Hoàn thiện chính sách tín dụng theo hướng đa dạng hóa các thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn TP thái nguyên tỉnh thái nguyên (Trang 94 - 95)

- Duy trì Không vay nữa

d) Hoàn thiện chính sách tín dụng theo hướng đa dạng hóa các thành phần kinh tế

thành phần kinh tế

- Ngân hàng cần tiếp tục điều chỉnh cơ cấu cho vay và đầu tư phải phù hợp với cơ cấu thành phần kinh tế, đa dạng hóa các hình thức tín dụng để phân chia rủi ro. Ở mỗi thành phần kinh tế đều có những đặc thù với những ưu và nhược điểm riêng.

- Đối với kinh tế tư nhân, cá thể, hộ gia đình: Thường có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, lượng vốn đầu tư nhỏ, trình độ lao động và lực lượng sản xuất thấp. Tuy nhiên, thành phần kinh tế này xuất hiện ở nhiều ngành nghề và ở khắp mọi nơi. Tín dụng cho thành phần kinh tế này thường nhỏ lẻ nhưng ít rủi ro. Những món vay này nhiều, đa dạng về phương án, dự án đầu tư, kéo theo là công tác cho vay và quản lý cho vay phức tạp. Các thành phần kinh tế đều có những ưu, khuyết điểm, do vậy Ngân hàng cần khai thác những ưu điểm của mỗi thành phần kinh tế để đầu tư cho vay.

- Hiện tại, ở chi nhánh NHNo & PTNT TP Thái Nguyên chủ yếu cho vay 2 thành phần kinh tế là kinh tế tư nhân, cá thể, hộ gia đình và kinh tế ngoài quốc doanh. Trong đó cho vay thành phần kinh tế tư nhân, cá thể và hộ gia đình chiếm tỷ lệ khá cao. Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế của chi nhánh chưa hợp lý, tập trung nhiều vào thành phần kinh tế tư nhân, cá thể và hộ gia đình nên ảnh hưởng đến công tác quản lý cho vay và mang lại hiệu quả kinh tế thấp. Trong khi đó, với cùng một mức dư nợ, nếu cho vay các Doanh nghiệp với dư nợ bình quân/món vay cao thì sẽ giảm được lượng khách hàng giao dịch vay vốn, giúp Ngân hàng lựa chọn được những khách hàng tiềm năng để duy trì mối quan hệ. Từ đó, công tác chăm sóc khách hàng sẽ được quan tâm hơn.

- Cần rà soát lại toàn bộ khách hàng thuộc thành phần kinh tế tư nhân, cá thể và hộ gia đình để chọn ra những khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả để tiếp tục mở rộng đầu tư, vì điều này chính là động lực, là công cụ để Ngân hàng duy trì và phát triển mối quan hệ Ngân hàng - khách hàng.

- Tiếp tục mở rộng cho vay đối với những khách hàng hộ SXKD có phương án, dự án sản xuất kinh doanh khả thi, nâng cao chất lượng dư nợ. Để làm được việc này đòi hỏi công tác tiếp thị không chỉ thực hiện ở giai đoạn tìm kiếm, mở rộng khách hàng mà phải diễn ra trong suốt quá trình phục vụ khách hàng, trong từng nghiệp vụ, từng cán bộ giao dịch.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn TP thái nguyên tỉnh thái nguyên (Trang 94 - 95)