Các chỉ số nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật viêm mủ màng phổi người lớn (Trang 31 - 34)

2.2.3.1. Tiền sử bệnh

Lý do vào viện, thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên tới khi BN vào viện, chẩn đoán và điều trị tại tuyến trước (chọc hút, mở MP, điều trị kháng sinh, điều trị lao và bệnh nội khoa).

2.2.3.2. Khám lâm sàng

Toàn thân: đánh giá tình trạng sốt, nhiễm trùng, nhiễm độc

- Đánh giá mức độ sốt: ○ sốt cao (nhiệt độ >390C);

○ Sốt vừa (Nhiệt độ từ 380C - 390C); ○ Sốt nhẹ (Nhiệt độ từ 370C - 380C).  Triệu chứng cơ năng: ho, đau ngực, khó thở.

- Đánh giá mức độ khó thở: theo Hội đồng nghiên cứu y khoa (The

modified Medical Research Council) - Hiệp hội Lồng ngực Châu Âu [31]: • Độ 0: chỉ khó thở khi làm nặng.

• Độ 1: khó thở khi đi vội trên đường phẳng hay đi lên dốc thấp. • Độ 2: đi chậm hơn người cùng tuổi dù đi trên đường bằng phẳng với

tốc độ của mình.

• Độ 3: phải dừng lại để thở sau khi đi khoảng 90m hay vài phút trên đường bằng phẳng.

• Độ 4: không thể ra khỏi nhà vì khó thở, khó thở cả khi thay quần áo. Triệu chứng thực thể: có ran phổi, hội chứng ba giảm, biến dạng

lồng ngực, rò thành ngực, hẹp khoang liên sườn, lệch xương bả vai. Bệnh kèm theo: COPD, tim mạch, đái tháo đường.

- Xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu.

- Lấy đờm soi tìm VK lao, nấm..., nuôi cấy tìm VK.

2.2.3.4. Chẩn đoán hình ảnh

- Chụp x quang phổi thường quy tư thế thẳng, nghiêng. - Siêu âm dịch MP.

- Chụp CLVT lồng ngực: xác định vị trí, số lượng, tỷ trọng dịch, tình trạng ổ mủ và tình trạng tổn thương phổi phối hợp

2.2.3.5. Đo chức năng hô hấp

Không đo chức năng hô hấp cho những BN có tràn khí hoặc đã mở MP: đánh giá các chỉ số: SVC, FVC, FEV1, FEV/FVC, PEF, FEF25, FEF50, FEF75

2.2.3.6. Xét nghiệm dịch màng phổi

Chọc hút dịch MP trước mổ:

o Màu sắc dịch: dịch mủ, dịch vàng chanh, dịch đục.

o Sinh hóa dịch MP: phản ứng rivalta, protein, LDH, glucose. o Xét nghiệm tế bào dịch MP.

o Nuôi cấy dịch MP tìm VK lao và VK ngoài lao. o Xét nghiệm PCR-TB tìm VK lao trong mủ MP. Dịch mủ MP trong mổ:

o Soi tìm VK lao trực tiếp (AFB). o Nuôi cấy dịch tìm VK lao. o Nuôi cấy tìm VK ngoài lao. o Xét nghiệm PCR-TB tìm VK lao. o Xét nghiệm mô bệnh học (vỏ ổ mủ).

2.2.3.7. Điều trị nội khoa và điều trị bằng phẫu thuật

Điều trị nội khoa: KS trước mổ, điều trị lao, chọc hút dịch mủ/mở

MP dẫn lưu.

-Gây mê hồi sức:

+ Cách thức vô cảm: gây mê NKQ 1 nòng, 2 nòng + Thời gian nằm hậu phẫu.

-Đặc điểm ổ mủ:

+ Vị trí ổ mủ; khối lượng dịch MP;

+ Tính chất ổ mủ: dịch mủ, vàng đục, bã đậu. -Đặc điểm vỏ ổ mủ:

+ Tình trạng dính của vỏ ổ mủ vào nhu mô phổi. + Cấu tạo lớp vỏ: viêm, xơ, canxi hóa.

-Đặc điểm tổn thương phổi trong mổ: tình trạng nở phổi, tổn thương

phổi đi kèm: lao phổi, áp xe phổi, kén phổi, rò phế quản.

-Kỹ thuật mổ: PTNS, PTNS kết hợp mở nhỏ, mổ mở và xử trí tổn

thương kèm theo.

-Tình trạng nở phổi sau phẫu thuật.

-Thời gian phẫu thuật, số lượng dẫn lưu, số lượng máu truyền.

2.2.3.8. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật

Đánh giá kết quả ngay sau mổ:

Hình 2.1. Thước đo độ đau [84].

-Đánh giá đau theo thang điểm VAS (visual analog scale), đo bằng thước đo độ đau của hãng Astra-Zeneca (từ 0 - 10 điểm). Tính độ đau như sau:

Độ 0: không đau (0-1 điểm) Độ 3: đau nhiều (7-8 điểm) Độ 1: đau ít (2-4 điểm) Độ 4: rất đau (9-10 điểm) Độ 2: đau vừa (5-6 điểm)

-Thời gian sử dụng KS.

-Biến chứng sau mổ: chảy máu, rò khí, sót ổ mủ. -Hình ảnh X quang phổi thẳng (sau mổ 24 giờ)  Đánh giá trước khi BN ra viện:

-Thời gian rút dẫn lưu; -Thời gian nằm viện;

-Hình ảnh X quang phổi quy ước (trước khi ra viện);

-Đánh giá mức độ đau ngực trước khi ra viện (theo thang điểm VAS); Tính tỷ lệ điều trị thành công:

BN được theo dõi và đánh giá kết quả điều trị trước khi ra viện dựa trên kết quả khám lâm sàng, X quang quy ước, tình trạng dẫn lưu. Từ các tiêu chí trên xếp kết quả điều trị thành 2 nhóm:

+ Nhóm 1. Kết quả tốt (Điều trị thành công): sau mổ phổi nở (Trên X

quang), không có biến chứng phải mổ lại; không còn ổ mủ tồn dư; rút dẫn lưu, BN ra viện ổn định [42], [62], [110].

+ Nhóm 2. Kết quả kém (Không thành công): phổi không nở (Trên

phim X quang); có biến chứng phải mổ lại; còn ổ mủ tồn dư; hoặc tử vong. Đánh giá sau khi BN ra viện từ 1-3 tháng và 4-6 tháng:

- Khám lâm sàng: khó thở, đau ngực. - Hình ảnh X quang phổi thường quy. - Đo chức năng hô hấp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật viêm mủ màng phổi người lớn (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w