Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện nghị định 43 2006 nđ CP về tự tài chính tại trường cao đẳng công nghiệp thái nguyên (Trang 42)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu đánh giá lập dự toán thu chi, thực hiện chấp hành dự toán thu chi, quyết toán thu chi.

- Giá trị về cơ cấu nguồn thu (%)

- Giá trị về cơ cấu chi ngân sách cho các mục chi thƣờng xuyên (%) - Giá trị về cơ cấu chi cho sự nghiệp, chi cho các chƣơng trình dự án, chi cho các chƣơng trình mục tiêu quốc gia.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG THỰC THI VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN 3.1. Khái quát về trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của trường cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên

Tên tiếng việt: TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN

Tên giao dịch quốc tế: THAI NGUYEN INDUSTRIAL COLLEGE

Địa chỉ: Xã Sơn Cẩm - huyện Phú Lƣơng - thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên.

Trƣờng Cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên tiền thân là cơ sở dạy nghề của Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ thành lập ngày 16/11/1959 với chỉ khoảng 30 học sinh công nhân và đội ngũ cán bộ giáo viên là 5 - 6 ngƣời. Đến năm 1962 trƣờng đƣợc xây dựng cạnh nhà máy giấy với tên gọi là “Trƣờng công nhân kỹ thuật nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ” số lƣợng học sinh lúc này dao động từ 30 - 50 học sinh và đội ngũ cán bộ giáo viên tầm 10 ngƣời, cơ sở vật chất lúc này rất nghèo nàn chỉ là một dãy nhà cấp 4.

Năm 1975 trƣớc yêu cầu nhiệm vụ Nhà trƣờng đƣợc Bộ tách ra khỏi nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ thành một trƣờng độc lập trực thuộc Bộ công nghiệp nhẹ theo quyết định số 24/TCQL ngày 31/01/1975 lấy tên là “Trƣờng công nhân kỹ thuật cơ điện Bắc Thái”. Lúc này trƣờng di chuyển địa điểm đến xã Sơn Cẩm - huyện Phú Lƣơng, Trƣờng tập trung xây dựng cơ sở vật chất, tăng cƣờng đội ngũ cán bộ giáo viên, tổ chức tuyển sinh. Kết quả giai đoạn này trƣờng đào tạo đƣợc gần 1000 học sinh.

Đến năm 1994 trƣờng lại đƣợc đổi tên thành “Trƣờng Kỹ nghệ thực hành công nghiệp nhẹ Bắc Thái” theo quyết định số 23/CNN-TCLĐ. Năm 1998 theo quyết định số 14/1998/QĐ - BCN ngày 26/02/1998 trƣờng đƣợc nâng cấp và đổi tên thành “Trƣờng Trung học Công nghiệp Thái Nguyên” trực thuộc Bộ Công nghiệp. Lúc này trƣờng mở rộng quy mô đa dạng hoá

hình thức và loại hình đào tạo, tăng số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất - trƣờng đi vào ổn định và phát triển, đƣợc tặng nhiều bằng khen, giấy khen của Ngành, Bộ Công Thƣơng và của Chính Phủ.

Năm 2006 một lần nữa trƣờng lại đƣợc nâng cấp thành “Trƣờng cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên” theo quyết định số 5618/QĐ - BGD ĐT ngày 9/10/2006. Đƣợc sự quan tâm của Bộ Giáo Dục và Đào tạo, Bộ Tài Chính, Bộ Công Thƣơng đã đầu tƣ xây dựng mới cho trƣờng nhiều hạng mục công trình phục vụ giảng dạy và học tập, đội ngũ cán bộ giáo viên đƣợc tăng cƣờng, chất lƣợng đào tạo đƣợc nâng cao,…

Với bề dày lịch sử 55 năm xây dựng và phát triển, trải qua những bƣớc thăng trầm về lịch sử, về cơ chế, Nhà trƣờng đã từng bƣớc vƣơn lên để phấn đấu và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Lực lƣợng lao động đƣợc đào tạo tại nhà trƣờng hiện đang lao động, công tác khắp mọi miền đất nƣớc. Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên đã đạt nhiều thành tích nhƣ:

- Đƣợc Đảng, Nhà nƣớc tặng Huân chƣơng Lao động hạng nhất, Lao động hạng II, hạng III và nhiều huy chƣơng cho các tập thể, cá nhân.

