- Dư nợ: là một chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cấp cho
c) Các nhân tố pháp lý:
1.4. Tình hình nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của hệ thống ngân hàng tại nước ta hiện nay.
- Các ngân hàng hiện nay đã có chính sách quản trị điều hành đúng đắn, có chiến lược phát triển tín dụng phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh trong từng giai đoạn.
- Đầu tư hệ thống trang thiết bị, công nghệ hiện đại hỗ trợ cho công tác tín dụng được thực hiện một cách thuận lợi, có hiệu quả.
- Các ngân hàng đã đào tạo được đội ngũ cán bộ nghiệp vụ tín dụng có trình độ, năng lực, có đạo đức nghề nghiệp nhằm phục vụ tốt nhất cho khách hàng.
- Quy trình nghiệp vụ tín dụng khoa học phù hợp với thực tế, đảm bảo quản lý chặt chẽ quá trình cấp tín dụng, vừa thuận tiện với khách hàng, vừa đảm bảo tín dụng cho ngân hàng.
- Chất lượng tín dụng được nâng cao, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại nước ta ở dưới mức quy định. Các ngân hàng đã dần tạo được uy tín, hình ảnh của mình trong nền kinh tế, có mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng truyền thống góp phần quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.
- Theo báo cáo của NHNN đến 31 / 12 / 2012 tỷ lệ nợ xấu của NH Đầu tư phát triển Việt nam là 2,77%, của NH Ngoại thương VN là 2,25%, NH Công thương VN là 1,35 % trong khi đó tỷ lệ nợ xấu của NHNo VN là 5,8 %.
- Những giải pháp hiện nay của các ngân hàng thương mại áp dụng là cơ cấu lại hệ thống tín dụng theo hướng hiện đại, an toàn, hiệu quả. Áp dụng quy định phân loại tài sản, trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng mức dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng. NHNN đã ban hành thông tư 02 quy định mức dự phòng cụ thể được trích theo hướng siết chặt hơn các quy định cũ.
- Đối với NHNo & PTNT Việt nam hiện nay tỷ lệ nợ xấu đang ở mức cao, do đó cần thiết phải có các giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng tín
dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu, áp dụng đúng quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, từ đó có các biện pháp xử lý, thu hồi các khoản nợ quá hạn.
Chương 2