Cách thức phát triển thƣơng hiệu trên mạng xã hội

Một phần của tài liệu Sử dụng mạng xã hội trong phát triển thương hiệu báo điện tử (khảo sát báo vnexpress, VTC news, vietnamplus (Trang 44 - 47)

7. Bố cục Luận văn

1.4. Cách thức phát triển thƣơng hiệu trên mạng xã hội

Đứng trước xu hướng phát triển của mạng xã hội, người ta đã bắt đầu nghĩ đến vai trò của nó trong lĩnh vực kinh doanh và marketing. Tháng 11/2006, qua nghiên cứu của một trong những công ty lớn nhất thế giới về tư vấn và chiến lược truyền thông là KnowledgeStorm Inc. và Universal McCann về B2B (Business-to-Business, tức quan hệ giữa các đối tác kinh doanh), 77 % câu trả lời ở thời điểm này là không hoặc rất ít có tương tác với mạng xã hội. Thời điểm đó, họ không thấy sự liên quan hoặc không hiểu mạng xã hội là gì. Nhưng đến cuối năm 2007, tình hình đã khác. Trong những nhận xét về xu hướng mạng xã hội với B2B, Jody Nimetz đã tổng kết các lợi ích mạng xã hội mang lại cho doanh nghiệp có thể gồm: Tạo sự nhận biết về thương hiệu; Là công cụ quản lý trên mạng về danh tiếng của công ty; Tuyển dụng; Tìm hiểu về những kỹ thuật mới và về đối thủ cạnh tranh; Công cụ cung cấp thông tin để có thể can thiệp các xu hướng có thể xảy ra trong tương lai [50]. Điều đó chứng tỏ, sử dụng mạng xã hội để phát triển thương hiệu đã trở thành một xu hướng tất yếu và một thực tế.

Cách thức phát triển thương hiệu trên mạng xã hội có thể tóm lược ở mấy điểm sau đây:

Thứ nhất, các tổ chức và doanh nghiệp có thể tiến hành đăng ký quảng cáo

bằng các banner trên mạng xã hội. Banner với những kích thước nhất định sẽ xuất hiện khi người dùng ở tại trang chủ. Cách làm và hiệu quả của nó tương tự như việc đặt banner trên một website nhưng khả năng tiếp cận với công chúng trong trường hợp này có thể cao hơn trên 1 website thông thường do lượng người sử dụng mạng xã hội là rất lớn.

Thứ hai, các tổ chức doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội để thiết lập kênh

thông tin riêng cho khách hàng. Tại thời điểm mạng xã hội chưa phát triển, phần lớn các tổ chức doanh nghiệp đều cố gắng sở hữu một website để chia sẻ thông tin về sản phẩm và dịch vụ với khách hàng. Tuy nhiên, những website này hiện đã không thể sánh được với một Fanpage trên Facebook về khả năng kết nối với công chúng cũng như lợi thế về chi phí để duy trì.

Thứ ba, các tổ chức doanh nghiệp có thể tổ chức các sự kiện online trên

mạng xã hội. Đó có thể là những đợt khuyến mãi, bốc thăm may mắn, các trò chơi, đố vui có thưởng về sản phẩm, cuộc thi hoặc tổ chức lấy ý kiến của công chúng... Việc tổ chức sự kiện online sẽ tiết kiệm được khá nhiều cho ngân sách quảng cáo của doanh nghiệp hay tổ chức.

Thứ tư, căn cứ vào những phản hồi trên mạng xã hội, các tổ chức doanh

nghiệp có thể phân tích để tìm hiểu thị hiếu của khách hành, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh và đặc biệt là nắm được những phản hồi của khách hàng về dịch vụ và sản phẩm do mình cung cấp. Việc đánh giá này có rất nhiều lợi ích, là cơ sở để điều chỉnh chiến lược phát triển thương hiệu của doanh nghiệp hay tổ chức.

Đối với báo điện tử, sử dụng mạng xã hội để phát triển thương hiệu điển hình nhất vẫn thể hiện ở việc các tòa báo xây dựng Fanpage hoặc thiết lâp các tài khoản mạng xã hội, qua đó tăng kênh giao tiếp với công chúng và nhúng các tùy chọn chia sẻ (share) lên mỗi bài báo, giúp bài báo có thể được link thẳng tới các tài khoản mạng xã hội. Cách thức cụ thể hơn sẽ được làm rõ ở trường hợp của VnExpress, VTC News và VietnamPlus ở chương 2 của luận văn.

Tiểu kết chương 1

Lý thuyết báo chí truyền thông hiện đại khẳng định báo chí là loại hàng hóa đặc biệt. Hoạt động phát triển thương hiệu của báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng vì thế cũng tuân theo những đặc điểm của việc phát triển thương hiệu trong lĩnh vực kinh tế học, đó là thay đổi theo chiều hướng tích cực những cảm nhận về mặt lý tính lẫn cảm tính của công chúng dành cho thương hiệu đó.

Đối với tờ báo, phát triển thương hiệu đồng nghĩa với việc làm cho khả năng nhận diện tờ báo của công chúng tăng lên, nâng cao cảm nhận của công chúng vào uy tín của tờ báo, cùng với đó là mở rộng độ phổ biến và làm tăng lên lòng trung thành của công chúng. Cụ thể hơn, bộ nhận diện thương hiệu của báo điện tử được giới hạn lại ở các chi tiết: logo, giao diện – màu sắc và slogan. Uy tín tờ báo trong khuôn khổ luận văn là độ xác thực và tính hấp dẫn của thông tin báo chí do tờ báo đăng tải dưới sự cảm nhận của công chúng. Lòng trung thành được lượng giá bằng tần suất đọc hay quyết định lựa chọn đọc báo nếu công chúng có nhu cầu.

Để làm được điều này, các báo điện tử vốn xem mạng xã hội như một kênh truyền thông hữu hiệu, bởi những lợi ích mà nó mang lại. Đó là độ phổ biến rộng, tốc độ lan tỏa nhanh, lượng người sử dụng lớn và đặc biệt, mạng xã hội vốn được biết đến như là kênh quảng cáo hết sức rẻ tiền, thậm chí miễn phí. Sử dụng mạng xã hội trong phát triển thương hiệu báo điện tử còn có một lợi thế là dễ dàng lượng hóa được hiệu quả thông qua đánh giá những lời bình hay lượt chia sẻ. Đó cũng chính là lý do khiến mạng xã hội đã trở thành một lựa chọn tất yếu của không chỉ báo chí Việt Nam hay các nền báo chí khác thế giới trong hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU BÁO VNEXPRESS, VTC NEWS,

VIETNAMPLUS

Một phần của tài liệu Sử dụng mạng xã hội trong phát triển thương hiệu báo điện tử (khảo sát báo vnexpress, VTC news, vietnamplus (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)