- Duy trì Không vay nữa
b) Hoàn thiện quy trình cho vay hộ SXKD, tăng cường ngăn ngừa và xử lý những khoản nợ quá hạn.
xử lý những khoản nợ quá hạn.
- Quy trình cho vay hộ SXKD được soạn thảo với mục đích giúp cho quá trình vay diễn ra thống nhất khoa học, hạn chế và phòng ngừa rủi ro và nâng cao hiệu quả tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng. Quy trình này cũng xác định người thực hiện công việc và trách nhiệm của các cán bộ liên quan trong quá trình cho vay.
- Nội dung của quy trình cho vay hộ SXKD có thể được sửa đổi và bổ xung để phù hợp với những luật, quy định mới của các cấp có thẩm quyền và yêu cầu thực tế của mỗi đơn vị, chi nhánh nhằm ngày càng hoàn thiện và nâng cao khả năng quả lý rủi ro.
- Trong thực hiện quy trình tín dụng hộ SXKD cần tuân thủ đúng quy trình và các yêu cầu theo quy định. Cán bộ tín dụng phải kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Tránh làm qua loa, đại khái, mang tính đối phó.
- Trước khi cho vay, cần phải kiểm tra các điều kiện vay vốn của khách hàng như hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, nhu cầu vay, tính hiệu quả của dự án hay lĩnh vực đầu tư vốn,...bên cạnh đó cần chú ý thẩm định uy tín của khách hàng để tránh những rủi ro về đạo đức từ phía khách hàng. Kiên quyết không cho vay đối với những khách hàng không đủ điều kiện vay theo quy định.
- Việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay giúp cho cán bộ tín dụng kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích hay không, các điều kiện vay vốn có được duy trì trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng tín dụng hay không.
- Ngoài ra, trong quá trình cho vay, cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, việc kiểm tra có thể định kỳ, hay đột xuất để đảm bảo tính khách quan. Việc kiểm tra này giúp cán bộ tín dụng đánh giá được chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
- Trong hoạt động Ngân hàng thì rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi nhưng quan trọng là làm cách nào để Ngân hàng giảm thiểu rủi ro, đồng thời không đẩy khách hàng đến chỗ phá sản. Hiện nay, một khoản vay của khách hàng không trả được thì cả vốn và lãi trong tổng số vốn vay của khách hàng đều được chuyển thành nợ quá hạn.
- Tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp thành phố Thái Nguyên nợ xấu tuy chiếm tỷ lệ thấp, vần nằm trong tầm kiểm soát nhưng xét trong một thời
gian dài thì nợ xấu có xu hướng tăng lên. Vì vậy cùng với hoạt động cho vay hộ SXKD Ngân hàng cần có những biện pháp khai thác, giúp đỡ khách hàng để giảm thấp thiệt hại cho cả Ngân hàng và khách hàng đó là:
- Cơ cấu lại các khoản nợ: phân tích thực trạng các món nợ quá hạn, nợ tiềm ẩn rủi ro và nợ đã được xử lý rủi ro để từ đó đánh giá được khả năng thu hồi thông qua phân tích nợ có đảm bảo, không có đảm bảo, thực trạng tài sản thế chấp có thể sử lý thu hồi nợ, phương án xử lý và vận dụng các giải pháp, chính sách của các ban ngành liên quan trong việc xử lý nợ tồn đọng.
- Trong một số điều kiện Ngân hàng có thể tăng thêm vốn vay đối với các hộ sản xuất kinh doanh. Theo cách này có thể làm tăng rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng thương mại khi khách hàng không có khả năng trả nợ. Nhưng xét vê lâu dài, nếu chúng ta thấy hộ sản xuất kinh doanh có khả năng duy trì phát triển kinh doanh, đồng thời họ vẫn có tinh thần hợp tác và có trách nhiệm trả nợ thì Ngân hàng bỏ vốn thêm giúp đỡ họ làm ăn có hiệu quả là cách thu hồi vốn tốt nhất. Đây cũng là cách có lợi cho cả hai bên, vừa giúp hộ sản xuất kinh doanh thoát khỏi cảnh khó khăn vừa giúp Ngân hàng thu được nợ.
- Ngoài ra, đối với những khoản cho vay khó đòi thì Ngân hàng cân có quan hệ chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương, các ban ngành chức năng có liên quan trong việc thu nợ, xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay...