Nhu cầu vitamin K khuyến nghị

Một phần của tài liệu Tài liệu Ăn uống theo nhu cầu dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em Việt Nam (Trang 66 - 68)

VI. NHU CầU CáC VI CHấT DINH DƯỡNG khuyến nghị

5. Nhu cầu khuyến nghị về các vitamin tan trong dầu/mỡ

5.4. Nhu cầu vitamin K khuyến nghị

Vitamin K là thuật từ dùng để chỉ một loạt chất hoá học tan trong dầu thuộc nhóm quynines, gồm phylloquynon (K1) nguồn gốc tự nhiên trong thực phẩm thực vật, menaquynon (K2) từ các thực phẩm tự nhiên nguồn động vật và chất tổng hợp menadion (K3). Vitamin K bền vững với nhiệt độ và quá trình oxy hoá, nhưng lại dễ bị phá hủy bởi ánh sáng, môi trường acid, kiềm và rượu (Githrie, 1995).

Vitamin K có chức năng chính như là một coenzym trong quá trình tổng hợp nhiều thể hoạt động sinh học của protein tham gia quá trình đông máu (blood coagulation) như protein của prothrombin. Vitamin K có tác dụng gắn các phân tử carbon dioxid vào các glutamat dư trên protein làm tăng tiềm năng gắn calci vào xương đối với hệ xương, hệ cơ và thận.

Biểu hiện chính của thiếu vitamn K là thời gian đông máu kéo dài và hậu quả là chứng chảy máu do thiếu vitamin K (Guthrie, 1995). Hiếm gặp thiếu K tiên phát mà hầu hết là thứ phát do bệnh nhân dùng kháng sinh quá lâu, nuôi dưỡng ngoài đường tiêu hoá hoặc kém hấp thu (Carlin and Walker, 1991; Suttie, 1992). Lượng vitamin K rất thấp trong sữa mẹ, bú ít là các yếu tố gây thiếu vitamin K ở trẻ sơ sinh (Suttie, 1996). Chứng xuất huyết vào ngày đầu tiên sau sinh do thiếu vitamin K trong sữa mẹ mà có thể dẫn đến bệnh tật và tử vong sơ sinh đã được thế giới ghi nhận (Olson, 1999; Lane and Hathaway 1985; FAO/WHO 2002).

Không có biểu hiện ngộ độc do ăn vào quá nhiều vitamin K. Tuy nhiên, truyền nhiều menadion tổng hợp hoặc các muối của nó để dự phòng thiếu vitamin K có liên quan đến xuất huyết có thể gây độc hại cho gan (FAO/WHO, 2002).

Nguồn vitamin K nói chung chủ yếu là từ các loại rau màu xanh sẫm (với 120-750mg/100g) (Guthrie, 1995; Suttie, 1992), tiếp đến là một vài loại dầu ăn như dầu đậu tương, dầu hướng dương dầu hạt nho (50- 200mg/100g - FAO/WHO, 2002). Gan là nơi dự trữ vitamin K chính nên có nhiều vitamin K (20-100mg/100g) (Suttie, 1992) hơn thịt (1- 50mg/100g) (Guthrie, 1995). Bơ chứa khoảng 10mg vitamin K/100g (Suttie, 1992). Không có nhiều vitamin K trong sữa mẹ (giao động 1-3 mg phylloquynon/lít), sữa bò chứa 5-10 mg phylloquynone/lít. Nguồn vitamin K khá lớn chủ yếu là từ các chủng vi sinh vật tổng hợp tại đường ruột (Suttie, 1992).

Nhu cầu vitamin K khuyến nghị cho trẻ em và phụ nữ được ghi trong bảng 24.

Bảng 24. Nhu cầu vitamin K khuyến nghị

Nhóm tuổi Nhu cầu vitamin K khuyến nghị (mg/ngày)

Trẻ dưới 12 tháng <6 6 6-12 9 Trẻ 1-9 tuổi (năm tuổi) 1-3 13 4-6 19 7-9 24 Trẻ gái vị thành niên (năm tuổi)

10-12 35 13-15 49 16-18 50 Phụ nữ ≥19 tuổi Bình thường 51 Có thai 51 Cho con bú 51

Nguồn: FAO/WHO 2002; Recommenended Energy and Nutrient Intakes, Philippines 2002.

Việt Nam áp dụng mức nhu cầu vitamin K theo FAO/WHO (2002) vào khoảng 1mg/kg cân nặng/ngày, như trong bảng 24.

Hiện nay để đề phòng xuất huyết nội sọ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cần cho tất cả trẻ sơ sinh cả thiếu tháng và đủ tháng tiêm hoặc uống một liều vitamin K (0,5-1mg) ngay sau khi đẻ.

Một phần của tài liệu Tài liệu Ăn uống theo nhu cầu dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em Việt Nam (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w