Tình hình thực hiện tự chủ quản lý tạo lập các nguồn tài chính

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện nghị định 43 2006 nđ CP về tự tài chính tại trường cao đẳng công nghiệp thái nguyên (Trang 48 - 55)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.1.Tình hình thực hiện tự chủ quản lý tạo lập các nguồn tài chính

Trƣớc khi thực hiện tự chủ, trƣờng cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên có nguồn thu chủ yếu do NSNN cấp. Bắt đầu từ năm 2008, đơn vị thực hiện tự chủ tài chính theo hƣớng dẫn của nghị định 43/2006/NĐ-CP, chuyển hoạt động sang là đơn vị sự nghiệp tự chủ một phần kinh phí hoạt động. Cơ cấu nguồn thu có sự thay đổi.

Nguồn tài chính của trƣờng gồm: - Kinh phí NSNN cấp

- Thu từ hoạt động sự nghiệp

Bảng 3.1. Nguồn thu của trƣờng giai đoạn 2011-2013

TT Nội dung Năm 2011 2012 2013 Thực hiện (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Thực hiện (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Thực hiện (triệu đồng) Tỷ trọng (%) 1 NSNN cấp 36.932 76 27.419 63 23.420 70

2 Thu hoạt động sự nghiệp 11.503 24 15.813 37 9.926 30

Tổng cộng 48.435 100 43.232 100 33.346 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2011-2013 - Trường CĐ Công nghiệp Thái Nguyên)

Số liệu bảng 3.1 cho thấy trong tổng nguồn thu của đơn vị thì kinh phí NSNN cấp hàng năm vẫn chiếm đa số trong khoảng trên 60% đến gần 80% tổng nguồn kinh phí. Điều này cho thấy rằng khả năng tự chủ của đơn vị chƣa đƣợc cao, kinh phí do NSNN cấp hàng năm gấp khoảng từ 2 đến 3 lần nguồn thu sự nghiệp. Tuy nhiên nguồn thu của trƣờng đã có xu hƣớng tăng lên qua các năm về số tƣơng đối còn số tuyệt đối trong giai đoạn 2011-2012 giảm đi,

2010- 2011 , c

. Đối với nguồn kinh phí NSNN năm 2013 giảm cả về số tƣơng đối lẫn tuyệt đối so với năm 2012. Đây là một dấu hiệu không tốt trong việc thực hiện chính sách tự chủ của đơn vị.

* Quản lý thu từ nguồn kinh phí NSNN cấp

Nguồn kinh phí nhà nƣớc cấp hàng năm cho trƣờng gồm:

- Kinh phí chi hoạt động thƣờng xuyên cho hoạt động giáo dục và đào tạo cao đẳng

- Kinh phí chi hoạt động không thƣờng xuyên nhƣ: + Kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học + Kinh phí cấp để thực hiện tinh giản biên chế

+ Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị

Đối với nguồn NSNN cấp, hiện Bộ công thƣơng giao tự chủ đối với các khoản chi thƣờng xuyên theo định mức phân bổ ngân sách, một số nội dung công việc đã xác định ổn định thƣờng xuyên của đơn vị và cấp ổn định trong thời kỳ 3 năm. Kinh phí chƣa giao tự chủ là các khoản chi không thƣờng xuyên và kinh phí chƣơng trình mục tiêu quốc gia nếu cuối năm không sử dụng hết phải hoàn trả ngân sách hoặc đƣợc phép chuyển sang năm sau để chi tiếp thì phải đƣợc sự đồng ý của Bộ tài chính và Bộ chủ quản.

Trƣờng cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên đƣợc giao quyền tự chủ, về tài chính và phân loại là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí

hoạt động thƣờng xuyên áp dụng cơ chế tự chủ về tài chính theo hƣớng dẫn của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP từ năm 2008.

