Năng lực cạnh tranh của NHNo TP Thái Nguyên so với các Ngân hàng khác trên địa bàn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn TP thái nguyên tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 53)

- Phòng kế toán ngân quỹ:

3.1.5. Năng lực cạnh tranh của NHNo TP Thái Nguyên so với các Ngân hàng khác trên địa bàn

hàng khác trên địa bàn

Thành phố Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển cây rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả, vật nuôi. Có tiềm năng lớn để phát triển du lịch với Hồ núi cốc, có nhiều di tích lịch sử, cách mạng, có khu Gang Thép Thái Nguyên - cái nôi của ngành thép Việt nam.

Đặc biệt Thành phố Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển nông - lâm nghiệp, có vùng chè Tân cương nổi tiếng, đứng thứ hai cả nước về diện tích trồng chè, Thái Nguyên cũng có nhiều loại khoáng sản như than, sắt, đá, vôi, cát, sỏi… trong đó than được đánh giá là có trữ lượng lớn thứ hai trong cả nước sau Quảng Ninh.

Trên địa bàn thành phố có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp về khai khoáng, luyện kim, cơ khí, VLXD, hàng tiêu dùng… khu Gang Thép Thái Nguyên là nơi sản xuất thép từ quặng duy nhất của cả nước hiện đang được tiếp tục đầu tư phát triển.

Thành phố đã có nhiều ưu đãi với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào thành phố, cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư vảo thành phố.

Trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân Thành phố Thái Nguyên đã phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2007 - 2012 ước đạt 13.35 %, GDP bình quân đầu người đạt 42 triệu đồng/ năm.

NHNo Thành phố Thái Nguyên đã bám sát chương trình hành động theo nghị quyết TW 7 khóa X về chính sách tam nông, bám sát định hướng kinh doanh của Ngân hàng cấp trên, mục tiêu phát triển kinh tế của Thành phố, đầu tư cho vay các dự án phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, cho vay nông nghiệp nông thôn, cho vay hỗ trợ lãi suất theo quyết định của Chính phủ. Mở rộng các hoạt động dịch vụ như kinh doanh ngoại hối, mở thẻ ATM, chuyển tiền, triển khai các dịch vụ thu tiền điện, tiền nước…Đổi mới phong cách giao dịch văn minh lịch thiệp, tạo điều kiện thuận lợi đáp ứng mọi nhu cầu chính đáng của khách hàng.

3.1.5.1. Những thuận lợi, khó khăn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng

a) Thuận lợi

Trong những năm qua sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Thái Nguyên liên tục tăng trưởng cụ thể là: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân

giai đoạn 2007 - 2012 ước đạt 13.35 %, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chuyển biến mạnh mẽ. Cơ cấu kinh tế năm 2012: dịch vụ - thương mại chiếm 48,24%; công nghiệp - xây dựng chiếm 47,7%; nông - lâm nghiệp chiếm 4,06%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 42 triệu đồng/ năm, tăng 2,3 lần so với năm 2007. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 7.410 tỷ đồng, tăng 1,42 lần so với năm 2007. Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt năm 2012 đạt 87 triệu đồng, tăng 2,23 lần so với năm 2007; Giá trị sản phẩm trên 1 ha chè và cây ăn quả đạt 109 triệu đồng, tăng 1,98 lần so với năm 2007.

Đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất luôn được quan tâm chỉ đạo thực hiện theo hướng nông nghiệp đô thị. Sản xuất nông nghiệp đã bước đầu đi vào sản xuất hàng hóa, mở rộng phát triển các làng nghề, chuyển dịch căn bản cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thâm canh tăng vụ chuyển biến mạnh các mô hình trồng chè, trồng cây nguyên liệu, cây ăn quả, và những cây, con có giá trị cao giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới trong nông nghiệp, tạo tiền đề cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của TP.

