Thời gian phát hiện bệnh và điều trị tuyến trước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật viêm mủ màng phổi người lớn (Trang 78 - 79)

4.1.2.1. Thời gian từ khi khởi phát triệu chứng tới khi bệnh nhân vào viện

Về thời gian từ khi khởi phát triệu chứng đầu tiên tới khi BN vào viện với chúng tôi dao động từ 4 tuần (nhóm VMMP giai đoạn I, II) đến 8 tuần (nhóm VMMP giai đoạn III). Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp mô tả trong y văn cũng như kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước. Nguyễn Nhất Linh (1995) báo cáo 50 BN bị VMMP người lớn, thấy 76% BN tới viện từ 1- 2 tháng từ khi có triệu chứng khởi phát [11]. Đàm Hiếu Bình (2005) báo cáo 50 BN bị VMMP được điều trị ngoại khoa tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi trung ương, thấy 46% tới viện sau 8 tuần từ khi có triệu chứng khởi phát [1]. Đinh Ngọc Sỹ và CS (2011) báo cáo 68 BN bị TDMP do lao, được điều trị bằng PTNS từ năm 2009-2011 thấy 52,9% BN tới viện từ 2-4 tuần sau khi có triệu chứng khởi phát [16]. Kết quả này là phù hợp với đặc điểm diễn biến của VMMP được mô tả trong y văn cũng như phù hợp với thực tế khám và điều trị VMMP trong nước.

Đối chiếu với nghiên cứu các tác giả nước ngoài, thời gian phát hiện bệnh của chúng tôi dài hơn. Didier Lardinois và CS (2005) báo cáo 178 BN bị VMMP giai đoạn II tại Đại học Y Zurich (Thụy Sỹ), thấy 99 BN được PTNS

có thời gian trung bình từ khi khởi phát triệu chứng đầu tiên tới khi phẫu thuật là 9,8 ngày và 79 BN chuyển mổ mở là 17,8 ngày [60]. Curtis J và CS (2009), nghiên cứu 104 BN bị VMMP điều trị tại Ohio (Hoa Kỳ), thấy thời gian từ khi khởi phát tới khi vào viện trung bình là 14,5 ngày [113].

4.1.2.2. Điều trị tại tuyến trước

Hầu hết BN của chúng tôi trước khi được điều trị ngoại khoa đã được điều trị KS (78,3% với BN ở giai đoạn I, II và 67,6% với BN ở giai đoạn III) và điều trị lao (35,6% BN ở giai đoạn I, II và 57,7% BN giai đoạn III). Chỉ có 5,6% chưa từng điều trị KS hoặc thuốc chống lao. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Đàm Hiếu Bình (78% BN được điều trị KS, 36% BN được điều trị thuốc chống lao) [1], Nguyễn Nhất Linh (54% BN được điều trị KS, 63% BN được điều trị thuốc chống lao) [11]. Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi cao hơn so với kết quả của Đinh Ngọc Sỹ và CS (2011) có 38% BN đã điều trị thuốc chống lao [16].

Theo chúng tôi, việc BN được điều trị KS toàn thân với các trường hợp có VK trong KMP rất có ích, góp phần dự phòng VMMP phát triển, nếu sử dụng KS theo đúng phác đồ. Ngược lại, nếu VMMP chưa được chẩn đoán căn nguyên, điều trị KS không đúng phác đồ thì sẽ dẫn tới hậu quả nặng nề như: gây khó khăn cho chẩn đoán căn nguyên và dẫn tới tình trạng kháng KS trong quá trình điều trị sau này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật viêm mủ màng phổi người lớn (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w