Khả năng nhận diện tờ báo của công chúng

Một phần của tài liệu Sử dụng mạng xã hội trong phát triển thương hiệu báo điện tử (khảo sát báo vnexpress, VTC news, vietnamplus (Trang 64 - 69)

7. Bố cục Luận văn

2.3.1. Khả năng nhận diện tờ báo của công chúng

Để nhận diện một tờ báo điện tử, người ta sẽ căn cứ vào các yếu tố như tên gọi, màu sắc - giao diện của website, logo và slogan. Sự thay đổi trong khả năng nhận diện tờ báo của công chúng chính là sự thay đổi về ấn tượng cũng như khả năng ghi nhớ và liên tưởng logo, slogan, màu sắc hay thiết kế giao diện của tờ báo đó. Nếu khả năng ghi nhớ những chi tiết này tăng lên, ấn tượng của công

chúng với những chi tiết này trở nên sâu sắc hơn thì đương nhiên, thương hiệu của tờ báo trong con mắt độc giả cũng trở nên tốt hơn và ngược lại.

Tại thời điểm tiến hành khảo sát, 100% các tài khoản mạng xã hội của VnExpress, VTC News và VietnamPlus đều để hình ảnh đại diện là logo của tờ báo. Điều này giúp mỗi lần công chúng truy cập Fanpage hay những tài khoản Twitter hoặc GooglePlus đều có thể nhìn thấy và ghi nhớ tốt hơn hình ảnh mang tính chất bản quyền này. Tính toán đó cũng khá ăn khớp với kết quả khảo sát thu được.

Khi xây dựng bảng hỏi, có 02 câu hỏi được đặt ra cho công chúng của cả 3 tờ báo, với nội dung đồng nhất, gồm: “Anh/chị có chú ý đến logo/giao diện – màu sắc/slogan của tờ báo hay không” và “Khả năng nhận diện logo/giao diện – màu sắc/slogan của tờ báo thay đổi như thế nào sau khi thấy các bài viết của tờ báo xuất hiện trên mạng xã hội?”. Ở câu hỏi thứ 2, có 3 phương án trả lời được thiết kế sẵn để công chúng lựa chọn, trong đó, phương án “có ấn tượng rõ nét hơn” và “ghi nhớ chính xác hơn” thể hiện tác động tích cực của mạng xã hội đến khả năng nhận diện tờ báo của công chúng. Phương án còn lại là “không thay đổi”.

Trong số 82 độc giả báo VnExpress phản hồi một cách hợp lệ, có 47 người (chiếm 57.3%) chú ý đến logo của tờ báo, 35 người không để ý đến chi tiết này (chiếm 42.7%). Con số tương tự cũng thu được ở yếu tố giao diện – màu sắc của website. Tuy nhiên, slogan nội dung "báo tiếng Việt nhiều người xem nhất" của VnExpress dường như vẫn chưa thể tạo được ấn tượng mạnh đối với độc giả khi mà có đến 49 người (chiếm 59.8%) thừa nhận họ không quan tâm đến nó.

Nhưng, điểm nghiên cứu muốn hướng đến là tìm hiểu sự thay đổi về khả năng nhận diện các yếu tố: Logo, giao diện - màu sắc và Slogan của công chúng diễn ra như thế nào sau hàng loạt hoạt động mà VnExpress thực hiện với mạng xã hội. Ở câu hỏi: “Khả năng nhận diện logo tờ báo của anh/chị thay đổi như thế nào sau khi thấy các bài viết của VnExpress xuất hiện trên mạng xã hội”, 56 người (chiếm 68.3%) cho rằng khả năng nhận diện của họ đã có chuyển biến, cụ thể “có ấn tượng rõ nét hơn” là 40 người (chiếm 48.8%) và “ghi nhớ chính xác hơn” là 16 người (chiếm 19.5%). Số người “không thay đổi” chỉ còn lại 26 người (chiếm 31.7%).

