Bảo vệ chất lượng và sự an toàn cho thức ăn

Một phần của tài liệu Tài liệu Ăn uống theo nhu cầu dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em Việt Nam (Trang 128 - 130)

C. áP DụNG TRONG THựC Tế ĂN UốNG HàNG NGàY

5. Bảo vệ chất lượng và sự an toàn cho thức ăn

Thức ăn tươi và sạch sẽ là rất quan trọng để có dinh dưỡng tốt. Thực phẩm không bị ô nhiễm vừa bảo vệ được giá trị dinh dưỡng, vừa đề phòng được nhiều bệnh tật truyền qua con đường thực phẩm như: thương hàn, dịch tả, viêm gan, giun sán, các vụ nhiễm khuẩn ngộ độc thức ăn do vi khuẩn và độc tố gây ra.

Các thực phẩm có thể bị ô nhiễm do nhiều con đường: - Do đất và nước trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi. - Trong quá trình bảo quản, chế biến và vận chuyển. - Do người, côn trùng và chuột bọ tiếp xúc với thức ăn.

Triệu chứng nhiễm khuẩn ngộ độc thức ăn gồm nôn mửa, đạu bụng, đi lỏng và sốt, có thể không nhất thiết phải có tất cả các triệu chứng trên. Bệnh thường khởi phát khoảng từ 1-36 giờ sau khi ăn thức ăn bị ô nhiễm. Bệnh có thể kéo dài vài ngày, nhưng cũng có thể nặng dẫn đến tử vong.

Để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn ngộ độc thực phẩm, điều quan trọng nhất là phải tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm:

- Trước hết phải đảm bảo thực phẩm bán ra trên thị trường không bị ô nhiễm. Gạo và lương thực không bị mốc, rau không có nhiều dư lượng hoá chất trừ sâu, thịt gia súc phải qua kiểm tra thú y. Đặc biệt cần chú ý các thức ăn chín bán trên đường phố, quán cơm hoặc nhà hàng... phải được chế biến, bảo quản và phân phối sạch sẽ, hợp lý.

- Bảo quản thực phẩm ở nơi khô ráo, mát mẻ, có thùng chứa hoặc tủ dành riêng để đựng thực phẩm, để xa nơi cất giữ các hoá chất. Thực phẩm được đậy kỹ để côn trùng, động vật không tiếp xúc được và gây ô nhiễm, không để ruồi nhặng đậu vào thức ăn. Bảo quản thức ăn sống và thức ăn chín riêng biệt.

- Hãy cẩn thận khi tiếp xúc với thức ăn:

 Rửa sạch dụng cụ trước và sau khi chuẩn bị thức ăn.  Dùng nước sạch để rửa thực phẩm và để nấu ăn.

 Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn và trước khi ăn.

- Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp. Nên nấu chín kỹ thức ăn và phải ăn ngay sau khi thức ăn đã nấu chín. Tùy theo mùa, thức ăn nấu chín sau 2 giờ (mùa hè) và 4 giờ (mùa đông) đều phải đun sôi kỹ lại trước khi ăn.

- Các bếp ăn tập thể, các cửa hàng bán cơm, phở càng phải chú ý giữ gìn vệ sinh để tránh gây ra những vụ tiêu chảy hàng loạt. Đặc biệt, cần chú ý:

 Đảm bảo dụng cụ bát đĩa sạch, nơi nấu nướng chế biến thức ăn uống phải được giữ gìn sạch sẽ thoáng mát, không có ruồi nhặng, không để lẫn thực phẩm sống chín.

 Bảo quản tốt thức ăn đã chế biến để không bị nhiễm khuẩn và ôi thiu.

 Trẻ em được nuôi dưỡng tốt với thức ăn lành, sạch sẽ hợp vệ sinh sẽ phát triển tốt và có sức khoẻ tốt. Các trẻ gầy yếu làm cho sức chống đỡ của cơ thể kém, nếu ăn thức ăn, đồ uống không sạch, bị ôi thiu, nhiễm độc rất dễ bị ỉa chảy có nguy cơ cao dẫn đến suy dinh dưỡng nặng và tử vong. Cho nên, phải hết sức chú ý đảm bảo thức ăn sạch cho trẻ và giáo dục những thói quen ăn uống hợp vệ sinh cho trẻ như rửa tay trước khi ăn, không đưa bất cứ thứ gì vào mồm để ngậm.

Một phần của tài liệu Tài liệu Ăn uống theo nhu cầu dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em Việt Nam (Trang 128 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w