- Trƣờng liên tục đạt danh hiệu trƣờng tiên tiến và tiên tiến xuất sắc và đƣợc tặng nhiều cờ thi đua xuất sắc của Chính Phủ, Bộ, Ngành, nhiều bằng khen, giấy khen.

- Đảng bộ trƣờng liên tục 55 năm đạt trong sạch vững mạnh và trong sạch vững mạnh xuất sắc...

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của trường cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên

3.1.2.1. Chức năng

Trƣờng Cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên là cơ sở đào tạo công lập trực thuộc Bộ Công Thƣơng, có chức năng đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và trung cấp trong các lĩnh vực gồm các ngành: Công nghệ kỹ thuật cơ khí, công nghệ cơ khí động lực, điện tự động hóa, công nghệ kỹ thuật điện, công nghệ kỹ thuật điện tử, công nghệ thông tin, kế toán, quản trị kinh doanh theo quy định của pháp luật. Là cơ sở nghiên cứu, triển khai

khoa học - công nghệ phục vụ quản lý, sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp và yêu cầu phát triển xã hội. Hiện nhà trƣờng còn liên kết với các trƣờng đại học, các viện trong và ngoài nƣớc đào tạo đại học và trình độ khác theo yêu cầu của ngành, xã hội và theo quy định của pháp luật.

Trƣờng Cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên chịu sự lãnh đạo và quản lý toàn diện trực tiếp của Bộ Công Thƣơng. Chịu sự quản lý nhà nƣớc về giáo dục, đào tạo của Bộ giáo dục đào tạo, Bộ lao động thƣơng binh và xã hội và các bộ ngành có liên quan. Chịu sự quản lý hành chính trực tiếp theo lãnh thổ của uỷ ban nhân dân xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lƣơng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Đƣợc hƣởng các chính sách, chế độ của nhà nƣớc áp dụng cho hệ thống các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề công lập.

Trƣờng Cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên là đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu, có tƣ cách pháp nhân, đƣợc mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc và Ngân hàng, có con dấu để hoạt động và giao dịch theo quy định của pháp luật.

3.1.2.2. Nhiệm vụ

- Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn trong các lĩnh vực kinh tế. Đào tạo lại, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lý kinh tế cho các đơn vị.

- Xây dựng chƣơng trình, giáo trình, kế hoạch bài giảng, học tập đối với ngành nghề trƣờng đƣợc phép đào tạo theo chƣơng trình khung do Nhà nƣớc quy định.

- Thực hiện công tác tuyển sinh, quản lý quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của Luật Giáo dục.

- Xây dựng, đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nƣớc.

- Tổ chức các hoạt động in ấn tài liệu, giáo trình phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật.

- Phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế; liên kết, liên thông về đào tạo và bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nƣớc.

- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, tài sản, các nguồn vốn đƣợc Nhà nƣớc, Bộ Công Thƣơng giao.

- Quản lý tổ chức, biên chế theo quy định của Bộ Công Thƣơng. - Báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.

- Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở trong nhà trƣờng. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

3.1.3. Tổ chức bộ máy trường cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên

Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý trường Cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên

P. ĐÀO TẠO – NGHIÊN CỨU KHOA HỌC P. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH P.CÔNG TÁC HSSV P.TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN P.QUẢN TRỊ VẬT TƢ PHÒNG THANH TRA KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG KHOA CƠ KHÍ KHOA KINH TẾ KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ - TIN HỌC TRUNG TÂM THÔNG TIN THƢ VIỆN TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ - TIN HỌC VÀ TUYỂN SINH

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO BỒI DƢỠNG

VÀ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM BAN GIÁM HIỆU

* Giám hiệu: 03, gồm 01 hiệu trƣởng và 02 phó hiệu trƣởng

* Các phòng chức năng: 06 phòng, gồm: - Phòng Đào tạo - Nghiên cứu khoa học - Phòng Công tác Học sinh - Sinh viên - Phòng Quản trị vật tƣ