Tương tự như vậy, dù ban đầu chỉ có 47 người (tương đương 57.3%) chú ý đến giao diện – màu sắc của tờ báo, nhưng số người có thay đổi tích cực khả năng nhận diện yếu tố này (sau khi thấy các tin bài của VnExpress xuất hiện trên mạng xã hội) lại vươn lên 51 người, chiếm đến 62.2%. Cụ thể, số lựa chọn phương án “có ấn tượng rõ nét hơn” là 34 (41.5%) và “ghi nhớ chính xác hơn” là 17 (20.7%). Sự chênh lệch về mặt con số tuy không lớn nhưng rõ ràng đây là một tín hiệu đáng mừng với chiến lược phát triển thương hiệu thông qua kênh truyền thông xã hội của Vnexpress. Riêng với kết quả khảo sát về nhận diện slogan, dù tỉ lệ lựa chọn đáp án “không thay đổi” 52.4% cao hơn tỷ lệ lựa chọn phương án “có ấn tượng rõ nét” hay “ghi nhớ chính xác hơn” (tổng đạt 47.6%) song nên nhớ rằng, slogan vốn không phải là yếu tố được công chúng VnExpress quan tâm nhiều.

Có thay đổi Không thay đổi Có ấn tượng rõ nét hơn Ghi nhớ chính xác hơn Tổng Số người Tỷ lệ Số người Tỷ lệ Số người Tỷ lệ Số người Tỷ lệ Lô gô 40 48.8% 16 19.5% 56 68.3% 26 31.7% Giao diện – Màu sắc 34 41.5% 17 20.7% 51 62.2% 31 37.8% Slogan 31 37.8% 8 9.8% 39 47.6 43 52.4%

Bảng 2.3: Sự thay đổi về khả năng nhận diện thương hiệu của độc giả VnExpress sau khi thấy bài viết của tờ báo được đăng tải trên mạng xã hội

Với trường hợp của VTC News, logo tờ báo vẫn là yếu tố nằm trong bộ nhận diện thương hiệu được công chúng chú ý nhất. 45 người trả lời bảng hỏi, tương đương 57% khẳng định họ có chú ý đến hình ảnh này của tờ báo này. Số thừa nhận không quan tâm là 34 người (chiếm 43%). Điều đáng nói là sau khi thấy những bài báo của VTC News xuất hiện trên mạng xã hội, số người cho rằng khả năng nhận diện logo tờ báo của họ thay đổi theo chiều hướng tích cực đã tăng lên, đạt 51 người (chiếm 64.6%). Trong đó, số cho rằng họ có ấn tượng

rõ nét hơn là 33 người (41.8%), còn lại 18 người (22.8%) nhận thấy họ ghi nhớ hình ảnh logo tờ báo chính xác hơn.

Việc tin bài của VTC News xuất hiện trên mạng xã hội cũng đem đến những tác động tích cực tới khả năng nhận diện giao diện tờ báo của công chúng. Theo kết quả điều tra, có 42 trên tổng số 79 người trả lời bảng hỏi có chú ý đến giao diện cũng như màu sắc thiết kế trang web của VTC News (đạt 53.2%). Sau khi thấy hình ảnh của VTC News xuất hiện trên mạng xã hội, số có ấn tượng và ghi nhớ được giao diện này tiếp tục tăng lên và đạt được 48 người, chiếm 60.7%. Tương tự như trường hợp của VnExpress, slogan “Hơi thở cuộc sống” của VTC News đã không tạo được những ấn tượng rõ nét với công chúng. Có đến 57% số người trả lời thừa nhận họ không quan tâm tới slogan này (tương đương 45 người). Tuy vậy, sau khi có sự tham gia của truyền thông xã hội trong việc quảng bá hình ảnh của tờ báo, việc tờ báo có thêm một kênh tiếp cận với công chúng là mạng xã hội đã tạo ra những thay đổi tích cực. Trong số 79 người trả lời câu hỏi về thay đổi khả năng nhận diện slogan sau khi thấy tin bài của VTC News xuất hiện trên mạng xã hội, 44 người (55.7%) thừa nhận điều này, trong đó, số cảm thấy ấn tượng hơn chiếm 32 người (40.5%), còn ghi nhớ chính xác hơn đạt 12 (15.2%)

