Biến chứng và tử vong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật viêm mủ màng phổi người lớn (Trang 95 - 98)

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi được trình bày ở bảng 3.31. Ở cả hai nhóm mổ mở và PTNS đều không có tử vong. Các loại biến chứng như: chảy máu (1,08%), rò khí kéo dài (1,61%), còn ổ tồn dư (2,15%). Với PTNS không có trường hợp nào chảy máu sau mổ.

Với biến chứng chảy máu sau mổ, do mức độ chảy máu không lớn nên không có chỉ định mổ lại, các BN này được đặt dẫn lưu bổ xung để bơm rửa máu cục, nên thời gian nằm viện kéo dài.

Với các BN rò khí kéo dài chúng tôi theo dõi, chăm sóc dẫn lưu, tuy vậy, không có trường hợp nào rò khí kéo dài trên 10 ngày. Những BN này đều được rút dẫn lưu ổn định ra viện.

Đối với các BN còn ổ mủ tồn dư, chúng tôi thực hiện mở MP dưới hướng dẫn của siêu âm, dẫn lưu kết hợp điều trị KS. 1 BN còn ổ mủ tồn dư ở nhóm PTNS, mặc dù kéo dài thời gian điều trị lâu hơn nhưng vẫn phục hồi sức khỏe và xuất viện sau khi rút dẫn lưu. 3 BN còn ổ mủ tồn dư trong nhóm mổ mở ra viện vẫn còn lưu dẫn lưu và được chuyển tuyến dưới tiếp tục điều trị, sau đó quay lại để tiến hành phẫu thuật kỳ 2.

Như vậy, VMMP nếu được điều trị sớm ở giai đoạn I, II bằng PTNS thì tỷ lệ biến chứng thấp, không nặng nề. Các trường hợp xảy ra biến chứng nặng hầu hết tới viện trong tình trạng muộn khi đã hình thành OCMP, biến chứng nặng, việc xử trí không triệt để ở các giai đoạn này có thể dẫn tới di chứng cho người bệnh.

Ở những BN bị VMMP giai đoạn III không có trường hợp nào phải phẫu thuật Heller. Với các trường hợp rò phế quản đều thực hiện khâu lỗ rò. Những trường hợp OCMP quá lớn đều thực hiện kỹ thuật bóc vỏ phổi theo phương pháp Delomer thành công. Qua kết quả này có thể được lý giải là có sự hỗ trợ của KS và các thuốc điều trị lao thế hệ mới, cũng như thành tựu trong công tác phòng chống lao tốt hơn cùng với sự tiến bộ của gây mê hồi sức và thiết bị phẫu thuật tiên tiến hơn.

So sánh với các tác giả trong và ngoài nước báo cáo về tỷ lệ biến chứng (Bảng 4.4), thì tỷ lệ biến chứng của chúng tôi có phần giảm hơn: Hoàng Đình Cầu (1984), phẫu thuật trên 59 BN bị OCMP tại khoa Ngoại – Bệnh viện Lao và Bệnh phổi trung ương thì có 9,6% biến chứng [2]. Đinh Ngọc Sỹ (2011), PTNS cho 68 BN bị TDMP do lao thì có 8,9% bị biến chứng sau mổ [16]. Betty C .Tong et al (2010) với 326 BN bị VMMP được PTNS, thì có 7,7% phải mổ lại, 6,5% có biến chứng rò khí kéo dài. 94 BN bị VMMP được mổ mở bóc vỏ phổi, có 10,6% phải mổ lại, 18,9% có biến chứng rò khí kéo dài, và 25,8% phải phụ thuộc vào máy thở, tỷ lệ tử vong 16,1% [105]. Peter N. Wurrnig (2006) cũng gặp 11,5% biến chứng, 9% phải mổ lại [114].

4.2.4.2. Tỷ lệ tử vong

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi là không có BN nào tử vong ở cả hai nhóm mổ mở và PTNS, mặc dù cỡ mẫu nghiên cứu chưa phải thực sự cao nhưng đây là một kết quả đáng ghi nhận nếu nhìn dưới góc độ trang thiết bị và điều kiện chăm sóc người bệnh trong bối cảnh Việt Nam còn nhiều bất cập về kinh tế, xã hội, khoa học và kỹ thuật. Theo chúng tôi, có một số lý do làm tăng tính hiệu quả của điều trị cũng như làm giảm tỷ lệ tử vong như sau:

- Quy trình chẩn đoán, điều trị, chăm sóc sau phẫu thuật của chúng tôi được xây dựng dựa trên chiến lược điều trị phù hợp theo giai đoạn bệnh (áp dụng điều trị nội khoa hoặc điều trị ngoại khoa).

- Trước khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh được hỗ trợ của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng để phân loại hợp lý dựa trên hình ảnh tổn thương. Trước khi phẫu thuật, BN đã được điều trị nội khoa phù hợp. Sau mổ được theo dõi và điều trị nội khoa tích cực, được đánh giá tình trạng hồi phục theo các chỉ số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.

nguyên nhân từ lao, nên việc điều trị bằng thuốc lao thế hệ mới cũng như các loại KS mới, cũng như thành tựu trong công tác phòng chống lao tốt hơn, cộng với sự tiến bộ của gây mê hồi sức và thiết bị phẫu thuật tiên tiến hơn, đã góp phần đưa kết quả điều trị và chất lượng điều trị tốt hơn, dẫn tới tỷ lệ biến chứng, di chứng trong điều trị thấp.

So sánh với các tác giả trong và ngoài nước về tỷ lệ biến chứng và tử vong, thấy tỷ lệ biến chứng và tử vong của chúng tôi có phần giảm thấp hơn.

Bảng 4.4. So sánh tỷ lệ biến chứng và tử vong với các tác giả khác

Tác giả Năm n PTNS Mổ mở TLTK Tử vong Biến chứng Tử vong Biến chứng Hoàng Đình Cầu 1984 59 - - - 9,6% [2] Nguyễn Đình Kim 1991 100 - - 3% 18% [10] Trần Thị Hậu 1994 24 - - 15,3% 4,17% [7] Nguyễn Nhất Linh 1994 50 - - 33,3% 36,4% [11] Tạ Khánh Vân 2002 235 - - 7,6% - [20] Đàm Hiếu Bình 2005 50 0% - 0% - [1]

Đinh Văn Lượng 2008 42 - - 0% 11,8% [12]

Đinh Ngọc Sỹ 2011 68 0% 8,9% - - [16]

Kuan-Yu Chen 2000 163 - - 13,5% - [34]

Peter N. Wurnig 2006 130 0% 11,5% - - [114]

Christian Casali 2009 119 1,5% - - - [31]

Betty C. Tong 2010 420 7,6% - 16,1% - [105]

Đinh Văn Lượng 2012 186 0% 2,61% 0% 8,45%

PTNS điều trị VMMP là một phương pháp điều trị rất tốt khi dẫn lưu MP không thành công. Hầu hềt các can thiệp nội soi lồng ngực được sử dụng khi dẫn lưu MP thất bại. Ngoài ra, PTNS gặp khó khăn, có thể chuyển mở ngực nhỏ. Chụp CTVT lồng ngực là bắt buộc trước khi PTNS để cung cấp thông tin giải phẫu về vị trí, kích thước ổ và độ dày của lớp mủ, giúp cho phẫu thuật thành công, giảm tỷ lệ tai biến, biến chứng trong và sau mổ [81].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật viêm mủ màng phổi người lớn (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w