- Phòng Tài chính - Kế toán - Phòng Tổ chức - Hành chính

- Phòng thanh tra khảo thí và kiểm định chất lƣợng

* Các khoa và bộ môn giảng dạy trực thuộc giám hiệu: - Khoa Cơ Khí: Gồm 5 ngành

+ Ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí + Ngành công nghệ hàn

+ Ngành cắt gọt kim loại

+ Ngành công nghệ kỹ thuật ôtô

+ Ngành bảo trì và sửa chữa thiết bị cơ khí

- Khoa Kinh Tế: Gồm 02 ngành + Ngành kế toán

+ Ngành quản trị

- Khoa Điện - Điện Tử - Tin Học:

+ Khoa điện: Gồm 3 ngành: → Tự động hóa

→ Hệ thống điện

→ Điện công nghiệp và dân dụng + Ngành điện tử

+ Ngành tin học: Tin học ứng dụng

- Khoa May: Gồm 2 Ngành + Ngành công nghệ may + Ngành thiết kế thời trang

- Khoa Cơ Bản: Gồm các tổ giảng dạy + Tổ bộ môn Chính trị

+ Tổ bộ môn ngoại ngữ + Tổ bộ môn văn hóa

+ Tổ bộ môn giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng * Các trung tâm trực thuộc trƣờng

- Trung tâm Thông tin và Thƣ viện

- Trung tâm ngoại ngữ - Tin học và tuyển sinh

- Trung tâm đào tạo bồi dƣỡng và giới thiệu việc làm

3.2. Thực trạng tự chủ tài chính tại trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên

3.2.1. Tình hình thực hiện tự chủ quản lý tạo lập các nguồn tài chính

Trƣớc khi thực hiện tự chủ, trƣờng cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên có nguồn thu chủ yếu do NSNN cấp. Bắt đầu từ năm 2008, đơn vị thực hiện tự chủ tài chính theo hƣớng dẫn của nghị định 43/2006/NĐ-CP, chuyển hoạt động sang là đơn vị sự nghiệp tự chủ một phần kinh phí hoạt động. Cơ cấu nguồn thu có sự thay đổi.

Nguồn tài chính của trƣờng gồm: - Kinh phí NSNN cấp

- Thu từ hoạt động sự nghiệp

Bảng 3.1. Nguồn thu của trƣờng giai đoạn 2011-2013

TT Nội dung Năm 2011 2012 2013 Thực hiện (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Thực hiện (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Thực hiện (triệu đồng) Tỷ trọng (%) 1 NSNN cấp 36.932 76 27.419 63 23.420 70

2 Thu hoạt động sự nghiệp 11.503 24 15.813 37 9.926 30

Tổng cộng 48.435 100 43.232 100 33.346 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2011-2013 - Trường CĐ Công nghiệp Thái Nguyên)

Số liệu bảng 3.1 cho thấy trong tổng nguồn thu của đơn vị thì kinh phí NSNN cấp hàng năm vẫn chiếm đa số trong khoảng trên 60% đến gần 80% tổng nguồn kinh phí. Điều này cho thấy rằng khả năng tự chủ của đơn vị chƣa đƣợc cao, kinh phí do NSNN cấp hàng năm gấp khoảng từ 2 đến 3 lần nguồn thu sự nghiệp. Tuy nhiên nguồn thu của trƣờng đã có xu hƣớng tăng lên qua các năm về số tƣơng đối còn số tuyệt đối trong giai đoạn 2011-2012 giảm đi,

2010- 2011 , c

. Đối với nguồn kinh phí NSNN năm 2013 giảm cả về số tƣơng đối lẫn tuyệt đối so với năm 2012. Đây là một dấu hiệu không tốt trong việc thực hiện chính sách tự chủ của đơn vị.

* Quản lý thu từ nguồn kinh phí NSNN cấp

Nguồn kinh phí nhà nƣớc cấp hàng năm cho trƣờng gồm:

- Kinh phí chi hoạt động thƣờng xuyên cho hoạt động giáo dục và đào tạo cao đẳng

- Kinh phí chi hoạt động không thƣờng xuyên nhƣ: + Kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học + Kinh phí cấp để thực hiện tinh giản biên chế

+ Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị

Đối với nguồn NSNN cấp, hiện Bộ công thƣơng giao tự chủ đối với các khoản chi thƣờng xuyên theo định mức phân bổ ngân sách, một số nội dung công việc đã xác định ổn định thƣờng xuyên của đơn vị và cấp ổn định trong thời kỳ 3 năm. Kinh phí chƣa giao tự chủ là các khoản chi không thƣờng xuyên và kinh phí chƣơng trình mục tiêu quốc gia nếu cuối năm không sử dụng hết phải hoàn trả ngân sách hoặc đƣợc phép chuyển sang năm sau để chi tiếp thì phải đƣợc sự đồng ý của Bộ tài chính và Bộ chủ quản.

