Thời gian phẫu thuật và số lượng máu truyền

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật viêm mủ màng phổi người lớn (Trang 93 - 95)

Thời gian phẫu thuật là khoảng thời gian từ khi tiến hành rạch da để mở ngực hoặc đặt trocar tới khi đặt xong dẫn lưu và đóng ngực. Thời gian phẫu thuật là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá cuộc mổ. Nếu thời gian phẫu thuật kéo dài, khả năng nhiễm trùng tăng, và là gánh nặng cho gây mê hồi sức (tăng thời gian điều trị tại hồi sức sau mổ), cũng như quá trình phục hồi sau này của người bệnh.

Bệnh viện Phổi Trung ương đã thực hiện quy trình PTNS điều trị VMMP từ đầu năm 2009. Với VMMP giai đoạn sớm, các tổn thương MP, phổi chưa có tổn thương nặng, chưa có di chứng, nên áp dụng PTNS là rất phù hợp. Với can thiệp bằng nội soi, quá trình tiến triển của bệnh được chặn đứng, BN tránh được những sang chấn không cần thiết do mổ mở gây ra và giúp BN phục hồi nhanh sau phẫu thuật. Thời gian PTNS ngắn là một lợi ích của cả Phẫu thuật viên và BN.

Qua bảng 3.24 thấy: có khoảng 2/3 số BN có thời gian PTNS dưới 90 phút, thời gian PTNS trung bình là 97,2 phút, thời gian mổ mở trung bình là 132,2 phút, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của nhiều tác giả trong và ngoài nước (Bảng 4.2).

Tác giả Năm n Thời gian mổ trung bình (phút) TLTK PTNS Mổ mở Magdeleinat 1999 40 - 180 [118] Yuji Shiraishi 2000 94 - 324 [106] Shi-Ping Luh 2005 234 64,3 - [70] Peter N.Wurnig 2006 130 93,0 - [114] Daniel T.L 2007 41/36 150 228 [32] Betty C. Tong 2009 326/94 97,0 155 [105] Christian Casali 2009 51/68 100,4 115,4 [31]

Đinh Văn Lượng 2012 115/71 97,2 132,2

Trong số BN của chúng tôi có 12 BN ở nhóm PTNS phải truyền máu, vì các BN này đã có thiếu máu trước mổ. Trong mổ các BN này mất máu ít, kết quả cuộc mổ an toàn, BN phục hồi sức khỏe và ra viện, không để lại biến chứng. Đây là một ưu điểm của PTNS mà theo chúng tôi, nếu các BN này phải mổ mở thì sẽ không đủ điều kiện sức khỏe hoặc nếu mổ thì thời gian phục hồi sẽ rất dài.

Với 15 BN mổ mở phải truyền máu, đó là những BN cần can thiệp phẫu tích, bóc tách lớn, cuộc mổ kéo dài yêu cầu bổ sung lượng máu truyền cũng như dich truyền. Sau mổ các BN này có thời gian nằm viện kéo dài hơn.

Về số lượng máu truyền, thấy số lượng máu phải truyền trung bình của nhóm PTNS thấp hơn nhiều so với nhóm mổ mở (275ml so với 580ml). Điều này được giải thích là do lượng máu truyền ở các BN được PTNS chủ yếu để bù cho lượng máu thiếu trong cơ thể trước mổ.

Nghiên cứu y văn thấy các tác giả trong nước trước đây không đề cập nhiều tới vấn đề truyền máu trong điều trị phẫu thuật VMMP. Một số báo cáo nước ngoài về tỷ lệ truyền máu trong và sau phẫu thuật VMMP, tuy nhiên chúng tôi thấy, ở cả hai nhóm mổ mở và PTNS, số lượng máu cần truyền trong và sau mổ của chúng tôi đều thấp hơn so với các tác giả trên (Bảng 4.3).

Tác giả Năm n Yêu cầu truyền máuPTNS Mổ mở TLTK Magdeleinat 1999 40 - 40/40 (1000ml) [118] Yuji Shiraishi 2000 94 - 94/94 (3182ml) [34] Betty C. Tong 2009 326/94 106/326 (-) 44/94 (-) [105]

Đinh Văn Lượng 2012 115/7

1

12/115 (275,0ml)

15/71 (580,0ml)

Như vậy, nếu căn cứ trên các chỉ số thời gian phẫu thuật và số lượng máu truyền sẽ thấy rõ vai trò rất ưu việt của PTNS bóc vỏ phổi có thể thực hiện được cho những BN bị VMMP ở giai đoạn sớm, thể trạng yếu hơn mà những BN này không cho phép mổ mở. Kết quả phẫu thuật ở giai đoạn sớm rất khả quan, mang lại lợi ích cho cả phía thày thuốc và phía BN.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật viêm mủ màng phổi người lớn (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w