệm vụ đƣợc giao ngày càng hiệu quả cao hơn.

Trách nhiệm của các Trƣờng đại học, cao đẳng ngày càng đƣợc nâng cao, 100% các Trƣờng xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và công khai thu, chi tài chính, chi trả thu nhập tăng thêm, chế độ công tác phí, sử dụng điện thoại, xăng dầu, văn phòng phẩm, mua sắm tài sản, chế đ giáo viên, nghiên cứu khoa học, hoạt động dịch vụ, trích lập và sử dụng các quỹ.. đƣợc thống nhất trong các kỳ hội nghị cán bộ viên chức của Nhà trƣờng.

Nhìn chung khi thực hiện việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, trong các Trƣờng đại học, cao đẳng công lập nói riêng, chúng ta khẳng định cơ chế giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập cơ chế đổi mới trong công cuộc cải cách tài chính công, phát huy đƣợc quyền dân chủ trong quản lý, từng bƣớc xoá bỏ cơ chế của nền hành chính kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp và tính ỷ lại của cơ chế “xin - cho”. Các đơn vị đã chủ động khai thác nguồn thu, tiết kiệm đƣợc kinh phí đƣợc giao, sử dụng lao động hợp lý, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, có điều kiện để mua sắm trang thiết bị mới, hiện đại, công khai dân chủ theo nội dung của quy chế chi tiêu nội bộ, phân định giữa chức năng quản lý Nhà nƣớc với các đơn vị sự nghiệp, tăng thu cho ngân sách và phúc lợi xã hội.

1.2.2. Những hạn chế cần khắc phục

Bên cạnh các bƣớc tiến trong thực hiện việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm thì việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công nói chung và các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập nhìn chung còn hạn chế về tác dụng bao gồm:

Một là: Cơ chế chính sách của Nhà nƣớc còn thiếu đồng bộ và có

những bất cập nhất định cụ thể là:

Chậm đổi mới, chậm ban hành các văn bản hƣớng dẫn Nghị định 43/CP quy định, Bộ chủ qu n phối hợp với các Bộ để ra văn bản hƣớng dẫn lĩnh vực

Bộ chủ qu n phụ trách, nhƣng hầu nhƣ các Bộ vẫn chƣa có văn bản hƣớng dẫn, do vậy các đơn vị sự nghiệp đƣợc giao quyền tự chủ cùng thuộc một Bộ và có tính chất hoạt động hoàn toàn tƣơng đồng nhau nhƣng cơ chế quản lý tài chính cũng khác nhau, mỗi đơn vị làm theo một kiểu, theo ý chủ quan của nhà quản lý đơn vị. Việc phân cấp đầu tƣ, mua sắm TSCĐ, đầu tƣ xây dựng cơ bản cho đơn vị tự thực hiện của Bộ chủ qu n đã đƣợc thực hiện nhƣng giá trị phân cấp còn nhiều định mức tiêu chuẩn nhƣ định mức giờ giảng, chế đ thanh toán ngoài giờ… đã lạc hậu nhƣng vẫn sử dụng làm hạn chế tính chủ động, tự chủ tài chính của các Trƣờng.

Thực tế trao quyền tự chủ chƣa đ thực hiện triệt để và đầy đủ. Hiện nay các Trƣờng vẫn chịu sự chi phối về chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong khi nguồn lực có thể tiếp nhận nhiều hơn chỉ tiêu đƣợc giao. Đây là một sự lãng phí về nguồn lực. Mặt khác các Trƣờng đƣợc yêu cầu dạy theo chƣơng trình khung của Bộ. Chƣơng trình khung này có đến 70% khối lƣợng, nội dung chƣơng trình và các Trƣờng chỉ đƣợc “tự chủ” trong 30% khối luợng còn lại, vì vậy Trƣờng vẫn ở thế bị động về học thuật. Ngoài ra việc quy định mức thu học phí vẫn do Bộ quy định, trong khi lẽ ra Bộ nên để cho các Trƣờng tự quyết định mức thu của mình dựa trên khả năng tuyển sinh, đánh giá của xã hội về chất lƣợng của Trƣờng…

Nghị định 43/CP thực chất chỉ giao quyền tự chủ cho các Trƣờng trong việc tổ chức chi, chƣa giao quyền tự chủ về huy động các nguồn lực tài chính từ học phí do ngƣời học đóng góp. Đây thực sự là một bất cập lớn cho các Trƣờng trong việc chủ động tìm kiếm, huy động nguồn lực tài chính cho đầu tƣ phát triển, thu hút nhân tài, xây dựng cơ sở vật chất nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo, trong khi ngân sách Nhà nƣớc chi cho giáo dục hằng năm tăng không đáng kể giao động ở tỷ lệ 20% GDP.