Có thay đổi Không thay đổi Có ấn tượng rõ nét hơn Ghi nhớ chính xác hơn Tổng Số người Tỷ lệ Số người Tỷ lệ Số người Tỷ lệ Số người Tỷ lệ Lô gô 33 41.8% 18 22.8% 51 64.6% 28 35.4% Giao diện – Màu sắc 34 43% 14 17.7% 48 60.7% 31 39.3% Slogan 32 40.5% 12 15.2% 44 55.7% 35 44.3%

Bảng 2.4: Sự thay đổi về khả năng nhận diện thương hiệu của độc giả VTC News sau khi thấy bài viết của tờ báo được đăng tải trên mạng xã hội

Với trường hợp của báo điện tử VietnamPlus, do tờ báo không có slogan nên khảo sát chỉ tập trung vào hai yếu tố nhận diện là logo và màu sắc - giao diện. Kết quả cho thấy, cả hai đều đã thu hút được sự quan tâm khá lớn của công chúng khi quá nửa số người trả lời khảo sát cho biết họ có chú ý tới hai yếu tố này. Cụ thể, khi được hỏi có chú ý đến logo tờ báo không, 47 người trả lời (chiếm 55.3%) chọn "có" và 38 người (44.7%) chọn "không". Con số tương tự ở câu hỏi với màu sắc - giao diện lần lượt là 46 người (54.1%) và 39 người (45.9%).

Giống như hai tờ báo VnExpress và VTC News, khi bước sang câu hỏi "Sau khi thấy các bài viết của Vietnamplus xuất hiện trên mạng xã hội, khả năng nhận diện tờ báo của anh/chị thay đổi như thế nào?" thì kết quả khảo sát cũng đều đưa ra những con số tích cực. 48 (tương đương 56.5%) là số người cho rằng họ có ấn tượng rõ nét hơn hoặc khả năng ghi nhớ logo VietnamPlus của họ tốt hơn. Chỉ có 37 người (chiếm 43.5%) cho rằng khả năng nhận diện của họ không bị thay đổi dù có thấy những bài viết của VietnamPlus xuất hiện trên mạng xã hội. Trong khi đó, ở yếu tố sự thay đổi về khả năng nhận diện giao diện và màu sắc đã ghi nhận 46 trường hợp (tương đương 54.1%) lựa chọn đáp án “ấn tượng hơn” hoặc “ghi nhớ chính xác hơn”. Số lượng trả lời “không” thấp hơn một chút, gồm 39 người, chiếm 45.9%. Có thay đổi Không thay đổi Có ấn tượng rõ nét hơn Ghi nhớ chính xác hơn Tổng Số người Tỷ lệ Số người Tỷ lệ Số người Tỷ lệ Số người Tỷ lệ Lô gô 33 38.8% 15 17.6% 48 56.5% 37 43.5% Giao diện – Màu sắc 33 38.8% 13 15.3% 46 54.1% 39 45.9% Bảng 2.5: Sự thay đổi về khả năng nhận diện thương hiệu của độc giả VietnamPlus sau khi thấy bài viết của tờ báo được đăng tải trên mạng xã hội

Nhìn chung, điểm tương đồng của ba tờ báo là logo và giao diện – màu sắc thiết kế website thường là những yếu tố nhận được nhiều sự chú ý của công chúng. Đặc biệt hơn, sau khi thấy bài viết của các tờ báo xuất hiện trên mạng xã hội, số người có sự thay đổi tích cực về khả năng nhận diện chúng đều tăng lên so với số lượng người đã thừa nhận họ có chú ý đến các yếu tố này. Vì thế, hoàn toàn có cơ sở để khẳng định rằng, việc các tờ báo xuất hiện trên mạng xã hội đã ít nhiều tác động tích cực tới khả năng nhận diện tờ báo của công chúng, làm thay đổi khả năng này theo hướng có lợi cho tờ báo.

Một phần của tài liệu Sử dụng mạng xã hội trong phát triển thương hiệu báo điện tử (khảo sát báo vnexpress, VTC news, vietnamplus (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)