Nhu cầu khuyến nghị về vitamin B1 (thiamin)

Một phần của tài liệu Tài liệu Ăn uống theo nhu cầu dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em Việt Nam (Trang 70 - 73)

VI. NHU CầU CáC VI CHấT DINH DƯỡNG khuyến nghị

6. Nhu cầu khuyến nghị về các vitamin tan trong nước

6.2. Nhu cầu khuyến nghị về vitamin B1 (thiamin)

Phát hiện dấu hiệu bệnh thiếu B1 sớm nhất vào cuối những năm 1890. Đó là hội chứng Beri-beri biểu hiện tương tự như hội chứng viêm đa dây thần kinh. Đến năm 1926, người ta đã phân lập được yếu tố chống Beri-beri trong phòng thí nghiệm, đó là thiamin, một dạng tinh thể có trong nước chiết xuất từ cám gạo. Đến năm 1936, người ta chính thức tìm ra công thức hoá học của thiamin.

Vitamin B1 tan trong nước, là thành phần của thiamin pyro-phosphat

(TPP) hoạt động như một coenzym trong 2 loại phản ứng sau: oxy hóa khử carboxyl và transketol hóa. Những phản ứng này rất quan trọng trong chuyển hóa glucid, đặc biệt trong chu trình acid citric và đường hexose hoặc đường pentose.

Khi bị thiếu vitamin B1 sẽ dẫn đến rối loạn chuyển hoá glucid và acid amin, gây hậu quả nặng như giảm acetylcholin ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của hệ thần kinh. Thiếu thiamin có thể gây ra do ăn thiếu thiamin và thiếu năng lượng (một chế độ ăn đơn điệu). Thiamin cũng có thể thiếu do kém hấp thu, không có khả năng dự trữ hoặc kém sử dụng thiamin trong các tổ chức, do chế độ ăn có nhiều carbohydrat, hoặc rượu.

Trẻ em bị bệnh beriberi thường ở lứa tuổi 2 đến 5 tháng. Bệnh phát triển rất nhanh, nếu không được điều trị kịp thời trong vòng vài giờ có thể gây tử vong. Hay gặp beriberi ở trẻ bú chai do lượng thiamin thấp.

ở người trưởng thành, beriberi tồn tại ở 2 dạng:

- Thể ướt hay còn gọi là thể phù, có ứ nước ở vùng bắp chân, khi tích tụ dịch ở vùng cơ tim có thể gây suy tim và tử vong.

- Thể khô hay gầy mòn, có sự mất dần các khối cơ, trở nên gầy mảnh. Với cả hai thể, các dấu hiệu chung bao gồm tê cẳng chân, dễ bị kích thích, suy nghĩ mơ hồ, buồn nôn. Những dấu hiệu này gợi ý những dấu hiệu về thần kinh.

ở những nước phát triển, bệnh chỉ gặp ở những người nghiện rượu (hội chứng Wernicke-Korsakoff), biểu hiện từ rối loạn tinh thần nhẹ đến hôn mê co giật nhãn cầu, tổn thương trí nhớ nặng nề.

Thiếu vitamin B1 nhẹ gây mất cảm giác ngon miệng, chán ăn, giảm trương lực cơ, thay đổi về thần kinh.

Hầu như chưa phát hiện ngộ độc gì nghiêm trọng do tiêu thụ quá nhiều vitamin B1.

Nguồn thực phẩmgiàu vitamin B1

Vitamin B1 có nhiều trong cám gạo (lớp màng ngoài của hạt gạo). Thường gặp thiếu vitamin B1 ở những nơi tiêu thụ nhiều gạo giã trắng/xay xát kỹ hoặc sau khi mùa lúa chín bị ngập lụt lâu ngày.

Nhu cầu vitamin B1 theo IOM, 1997 (69) và FAO/WHO 2002 được chấp nhận cho các nước khu vực và Việt Nam ghi trong bảng 26a.

Bảng 26a. Nhu cầu vitamin B1 (thiamin) khuyến nghị cho phụ nữ và trẻ em

Nhóm tuổi/giới Nhu cầu vitamin B1

(mg/ngày) Trẻ dưới 12 tháng (tháng tuổi) Dưới 6 tháng 0,2 6-11 tháng 0,3 Trẻ 1-9 tuổi (năm tuổi) 1-3 0,5 4-6 0,6 7-9 0,9 Trẻ gái vị thành niên (năm tuổi) 10-18 1,1 Phụ nữ trưởng thành (năm tuổi) 19-60>60 1,11,1 Phụ nữ có thai 1,4 Bà mẹ cho con bú 1,5

Bảng 26b. Nhu cầu vitamin B1 khuyến nghị và tính cân đối với năng lượng ăn vào theo tình trạng sinh lý

và loại lao động của phụ nữ trưởng thành

Nhóm tuổi

Nhu cầu năng lượng

(Kcal) Nhu cầu vitamin B1 (mg)

LĐ nhẹ LĐ vừa LĐ nặng LĐ nhẹ LĐ vừa LĐ nặng

31 – 60 2100 2200 2500 1.05 1.10 1.25 > 60 1800 1900 2200 0.90 0.95 1.10 Phụ nữ có thai 350 350 - + 0.18 + 0.18 + 0.18 Bà mẹ cho con bú 550 550 - + 0.28 + 0.28 + 0.28

Một phần của tài liệu Tài liệu Ăn uống theo nhu cầu dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em Việt Nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w