Chỉ tiêu 6: Tốc độ tăng trưởng dự án cho vay hộ sản xuất kinh doanh hàng năm Đây là một dấu hiệu cho thấy hoạt động tín dụng, sử dụng kết hợp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn TP thái nguyên tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 42)

hàng năm. Đây là một dấu hiệu cho thấy hoạt động tín dụng, sử dụng kết hợp với chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu có thể biết được chất lượng cũng như hiệu quả của vốn tín dụng Ngân hàng, từ chỉ tiêu này co thể tính ra tốc độ tăng trưởng bình quân một giai đoạn cho đánh giá toàn diện hơn chất lượng tín dụng một thời kỳ nào đó.

- Chỉ tiêu 7:

Nợ xấu HSXKD

Tỷ lệ nợ xấu HSXKD = x 100 Tổng dư nợ HSXKD

Chỉ tiêu này được sử dụng chủ yếu trong đánh giá chất lượng tín dụng Ngân hàng. Hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng Ngân hàng nói riêng đều có rủi ro tác động đến Ngân hàng và sự an toàn trong kinh doanh của Ngân hàng. Do vậy việc đảm bảo thu hồi đủ vốn cho vay đúng hạn thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn thấp là vấn đề quan trọng trong quản lý Ngân hàng liên quan đến sự sống còn của Ngân hàng. Việc phân tích tình hình nợ quá hạn luôn được tiến hành thường xuyên và kết quả thu được là những thông tin giúp cho Ngân hàng có kế hoạch kinh doanh thích hợp cho những giai đoạn tiếp theo.

- Ngoài những chỉ tiêu định lượng trên, mức lợi nhuận của Ngân hàng cũng là chỉ tiêu quan trọng xem xét chất lượng tín dụng. Nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng là thu từ hoạt động tín dụng. Nếu tín dụng không đạt chất lượng tốt thì không những không thu được nợ gốc và lãi mà còn tăng về chi phí xử lý, làm giảm lợi nhuận.

- Chỉ tiêu 8:

Lợi nhuận của Ngân hàng trong cho vay HSX = Tổng thu từ cho vay HSX- Chi phí cho vay HSX.

Trên đây là một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng NHTM. Tuy nhiên, để đánh giá chất lượng tín dụng cần phải có cái nhìn toàn diện trên mọi góc độ cả về mặt định tính và định lượng, cả về mặt kinh tế và mặt xã hội.

Chương 3

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP THÁI NGUYÊN

3.1. Một số vấn đề cơ bản về NHNo và PTNT TP Thái Nguyên.

3.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển.

Ngân hàng NHNo & PTNT TP Thái Nguyên được thành lập ngày 19 tháng 10 năm 1996 và trực thuộc Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Thái Nguyên, nằm trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam.

NHNo & PTNT Việt Nam là NHTM Nhà nước được thành lập theo Nghị định số 53 HĐBT và được thành lập lại theo quyết định số 280/QĐ-NH5 ngày 15 tháng 10 năm 1996 của thống đốc NHNN, hoạt động theo điều lệ về tổ chức và hoạt động của NHTM Nhà nước, ban hành kèm theo quyết định số 122/2001/QĐ-NHNN ngày 20/2/2001 của thống đốc NHNN Việt Nam.

NHNo&PTNT TP Thái Nguyên được thành lập và đi vào hoạt động với nhiệm vụ chủ yếu là huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn, cho vay các nguồn vốn dự án nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đồng thời thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng khác.

Với chức năng, nhiệm vụ của mình NHNo&PTNT TP Thái Nguyên đã xây dựng chương trình hành động cho từng giai đoạn cụ thể căn cứ vào mục tiêu phát triển của thành phố để tập trung huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cũng như tranh thủ nguồn vốn từ bên ngoài để cho vay phát triển kinh tế theo mục tiêu đã đề ra.

NHNo&PTNT TP Thái Nguyên có mạng lưới rộng khắp với một hội sở chính tại trung tâm và 5 phòng giao dịch trực thuộc nằm rải khắp địa bàn TP Thái Nguyên nhằm rút ngắn khoảng cách không gian giữa Ngân hàng với khách hàng. NHNo&PTNT TP Thái Nguyên luôn ở gần dân và phục vụ được nhiều nhất cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn TP.

Mô hình tổ chức của NHNo&PTNT TP Thái Nguyên gồm: Ban giám đốc Ngân hàng TP, với hai phòng nghiệp vụ là phòng kế toán ngân quỹ và phòng kế hoạch - kinh doanh tại trung tâm vừa làm nhiệm vụ quản trị điều hành chung vừa tiến hành hoạt động kinh doanh trực tiếp trên địa bàn 6 phường, xã. Năm phòng giao dịch: Phòng giao dịch Gang Thép phụ trách 5 phường, xã phía Nam; Phòng giao dịch Gia Sàng phụ trách 4 phường phía Nam; Phòng giao dịch Quang Trung phụ trách 5 phường, xã phía Tây; Phòng giao dịch Mỏ Bạch phụ trách 4 phường, xã phía Bắc; Phòng giao dịch Hoàng Văn Thụ phụ trách 4 phường, xã;

3.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng

Biên chế cán bộ đến 31 tháng 12 năm 2012, NHNo&PTNT TP Thái Nguyên có 52 cán bộ viên chức, trong đó: có 22 nam chiếm 42.3%, 30 nữ chiếm 57.7%, trình độ thạc sỹ có 2 người chiếm 3.84%, cao đẳng đại học có 50 cán bộ chiếm 96.16 % trên tổng số cán bộ. Số cán bộ quản lý, lãnh đạo gồm 13 người chiếm tỷ lệ 25%, cán bộ giao dịch trực tiếp với khách hàng là 39 người chiếm tỷ lệ 75% trên tổng số cán bộ.

Bảng 3.1. Cơ cấu cán bộNHNo&PTNT TP Thái Nguyên

Chỉ tiêu Tổng số Tỷ lệ (%)

CBCNV phân theo giới tính 52 100

Nam 22 42,3 Nữ 30 57,7 CBVC phân theo trình độ Cao đẳng, đại học 50 96,16 Trung cấp, Sơ cấp 2 3,84 Thạc sỹ 2 3,84 CB quản lý 13 25

CB trực tiếp giao dịch với khách hàng 39 75 Sơ đồ mạng lưới tổ chức của NHNo&PTNT TP Thái Nguyên như sau:

Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy NHNo&PTNT TP Thái Nguyên

Ban Giám đốc Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng kế toán, Ngân quỹ 5 phòng giao dịch Tổ hành chính

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn TP thái nguyên tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w