Năm đầu tiên thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp, đối với nguồn kinh phí NSNN cấp, và nguồn thu sự nghiệp, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ đƣợc giao, chế độ thu, chi tài chính hiện hành, kết quả hoạt động tài chính sự nghiệp, đối tựơng thu, mức thu, tình hình thu tài chính của năm trƣớc liền kề, tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, năng lực của nhà trƣờng để lập dự toán thu, chi năm kế hoạch gửi Bộ công thƣơng theo quy định. Dự toán thu, chi của đơn vị phải có thuyết minh cơ sở tính toán, chi tiết theo nội dung. Trong quá trình thực hiện, đơn vị đƣợc điều chỉnh dự toán thu, chi hoạt động sự nghiệp, kinh phí hoạt động thƣờng xuyên đã đƣợc giao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, gửi Bộ công thƣơng.

Ba năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định: Căn cứ quy định của Nhà nƣớc, trƣờng lập dự toán thu, chi của năm kế hoạch. Trong đó kinh phí NSNN bảo đảm hoạt động thƣờng xuyên theo mức kinh phí NSNN bảo đảm hoạt động thƣờng xuyên của năm trƣớc liền kề, cộng (+) hoặc trừ (-) kinh phí của nhiệm vụ tăng hoặc giảm của năm kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Căn cứ vào dự toán NSNN đƣợc Bộ Công Thƣơng phân bổ, dự toán ban đầu của trƣờng lập và các văn bản đề nghị điều chỉnh dự toán của trƣờng, Bộ Công Thƣơng xem xét và giao dự toán thu chi NSNN.

Hiện nay công tác lập dự toán và giao dự toán NSNN của trƣờng cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên vẫn đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp truyền thống: Lập và phân bổ ngân sách dựa trên các yếu tố đầu vào. Tƣ duy quản lý ngân sách truyền thống chủ yếu dựa trên cơ sở nguồn lực hiện có và dự báo sẽ có trong năm để xây dựng dự toán và phân bổ dự toán. Theo đó, các chế độ quản lý, các định mức tiêu chuẩn, mục lục ngân sách…đƣợc thiết lập để kiểm soát theo phƣơng châm càng chặt chẽ càng tốt.

- Giao dự toán thu: 1) Thu NSNN cấp; 2) Thu hoạt động sự nghiệp (Học phí; Phí, Lệ phí; Thu sự nghiệp khác; Thu hoạt động dịch vụ)

- Giao dự toán chi: 1) Chi hoạt động thƣờng xuyên từ nguồn kinh phí NSNN cấp; 2) Chi từ nguồn thu sự nghiệp;

Đối với hoạt động không thƣờng xuyên: Bộ công thƣơng giao dự toán cho Trƣờng thực hiện theo quy định hiện hành.

Thu NSNN cấp đƣợc xác định trên cơ sở định mức chi NSNN cho 1 sinh viên chính quy hoặc 1 học sinh chính quy hiện hành. Hàng năm, Bộ công thƣơng thực hiện giao dự toán NSNN cho các đơn vị dự toán. Mức ngân sách địa phƣơng chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo đối với trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên là số thu NSNN cấp cho trƣờng.

Sau khi có quyết định giao dự toán chi của Bộ công thƣơng, đơn vị gửi Kho bạc Nhà nƣớc nơi giao dịch để theo dõi, quản lý, thực hiện thu, chi và kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nƣớc.

Qua bảng 3.1 cho thấy nguồn NSNN cấp cho trƣờng trong giai đoan từ 2011 - 2013 có xu hƣớng giảm. Là do năm 2012 và năm 2013 nhà trƣờng đã cơ bản xây dựng cơ sở vật chất xong và đi vào hoàn thiện và cụ thể tháng 11/2012 đƣa vào sử dụng do đó nguồn NSNN đƣợc điều chỉnh giảm, bên cạnh đó nguồn thu sự nghiệp của nhà trƣờng giảm là do tuyển sinh học sinh không đủ chỉ tiêu