Trƣờng cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên đƣợc giao quyền tự chủ, về tài chính và phân loại là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí

hoạt động thƣờng xuyên áp dụng cơ chế tự chủ về tài chính theo hƣớng dẫn của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP từ năm 2008.

Năm đầu tiên thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp, đối với nguồn kinh phí NSNN cấp, và nguồn thu sự nghiệp, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ đƣợc giao, chế độ thu, chi tài chính hiện hành, kết quả hoạt động tài chính sự nghiệp, đối tựơng thu, mức thu, tình hình thu tài chính của năm trƣớc liền kề, tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, năng lực của nhà trƣờng để lập dự toán thu, chi năm kế hoạch gửi Bộ công thƣơng theo quy định. Dự toán thu, chi của đơn vị phải có thuyết minh cơ sở tính toán, chi tiết theo nội dung. Trong quá trình thực hiện, đơn vị đƣợc điều chỉnh dự toán thu, chi hoạt động sự nghiệp, kinh phí hoạt động thƣờng xuyên đã đƣợc giao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, gửi Bộ công thƣơng.

Ba năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định: Căn cứ quy định của Nhà nƣớc, trƣờng lập dự toán thu, chi của năm kế hoạch. Trong đó kinh phí NSNN bảo đảm hoạt động thƣờng xuyên theo mức kinh phí NSNN bảo đảm hoạt động thƣờng xuyên của năm trƣớc liền kề, cộng (+) hoặc trừ (-) kinh phí của nhiệm vụ tăng hoặc giảm của năm kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Căn cứ vào dự toán NSNN đƣợc Bộ Công Thƣơng phân bổ, dự toán ban đầu của trƣờng lập và các văn bản đề nghị điều chỉnh dự toán của trƣờng, Bộ Công Thƣơng xem xét và giao dự toán thu chi NSNN.

Hiện nay công tác lập dự toán và giao dự toán NSNN của trƣờng cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên vẫn đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp truyền thống: Lập và phân bổ ngân sách dựa trên các yếu tố đầu vào. Tƣ duy quản lý ngân sách truyền thống chủ yếu dựa trên cơ sở nguồn lực hiện có và dự báo sẽ có trong năm để xây dựng dự toán và phân bổ dự toán. Theo đó, các chế độ quản lý, các định mức tiêu chuẩn, mục lục ngân sách…đƣợc thiết lập để kiểm soát theo phƣơng châm càng chặt chẽ càng tốt.

- Giao dự toán thu: 1) Thu NSNN cấp; 2) Thu hoạt động sự nghiệp (Học phí; Phí, Lệ phí; Thu sự nghiệp khác; Thu hoạt động dịch vụ)

- Giao dự toán chi: 1) Chi hoạt động thƣờng xuyên từ nguồn kinh phí NSNN cấp; 2) Chi từ nguồn thu sự nghiệp;

Đối với hoạt động không thƣờng xuyên: Bộ công thƣơng giao dự toán cho Trƣờng thực hiện theo quy định hiện hành.

Thu NSNN cấp đƣợc xác định trên cơ sở định mức chi NSNN cho 1 sinh viên chính quy hoặc 1 học sinh chính quy hiện hành. Hàng năm, Bộ công thƣơng thực hiện giao dự toán NSNN cho các đơn vị dự toán. Mức ngân sách địa phƣơng chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo đối với trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên là số thu NSNN cấp cho trƣờng.

Sau khi có quyết định giao dự toán chi của Bộ công thƣơng, đơn vị gửi Kho bạc Nhà nƣớc nơi giao dịch để theo dõi, quản lý, thực hiện thu, chi và kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nƣớc.

Qua bảng 3.1 cho thấy nguồn NSNN cấp cho trƣờng trong giai đoan từ 2011 - 2013 có xu hƣớng giảm. Là do năm 2012 và năm 2013 nhà trƣờng đã cơ bản xây dựng cơ sở vật chất xong và đi vào hoàn thiện và cụ thể tháng

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện nghị định 43 2006 nđ CP về tự tài chính tại trường cao đẳng công nghiệp thái nguyên (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)