Triệu chứng lâm sàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật viêm mủ màng phổi người lớn (Trang 79 - 81)

4.1.3.1. Triệu chứng cơ năng

Triệu chứng cơ năng của VMMP giống như viêm phổi với các triệu chứng nổi bật là: sốt, ho, khó thở. Trong nhiều công trình nghiên cứu các tỷ lệ này dao động có thể gặp ở 80%-95% BN [1], [13], [23], [32], .... Trong nghiên cứu của chúng tôi, hầu hết các BN đều có sốt cao, nhiệt độ dao động từ 39-400C. Những BN chỉ có sốt nhẹ hoặc không sốt thường có thời gian khởi phát bệnh lâu dài, bệnh tiến triển lâu ngày, triệu chứng sốt ở BN giai

đoạn I, II (71,3%), cao hơn BN giai đoạn III (46,48%). Các triệu chứng ho, khó thở ở nhóm VMMP giai đoạn I, II lần lượt là 62,6%, 65,2% thấp hơn so với nhóm VMMP giai đoạn III (71,93% và 93%). Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nhận xét một số tác giả trong nước như Đàm Hiếu Bình (2005) và Đinh Văn Lượng (2009) [1], [12].

Chan D. T (2007), cũng có nhận xét là các dấu hiệu lâm sàng của VMMP hay gặp như: sốt (65%), đau ngực (37%), ho (21%), khó thở (19%), sút cân (5%) và mệt mỏi (5%) [32]. Triệu chứng sốt và đau ngực thường thấy ở BN trẻ tuổi và có miễn dịch tốt, triệu chứng ho và khó thở lại đặc trưng với người cao tuổi. Tuy nhiên các triệu chứng sốt, ho, khó thở có thể mờ nhạt, thậm chí một số trường hợp không có biểu hiện lâm sàng.

Trong nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy bằng chứng nào của VMMP do nấm. Dấu hiệu lâm sàng của BN bị VMMP do nấm thường có tính chất nhiễm trùng mạn tính: giảm cân, mệt mỏi, sốt nhẹ cấp và ho mạn tính.

4.1.3.2. Triệu chứng thực thể

Chẩn đoán TDMP trên lâm sàng chủ yếu dựa vào hội chứng ba giảm. Các dấu hiệu rì rào phế nang giảm, rung thanh giảm, gõ đục rất dễ phát hiện khi khám lâm sàng. Trong nghiên cứu của chúng tôi đa số BN ở cả hai nhóm giai đoạn bệnh, đều có hội chứng ba giảm khá rõ (76% ở nhóm I, II và 87% ở nhóm III); kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy, triệu chứng này thường chỉ phát hiện được khi khám BN ở tư thế ngồi. Nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cho thấy mức độ dao động khá lớn của hội chúng ba giảm. Đàm Hiếu Bình (2005), gặp 100% có hội chứng ba giảm (42% hội chứng ba giảm ở đáy, 40% kèm theo tràn khí MP) [1]. Đinh Ngọc Sỹ (2011), thấy 97,1% BN có hội chứng ba giảm [16]. Ngoài ra, BN có thể có một số triệu chứng không đặc hiệu khác như nhiễm trùng, nhiễm độc, ra mồ hôi về đêm.

Về vị trí tổn thương, chúng tôi thấy tổn thương MP bên phải chiếm tới gần 2/3 (57% BN ở nhóm giai đoạn I, II và 61% BN ở nhóm giai đoạn III).

VMMP ở hai bên MP thường gặp trong bệnh cảnh nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân, với tổn thương MP cả hai bên, triệu chứng TDMP thường không xuất hiện cùng một lúc, mà thường là một bên xuất hiện TDMP và sau một vài ngày xuất hiện TDMP bên đối diện. Do vậy, một BN đã từng được chẩn đoán VMMP và đã từng chọc hút, mở MP dẫn lưu tại tuyến trước thường rất được quan tâm để phát hiện sớm các triệu chứng của bên đối diện nhằm can thiệp kịp thời, mặc dù vậy cũng như nhiều tác giả khác chúng tôi chưa nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa về vị trí tổn thương [21], [25], [42], [69], ...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật viêm mủ màng phổi người lớn (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w