* Nguồn thu sự nghiệp

Để đảm bảo đƣợc các khoản chi thƣờng xuyên, nhà nƣớc có cơ chế cho phép đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ động khai thác nguồn thu sự nghiệp để tiến tới tự đảm bảo các hoạt động chi thƣờng xuyên của đơn vị. Nguồn thu sự nghiệp của trƣờng cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thu học phí, lệ phí - Thu khác

Bảng 3.2. Tổng hợp nguồn thu sự nghiệp giai đoạn 2011-2013 TT Nội dung Năm 2011 2012 2013 Thực hiện (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Thực hiện (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Thực hiện (triệu đồng) Tỷ trọng (%) 1 Thu học phí,lệ phí 8.115 70 11.836 75 6.043 62 2 Thu hoạt động dịch vụ 1.323 12 2.611 16 1.767 17 3 Thu khác 2.065 18 1.366 9 2.116 21 Tổng cộng 11.503 100 15.813 100 9.926 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2011-2013 - Trường CĐ Công nghiệp Thái Nguyên)

* Nguồn thu học phí, lệ phí

Thu từ học phí, lệ phí là khoản thu chủ yếu trong thu sự nghiệp của đơn vị. Cơ chế thu học phí đối với trƣờng cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên thực hiện theo Quyết định số 70/1998/QĐ-TTG ngày 31/03/1998 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và Thông tƣ liên Bộ số 54/1998/TTLT Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ tài chính ngày 31/03/1998 hƣớng dẫn thực hiện thu, chi và quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Năm học 2009-2010 thực hiện Quyết định số 1310/QĐ-TTG ngày 21/08/2009 của Thủ tƣớng Chính Phủ về việc điều chỉnh khung học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân năm học 2009-2010. Từ năm học 2010-2011 thực hiện Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015.

Toàn bộ số thu từ học phí và các khoản lệ phí đƣợc thu tại phòng tài chính kế toán dƣới hình thức tiền mặt. Khi thủ quỹ cấp biên lai thu tiền cho ngƣời nộp, toàn bộ số tiền thu đƣợc phản ánh vào mục phí thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Ngoài ra trƣờng còn có các khoản thu từ lệ phí nhƣ tuyển sinh, thi tốt nghiệp, thi lại, học lại…

Từ bảng 3.2 cho thấy trong giai đoạn 2011-2012 nguồn thu từ học phí, lệ phí về số tuyệt đối tăng đã tăng. nhƣng trong giai đoạn 2012-2013 nguồn thu từ học phí, lệ phí giảm do không đủ học sinh

Nguyên nhân tăng chủ yếu là do năm 2012 tăng chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng. Không chỉ tăng về số lƣợng, mức thu học phí theo khung học phí của Nhà nƣớc cũng tăng qua các năm. Bên cạnh đó có một phần là do từ ngày 01/7/2010 các học sinh, sinh viên thuộc đối tƣợng chính sách đƣợc miễn, giảm học phí theo quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ phải nộp học phí tại trƣờng sau đó đƣợc xác nhận để về địa phƣơng nhận kinh phí hỗ trợ từ NSNN.

Ngoài hệ đào tạo cao đẳng và trung cấp chính quy tại trƣờng, trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên còn tổ chức liên kết đào tạo với các trƣờng cao đẳng ở các tỉnh ngoài nhƣ: Trƣờng Cao đẳng nghề kỹ nghệ Tuyên Quang, trƣờng cao đẳng nghề Cẩm Phả - Quảng Ninh, Trƣờng trung cấp nghề khuyết tật Thái Bình…với số lƣợng sinh viên thu hút ngày càng đông, bồi dƣỡng cập nhật kiến thức cho các thành phần trong và ngoài tỉnh nhƣ mở các lớp học chứng chỉ sƣ phạm, chứng chỉ tin học, đào tạo kế toán trƣởng…Từ năm học 2009 - 2010 trƣờng đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo giao đào tạo liên thông từ trung cấp chuyên nghiệp lên cao đẳng và liên kết đào tạo với các trƣờng Đại học đào tạo liên thông Cao đẳng lên Đại học nhƣ Đại học điện lực, Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên, Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên, Đại học Công nghiệp Hà Nội... Hoạt động này một mặt

tăng nguồn thu cho nhà trƣờng, mặt khác giúp nhà trƣờng tìm kiếm, mở rộng thị trƣờng đào tạo và góp phần nâng cao trình độ của giảng viên.