Thành phố Thái Nguyên chủ động vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế của trung ương, tỉnh và thành phố. Ưu đãi đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Khai thác thế mạnh, ưu tiên phát triển dịch vụ - thương mại, tạo bước đột phá với cơ cấu kinh tế là: Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp.

Hoạt động tài chính - ngân hàng được quan tâm chỉ đạo, tích cực khai thác các nguồn thu và sử dụng có hiệu quả. Công tác thu ngân sách vượt mức kế hoạch giao, chi ngân sách tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu chi cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Nghị quyết Đảng bộ Thành phố khoá XVI nhiệm kì 2010 - 2015 đã đề ra mục tiêu: Tập trung đẩy mạnh đô thị hóa, phát triển thành phố theo hướng

văn minh, hiện đại, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên phát triển dịch vụ, công nghiệp, đưa dịnh vụ trở thành nghành kinh tế mũi nhọn. Tiếp tục phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng nông nghiệp đô thị, tiêu chuẩn nông thôn mới.

Với chức năng, nhiệm vụ của mình NHNo&PTNT TP Thái Nguyên đã xây dựng chương trình hành động cho từng giai đoạn cụ thể căn cứ vào mục tiêu phát triển của thành phố để tập trung huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cũng như tranh thủ nguồn vốn từ bên ngoài để cho vay phát triển kinh tế theo mục tiêu đại hội Đảng bộ Thành phố đã đề ra.

Với uy tín đã lâu của mình, ngân hàng nông nghiệp TP Thái Nguyên đã đầu tư cho vay các hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, các hộ kinh doanh các mặt hàng nông lâm sản, phân bón, thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn, đây là một lợi thế lớn của NHNo mà các ngân hàng thương mại cổ phần khác chưa làm được.

b) Khó khăn

Trong hai năm 2011, 2012, hàng loạt thách thức, khó khăn của nền kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động ngân hàng. Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do giá cả phân bón, thức ăn gia súc tăng cao đã ảnh hưởng đến trồng trọt, chăn nuôi của khách hàng vay sản xuất nông nghiệp. Giá cả một số mặt hàng thiết yếu tăng cao, hàng hóa luân chuyển chậm, sản xuất đình trệ do hàng hóa tồn kho cao, sản xuất không tiêu thụ được, thị trường chứng khoán sụt giảm, lạm phát có dấu hiệu gia tăng, giá cả một số mặt hàng trọng yếu tăng như giá điện, giá xăng dầu... thị trường nhà đất đóng băng, kinh tế có dấu hiệu suy thoái.

Trên địa bàn TP Thái Nguyên xuất hiện ngày càng nhiều Ngân hàng thương mại mở chi nhánh và phòng giao dịch, do vậy mức độ cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh diễn ra rất gay gắt, đến nay đã có 16 chi nhánh, phòng giao dịch của các Ngân hàng thương mại mở tại địa bàn Thành phố.

Trong thời gian qua Chính phủ có nhiều chính sách tăng cường quản lý tài chính nhằm kìm chế lạm phát do đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các doanh nghiệp đang đối mặt với những thách thức không dễ vượt qua: giá cả đầu vào tăng vọt, trong đó có lãi suất ngân hàng đang lên quá cao và khả năng được vay vốn đang dần khép lại. Các ngân hàng lại đứng trước khó khăn về thanh khoản, huy động vốn gặp khó khăn do cạnh tranh lãi suất đầu vào và chi phí hoạt động kinh doanh tăng. Trong khi đó Chính phủ liên tiếp thực thi các biện pháp kiềm chế lạm phát bắt buộc các ngân hàng phải tăng các khoản dự trữ thanh toán, dự trữ bắt buộc cùng với khả năng tăng trưởng nguồn vốn rất hạn chế nên ngân hàng khó có thể tăng trưởng tín dụng. Thiên tai dịch bệnh diễn ra trên diện rộng gây thiệt hại đến kinh tế của nhân dân, ảnh hưởng đến khả năng thu nợ gốc, lãi, tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn TP thái nguyên tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w