- Duy trì Không vay nữa
g) Chú trọng đào tạo, tuyển chọn và quản lý nhân sự.
- Nguồn nhân lực được coi là một trong những yếu tổ có có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển của một tổ chức, một đơn vị kinh doanh. Trong kinh doanh, nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng được đặt lên hàng đầu.
- Nguồn nhân lực mà có trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao... thì khả năng tư duy sáng tạo, tinh thần làm việc cũng như tinh thần trách nhiệm và tính tự giác sẽ cao hơn, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ cũng cao hơn. Đây là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao năng suất lao động.
- Ngược lại, nguồn nhân lực có trình độ văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ thấp thì sẽ không đủ khả năng để tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại, khó có khả năng thích nghi với môi trường làm việc mang tính chuyên nghiệp, khi làm việc hiệu quả công việc sẽ thấp.
- Đối với một Ngân hàng, muốn đẩy mạnh hoạt động tín dụng thì một yếu tố không thể không nhắc đến đó là cán bộ tín dụng. Người cán bộ tín dụng là người am hiểu khách hàng, hiểu biết sâu sắc thực lực tài chính cũng như tiềm năng phát triển của khách hàng. Ngoài ra, cán bộ tín dụng phải có vốn hiểu biết nhất định về thị trường và lĩnh vực chuyên môn mà khách hàng của mình đang tiến hành sản xuất kinh doanh vì nó liên quan gián tiếp tới chất lượng món vay.
- Những yêu cầu về phẩm chất của một người cán bộ Ngân hàng, nhất là cán bộ tín dụng rất cao, điều đó chứng tỏ để có được những cán bộ Ngân
hàng giỏi không phải là một việc đơn giản. Người cán bộ tín dụng cần phải được đào tạo để có được những kỹ năng cần thiết, đó là:
- Kỹ năng giao tiếp: Đây là một kỹ năng quan trọng trong việc tiếp xúc, tìm hiểu khách hàng, cán bộ tín dụng có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ có khả năng thu nhập thông tin nhiều hơn, chính xác hơn từ phía khách hàng cũng như thu hút, lôi kéo được nhiều khách hàng tới những sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng;
- Kỳ năng điều tra: kỹ năng này yêu cầu cán bộ tín dụng phải biết thu nhập và khai thác thông tin từ nhiều nguồn, nhiều kênh khác nhau phục vụ cho công tác thẩm định, đánh giá khoản vay;
- Kỹ năng đàm phán: đòi hỏi cán bộ tín dụng phải biết thương lượng với khách hàng các vấn đề liên quan đến việc tuân thủ các điều khoản quy định trong chế độ, thể lệ cho vay trước khi ký hợp đồng cũng như thuyết phục được khách hàng tuần theo những yêu cầu của Ngân hàng đem lại lợi ích cho cả hai phía;
- Kỹ năng phân tích: kỹ năng này yêu cầu bộ tín dụng phải biết nhận định, đánh giá tình hình một cách có cơ sở khoa học kết hợp với tình hình thực tiễn đang diễn ra, từ đó rút ra kinh nghiệm, tìm biện pháp tốt hơn để không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng;
- Kỹ năng viết: đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có khả năng tổng hợp thông tin để viết báo cáo, tờ trình có tính thuyết phục, logic khi trình lên lãnh đạo phê duyệt.
- Từ những yêu cầu cao đối với cán bộ tín dụng, các Ngân hàng thương mại phải xây dựng cho mình một chiến lược để phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực làm việc của cán bộ, khuyến khích tinh thần làm việc cũng như phát huy hết tính sáng tạo, chủ động, tích cực của từng cán bộ.
- Tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp thành phố Thái Nguyên, như đã nói ở phần trên số lượng cán bộ chuyên môn tuy có trình độ đại học, có
kinh nghiệm trong công tác và đặc biệt là đều có chuyên ngành Ngân hàng, nhưng vẫn còn hạn chế trong tiếp cận với công nghệ và nghiệp vụ mới nên khó đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Chi nhánh cần kiến nghị với NHNN& PTNT tỉnh Thái Nguyên tăng cường thêm cán bộ trẻ có trình độ, có năng lực, có khả năng tư duy sáng tạo, tinh thần làm việc cho chi nhánh. Việc đầu tư tăng cường thêm cho đội ngũ cán bộ cũng là điều phù hợp với xu thế kinh doanh, mở rộng chiếm lĩnh địa bàn hiện nay. Trường hợp nếu hiện tại chưa thể tăng cường cán bộ thì nên luân chuyển cán bộ giữa các chi nhánh trong tỉnh với mục đích kết họp làm việc giữa hai “thế hệ”, kết hợp những người có kinh nghiệm nhưng hạn chế trong tiếp cận với công nghệ, nghiệp vụ mới và những người trẻ tuổi ít kinh nghiệm nhưng có khả năng tiếp thu khoa học công nghệ cao
- Ngoài ra, Ngân hàng nên phân chia mỗi cán bộ tín dụng phụ trách một mảng cho vay nhất định được chia theo ngành. Tuỳ theo trình độ, năng lực của từng người để ban lãnh đạo phân công công việc cho phù hợp. Việc chuyên môn hoá như vậy sẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng dễ dàng giám sát. sát cánh cùng khách hàng trong vấn đề quản lý vốn.
- Bên cạnh đó phải chú trọng công tác đào tạo cán bộ và đào tạo lại cán bộ đang làm việc cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế về nhiều mặt như thẩm định cho vay, các văn bản chế độ của ngành và ngoài ngành liên quan đến lĩnh vực tín dụng, kiến thức thị trường liên quan đến lĩnh vực đầu tư. Tổ chức những buổi tập huấn, trao đổi về nghiệp vụ thường xuyên cho cán bộ để học hỏi kinh nghiệp lẫn nhau. Giao cho cán bộ cũ kèm cặp cán bộ mới, chấn chỉnh lại nơi làm việc cho gọn gàng, sạch đẹp. Rà soát lại đội ngũ cán bộ tín dụng để điều động và bổ sung cán bộ cho phù hợp và đáp ứng được nhiệm vụ kinh doanh trong giai đoạn mới. Đào tạo cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ và sử dụng vi tính tốt nhằm đáp ứng được yêu cầu của công nghệ mới.