Quy định về chi tiêu đầu tƣ xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ thực sự chƣa đúng, bản chất của công tác đào tạo. Theo nghị định số 43/CP thì số tiền

chi cho đầu tƣ XDCB, mua sắm TSCĐ phuc vụ công tác giảng dạy, thực hành, thực tập trong năm không đƣợc tính là chi phí thƣờng xuyên, không dung nguồn học phí để chi, làm cho việc đầu tƣ, mua sắm trong năm báo cáo gặp khó khăn, phức tạp (phải lập dự toán riêng trình Bộ phê duyệt và phải đƣợc kho bạc Nhà nƣớc chấp thuận thanh toán). Việc triển khai dự án XDXB gặp nhiều khó khăn do ngân sách Nhà nƣớc thƣờng cấp 40% và đơn vị phải tự lo 60%.

Thời điểm chi và mức thu nhập tăng thêm là chƣa hợp lý. Từ năm 2002 khi thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ, các Trƣờng đã thanh toán 100% thu nhập tăng thêm cho ngƣời lao động theo tháng, nhƣng Nghị định 43/CP và các văn bản hƣớng dẫn lại quy định việc chi trả thu nhập tăng thêm cho ngƣời lao động chỉ đƣợc thực hiên theo quý với mức tối đa bằng 60% số chênh lệch thu lớn hơn chi tiết kiệm đƣợc. Kết quả là hàng tháng Nhà trƣờng không đủ kinh phí để trả 100% thu nhập tăng thêm cho ngƣời lao động. Điều này không đƣợc ngƣời lao động chấp thuận, vì mức thu nhập hằng tháng của họ bị giảm và phải chờ đến khi cấp trên phê duyệt quyết toán mới đƣợc lĩnh, làm cho đời sống ngƣời lao động gặp khó khăn.

Ngoài ra, Nhà nƣớc chƣa có hƣớng dẫn chƣa có quy định cụ thể về việc liên doanh, liên kết, về tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành, chất lƣợng và kết quả hoạt động của đơn vị đựoc giao quyền tự chủ nên việc triển khai, thực hiện còn nhiều vƣớng mắc.

Đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo với nguồn ngân sách cấp hàng năm còn hạn hẹp và mức thu học phí rất thấp và cố định nhiều năm (3,8 triệu đồng/sinh viên/năm) các cơ sở giáo dục không có đủ nguồn lực để bổ sung thu nhập cho giáo viên khi thƣc hiện chính sách tăng lƣơng và tăng cƣờng trang thiết bị, cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục. Điều này đã tạo áp lực rất lớn buộc các Trƣờng phải nâng tỷ lệ sinh viên/giảng viên cao, ngƣợc lại với yêu cầu nâng cao chất lƣợng giáo dục.

Hai là: Tính chủ động của các Trƣờng trong việc thực hiện tự chủ tài

chính còn mang tính hình thức.

Một bộ phận không nhỏ cán bộ, viên chức, ngƣời lao động trong các Nhà trƣờng chƣa nhận thức đƣợc đầy đủ nội dung, mục đích và yêu cầu về tự chủ tài chính, vẫn có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nƣớc, của Nhà trƣờng, e ngại đụng trạm đến những vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều lĩnh vực…Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ còn mang tính chủ quan, áp đặt hơn là dân chủ khách quan, chƣa quy định cụ thể về nội dung, mức chi hoặc việc chi trả thu nhập vẫn còn mang tính bình quân, chƣa có giải pháp về chi trả thu nhập theo mức độ hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động để hấp dẫn, thu hút ngƣời tài, ngƣời có năng lực; thực sự còn thiếu các biện pháp quản lý tiết kiệm chi, tăng thu, mới chi dừng lại ở mức là chủ trƣơng, đƣờng lối để phấn đấu thực hiện.

Trƣớc những bất cập kéo dài nói trên và nhu cầu tăng chất lƣợng và quy mô giáo dục các cấp học, bậc học, việc đổi mới cơ chế tài chính giáo dục trong thời gian tới là một yêu cầu rất cấp thiết.

1.2.3. Những phương hướng hoàn thiện việc tự chủ tài chính hiện nay trong các đơn vị sự nghiệp GD & ĐT

Một là: Ngày 15 tháng 4 năm 2009, Bộ Chính trị ra Thông báo số 242-

TB/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 2 (khoá VIII), phƣơng hƣớng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, trong đó đã khẳng định: Sau 12 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 2, khoá VIII, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nƣớc ta có bƣớc chuyển biến tích cực, đạt đƣợc những kết quả quan trọng, về cơ bản đã thực hiện đƣợc các mục tiêu, nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết. Tuy nhiên so với yêu cầu của Nghị quyết và yêu cầu phát triển của đất nƣớc, vẫn còn một số nội dung chƣa đạt đƣợc. Vì vậy, đồng

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện nghị định 43 2006 nđ CP về tự tài chính tại trường cao đẳng công nghiệp thái nguyên (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)