Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật viêm mủ màng phổi người lớn (Trang 29 - 31)

Những BN trong diện nghiên cứu được khám và làm bệnh án theo mẫu bệnh án thống nhất (phụ lục III). Quy trình nghiên cứu tiến hành như sau:

- Khai thác tiền sử bệnh, thông tin điều trị từ tuyến trước.

- Khám lâm sàng, xét nghiệm máu, chụp X quang phổi thường và siêu âm MP, chụp CLVT lồng ngực.

- Chọc hút dịch từ ổ mủ MP/dịch MP làm các xét nghiệm sinh hóa, huyết học, vi sinh (tìm VK lao và các VK ngoài lao) dịch MP bằng kỹ thuật soi kính trực tiếp, nuôi cấy, sinh học phân tử (PCR-TB) nhằm xác định căn nguyên VMMP.

- Đo chức năng hô hấp.

- Chẩn đoán căn nguyên VMMP dựa trên tiêu chuẩn của Hiệp hội Lồng ngực Anh, với nhóm sau viêm phổi và theo phân loại của Light với các nhóm khác [41], [66].

+ Nguyên nhân do lao: có VK lao trong dịch MP (soi tươi, nuôi cấy) hoặc có hình ảnh tổn thương lao trên giải phẫu bệnh vỏ ổ mủ hoặc đã và đang điều trị theo phác đồ chống lao có hiệu quả trên lâm sàng [66].

+ VMMP sau viêm phổi: BN đã được chẩn đoán, điều trị viêm phổi, dịch MP có bạch cầu > 500 (bạch cầu/ml), nuôi cấy dịch MP có VK, giải phẫu bệnh có tổn thương viêm [41].

+ VMMP do tràn khí, dẫn lưu khí kéo dài: BN đã điều trị dẫn lưu khí, sau đó xuất hiện dịch đục, mủ trong KMP, giải phẫu bệnh hình ảnh tổn thương viêm.

+ VMMP do dẫn lưu dịch MP kéo dài: BN đã điều trị TDMP bằng dẫn lưu kín, dịch dẫn lưu màu đục hoặc mủ, nuôi cấy dịch MP có thể phát hiện

VK hoặc ký sinh trùng.

+ VMMP do tràn máu sau chấn thương hoặc tự phát: BN có tiền sử chấn thương ngực, bụng, khi phẫu thuật có dịch mủ trong KMP và giải phẫu bệnh có hình ảnh tổn thương viêm.

+ VMMP không rõ nguyên nhân: không có bằng chứng VK, ký sinh trùng trong dịch MP, giải phẫu bệnh vỏ ổ mủ không rõ tổn thương loại gì.

- Phân loại VMMP của Hiệp hội Lồng ngực Hoa Kỳ (2001) [87]. • VMMP giai đoạn I, II:

+ Lâm sàng: có biểu hiện của TDMP. BN có hội chứng ba giảm. + Dẫn lưu KMP có dịch đục, mủ; có > 500 bạch cầu/ml

+ Chẩn đoán hình ảnh (CLVT): có hình ảnh TDMP, vách hóa KMP.

VMMP giai đoạn III:

+ Lâm sàng: có biểu hiện biến chứng dày dính co kéo MP. + Dẫn lưu KMP có dịch đục, mủ (có > 500 bạch cầu/ml). + Chẩn đoán hình ảnh (CLVT): có hình ảnh OCMP.

- Dựa trên kết quả chẩn đoán giai đoạn bệnh, các BN được chỉ định phẫu thuật theo các tiêu chí sau đây:

+ VMMP giai đoạn I, II: “Điều trị KS và chỉ định PTNS” khi: o Siêu âm dịch MP có vách hoặc có nhiều ổ khu trú;

o Dẫn lưu MP 5-7 ngày nhưng kết quả siêu âm, chụp CLVT lồng ngực vẫn còn ổ mủ [41];

o Sau điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết 5 ngày không kết quả.

+ VMMP giai đoạn III: “Điều trị KS + mở bóc vỏ phổi”. Các trường hợp OCMP do lao sẽ điều trị lao trên 6 tháng mới chỉ định mở bóc vỏ phổi.

- Đối với BN được điều trị phẫu thuật (PTNS và mổ mở) sẽ lấy bệnh phẩm (dịch mủ và vỏ MP) làm các xét nghiệm vi sinh và mô bệnh học.

khi BN ra viện. Tái khám BN sau 1-3 tháng và 4-6 tháng để theo dõi các chỉ tiêu: đánh giá mức độ đau ngực, khó thở, đo chức năng hô hấp và chụp X quang phổi quy ước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật viêm mủ màng phổi người lớn (Trang 29 - 31)