Nhu cầu khuyến nghị về folat (vitamin B9)

Một phần của tài liệu Tài liệu Ăn uống theo nhu cầu dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em Việt Nam (Trang 82 - 85)

VI. NHU CầU CáC VI CHấT DINH DƯỡNG khuyến nghị

6. Nhu cầu khuyến nghị về các vitamin tan trong nước

6.6. Nhu cầu khuyến nghị về folat (vitamin B9)

Folat là thuật ngữ khoa học dùng chỉ một loại vitamin thuộc nhóm B, còn được gọi là vitamin B9. Folat hòa tan trong nước, folat có chức năng trong phản ứng di chuyển một carbon và tồn tại trong nhiều cấu trúc hóa học.

Folat hoạt động như một coenzym trong phản ứng di chuyển một gốc carbon trong chuyển hóa acid nucleic và các amino acid. Coenzym folat liên quan đến một loạt các phản ứng hóa học, gồm:

- Tổng hợp phân tử AND phụ thuộc vào coenzyme folate tổng hợp sinh học nucleotid pirimidin (methylation of deoxyuridylic acid to thymidylic acid), vì vậy folat cần thiết cho sự phân chia tế bào bình thường.

- Tổng hợp purin, tạo ribonucleotid glycinamid và ribonucleotid 5- amino-4-imidazol carboxamid.

- Chuyển đổi amino acid, bao gồm quá trình dị hóa histidine sang flutamic acid, chuyển đổi serin sang glycin, và chuyển đổi homocystein thành methionin.

Biến đổi homocystein thành methionin giữ vai trò là nguồn chính của tổng hợp methionin dùng để tổng hợp S-adenosyl-methionin, một vật liệu quan trọng của phản ứng methylating trong cơ thể (in vitro).

Hậu quả của thiếu và tiêu thụ quá nhiều folat

Thiếu folat có thể do nhiều nguyên nhân, gồm uống nhiều rượu, khẩu phần ăn vào ít folat hoặc do cơ thể hấp thu folat kém. Thiếu folat thường được thấy trong các trường hợp có tăng sự chuyển hóa quay vòng của tế bào (ví dụ: khi mang thai, bị ung thư hay thiếu máu).

Thiếu folat trong khẩu phần, đầu tiên sẽ làm giảm nồng độ folat huyết tương; sau đó giảm nồng độ folat trong hồng cầu, tăng mật độ homocystein và cuối cùng xuất hiện các nguyên hồng cầu khổng lồ trong tủy xương và dẫn tới phân chia nhanh chóng các tế bào khác. Khi tình trạng thiếu folat tiến triển thêm sẽ dẫn tới xuất hiện đại hồng cầu hay nguyên hồng cầu khổng lồ.

Biểu hiện lâm sàng của thiếu folat gồm: mệt mỏi, khó tập trung, cáu gắt, đau đầu, hồi hộp và thở ngắn, thở gấp khi bệnh tiến triển nặng hơn và thường có các đặc điểm giống với tình trạng thiếu vitmain B12. Thiếu folat gây ra các khuyết tật ống thần kinh ngay từ thời kỳ bào thai. Nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng liều bổ sung folat khi mang thai (khoảng 0,4 - 5,0mg) có thể ngăn ngừa được các khuyết tật này.

Không có ảnh hưởng phụ nào liên quan tới tiêu thụ quá nhiều folat từ thức ăn mà các ảnh hưởng phụ chỉ xảy ra khi sử dụng quá liều thuốc bổ sung folat có liên quan đến hệ thần kinh, đặc biệt ở các đối tượng bị thiếu vitamin B12, do chậm phát hiện ra thiếu vitamin B12. Thử nghiệm lâm sàng không ngẫu nhiên, liều uống 15mg acid folic/ngày trong vòng một tháng đã có các biến đổi về tâm thần, gây khó ngủ, và ảnh hưởng tới hệ

thống tiêu hóa. Rất ít trường hợp có biểu hiện phản ứng mẫn cảm với uống hay tiêm folat.

Nguồn thực phẩm giầu folat

Hiện tại, có ít số liệu về folat trong thức ăn vùng Đông Nam á. Thí nghiệm vi sinh vật là phương pháp phổ biến nhất dùng trong phân tích định tính và xác định hàm lượng folat trong thực phẩm. Bảng sau đây chỉ ra thành phần folat trong một số thức ăn phổ biến.

Người ta khuyến nghị khi xác định nhu cầu về folat, cần chú ý đến giá trị sinh học của folat trong thực phẩm.

Nhu cầu folat hay vitamin B9khuyến nghị cho trẻ em và phụ nữ được ghi trong bảng 30.

Bảng 31.Nhu cầu Folat (vitamin B9) khuyến nghị (*)

Nhóm tuổi/giới/tình trạng sinh lý Nhu cầu Folat (B9) khuyến nghị (mcg/ngày) Trẻ dưới 12 tháng < 6 tháng tuổi 80 6-11 tháng tuổi 80 Trẻ 1-9 tuổi (năm tuổi) 1-3 160 4-6 200 7-9 300 Trẻ gái vị thành niên (tuổi) 10-19 400 Phụ nữ trưởng thành (tuổi) 19-60 400 >60 400 Phụ nữ có thai 600

Bà mẹ cho con bú 500

(*) Hệ số chuyển đổi giá trị sinh học từ acid folic: 1 acid folic = 1 folat x 1,7. Hoặc: 01 gam đương lượng acid folic = 01 gam folat trong thực phẩm + (1,7 x số gam acid folic tổng hợp).

Hướng dẫn giới hạn sử dụng

Mức giới hạn tiêu thụ folat được ghi trong phụ lục II.

Một phần của tài liệu Tài liệu Ăn uống theo nhu cầu dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em Việt Nam (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w