Nguyên nhân giảm nguồn thu học phí là do từ ngày 01/09/2013 thực hiện nghị định 74/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015. Học sinh, sinh viên đƣợc miễn giảm học phí tại trƣờng áp dụng từ 01/09/2013, bên cạnh đó năm 2013 nhà trƣờng tuyển sinh học sinh không đạt chỉ tiêu dẫn đến số thu học phí, lệ phí giảm đáng kể

* Thu hoạt động dịch vụ

Toàn bộ các khoản thu hoạt động dịch vụ đƣợc thể hiện đầy đủ trên hệ thống sổ sách của trƣờng cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên và mức thu điều chỉnh hàng năm phù hợp với tình hình thực tế theo phụ lục của phòng quản trị đời sống và đƣợc hiệu trƣởng phê duyệt. Thực hiện theo nguyên tắc lấy thu bù chi và có tích lũy.

Thu hoạt động dịch vụ ở trƣờng cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên gồm:

- Thu tiền ở ký túc xá (tiền phòng ở, thu tiền điện, nƣớc). - Thu tiền vệ sinh môi trƣờng

- Coi xe, cho thuê cơ sở vật chất….

Thu hoạt động dịch vụ cũng là một nội dung đơn vị thực hiện tự chủ tài chính. Nội dung, định mức thu do đơn vị quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ, không trái với các quy định hiện hành của nhà nƣớc.

Khoản thu này chiếm tỷ trọng đáng kể từ 10% - 17% tổng nguồn thu sự nghiệp của trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên (bảng 3.2). Đặc biệt khoản thu này chiếm tỷ lệ 16; 17% vào năm 2012; 2013 là do năm học 2010-

2011 trƣờng đã hoàn thành xong khu nhà ký túc xá dành cho sinh viên và đƣa vào sử dụng tạo thêm nguồn thu của trƣờng. Tuy nhiên với tiềm năng sẵn có, nguồn thu từ hoạt động dịch vụ vẫn còn thấp vì các hoạt động dịch vụ hoạt động chƣa thực sự hiệu quả. Cụ thể chƣa có sự liên kết chặt chẽ giữa bộ phận quản lý ký túc và phòng kế toán dẫn đến một số trƣờng hợp chƣa thu đủ tiền phòng ở và điện nƣớc; việc tổ chức các lớp liên kết đào tạo đại học còn hạn chế về số lớp và số lƣợng sinh viên…

Các khoản thu khác.

Các khoản thu khác trong hoạt động sự nghiệp bao gồm thu từ thanh lý tài sản, thu cho thuê TSCĐ, thu từ lãi tiền gửi… Các khoản này chiếm từ 9% đến 21% đóng vai trò đáng kể trong việc tạo lập các nguồn thu ở đơn vị, tăng tính tự chủ của trƣờng trong quá trình hoạt động.

Từ bảng 3.1 cho thấy ở đơn vị nguồn thu từ NSNN vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn mà nguồn thu sự nghiệp lại chiếm vị trí rất quan trọng để thực hiện quyền tự chủ tài chính. Do vậy để phát huy đƣợc quyền tự chủ tài chính thì đơn vị cần tìm các biện pháp để nâng cao hơn nữa các nguồn thu. Đối với các khoản chi thì phải có chính sách chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện nghị định 43 2006 nđ CP về tự tài chính tại trường cao đẳng công nghiệp thái nguyên (Trang 48 - 55)