Đặc điểm tình hình trường THPT Nguyễn Thái Học

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông nguyễn thái học, thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 38)

9. Dự kiến cấu trúc của luận văn

2.1.3.Đặc điểm tình hình trường THPT Nguyễn Thái Học

Trường THPT Nguyễn Thái Học tiền thân là tr ường THPT Bán công Nguyễn Thái Học được thành lâ ̣p từ tháng 6 năm 2000. Sau 10 năm liên tu ̣c phấn đấu và trưởng thành đến nay trường đã chuyển sang mô hình trường công lập được 3 năm. Trường có mô ̣t cơ sở trường lớp tương đối khang trang , khuôn viên rộng và thoáng. Hiê ̣n nay trường có 21 lớp với 831 học sinh.

Trường có mô ̣t chi bô ̣ Đảng nhiều năm liên tu ̣c đa ̣t “Chi bô ̣ trong sa ̣ch, vững ma ̣nh”. Công đoàn nhà trường hàng năm được nhâ ̣n bằng khen của công đoàn ngành . Đoàn trường liên tu ̣c đa ̣t danh hiê ̣u “ Đoàn trường có công tác đoàn và phong trào thanh niên xuất sắc” được Tỉnh Đoàn và Trung ương Đoàn tặng bằng khen.

Đứng trước những khó khăn thách thức như chất lượng tuyển sinh vào 10 thấp cả về văn hóa lẫn ý thức tổ chức kỷ luật, điều kiện kinh tế của học sinh còn gặp nhiều khó khăn, có tới 70% học sinh là con em của gia đình làm nông nghiệp, cơ sở vật chất trang thiết bị còn nhiều thiếu thốn song thầy và trò nhà trường đã quyết tâm phấn đấu liên tục đổi mới và phát triển chất lượng giáo dục luôn tăng trưởng dương.

Trong 2 năm học vừa qua nhà trường đã tăng 1000 bậc trên bảng xếp hạng các trường THPT toàn quốc về kết quả thi Đại học, kết quả thi Học sinh giỏi và khảo sát chất lượng đại trà có sự tiến bộ vượt bậc.. Số học sinh đỗ đại học, cao đẳng nguyện vọng 1 chiếm 36.5% trên tổng số thí sinh dự thi. Nhà trường đứng thứ nhất trong số các trường bán công chuyển lên mô hình công lập.

Chất lượng giáo dục đạo đức cũng không ngừng được cải thiện và luôn giữ ở tỷ lệ ổn định qua các năm.

Bảng 2.1: Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh qua các năm

Năm ho ̣c Tổng số

HS Tốt Khá Trung

bình Yếu

2010 - 2011 783 439 56.1 270 34.5 68 8.86 8 1.02

2011 - 2012 762 480 63.0 238 31.2 41 5.4 3 0.4

2012 – 2013 810 567 70.0 207 25.6 36 4.44 0 0

(Nguồn: Số liệu thống kê của trường THPT Nguyễn Thái Học - Vĩnh phúc)

56.1 34.5 8.86 1.02 63 31.2 5.4 0.4 70 25.6 4.44 0 0 10 20 30 40 50 60 70 2010-2011 2011-2012 2012-2013 Tốt Khá TB Yếu

Biểu đồ 2.1: Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh qua các năm

Nhìn vào kết quả ở bảng 2.1 chúng tôi thấy rằng: Số học sinh có hạnh kiểm tốt không bị giảm mà còn tăng hơn năm trước. Đa số các em có ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, nhân cách của mình, biết kính trọng thầy cô, yêu mến quan tâm giúp đõ bạn bè, yêu trường yêu lớp, phấn đấu học tập tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tự giác, ý thức tự quản cao. Đa số học sinh biết yêu quý kính trọng ông bà, cha mẹ, những người thân trong gia đình, có tinh thần vượt khó, ý chí vươn lên trong học tập, biết bảo vệ của công và có ý thức làm đẹp trường lớp, biết đồng cảm với người khác.

Trong ba năm học khi đã chuyển lên công lập tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt hàng năm luôn được duy trì từ 90.6% đến 95.6 %. Tỷ lệ học sinh xếp hạnh kiểm loại trung bình và yếu hàng năm từ 4.44 % đến 9.88

%. Đây là tỷ lệ tương đối cao thể hiện sự rèn luyện đạo đức của học sinh chưa đạt hiệu quả như mong muốn măc dù đã có giảm về tỷ lệ hạnh kiểm yếu và trung bình năm học vừa qua.

Bảng 2.2: Kết quả xếp loại học lực của học sinh qua các năm

Năm ho ̣c số HS Tổng Giỏi Khá Trung

bình Yếu Kém

2010- 2011 783 3 0.38 139 17.8 466 59.5 170 21.7 6 0.77 201 - 2012 762 1 0.1 188 24.7 444 58.3 126 16.5 3 0.4 2012 -2013 810 5 0.62 270 33.33 418 51.6 117 14.44 0 0

(Nguồn: Số liệu thống kê của trường THPT Nguyễn Thái Học - Vĩnh phúc)

Trong ba năm học qua tỷ lệ học sinh đạt học lực khá giỏi có chiều hướng gia tăng từ 18.18% lên tới 39.95%; tỷ lệ học sinh trung bình có chiều hướng giảm nhẹ từ 59.5% xuống còn 51.6%; tỷ lệ học sinh yếu kém đã giảm rõ rệt từ 22.47% xuống còn 14.44% và không còn học sinh xếp loại học lực kém. Tuy học lực của học sinh phần nào đó đã được cải thiện nhưng số lượng học sinh mũi nhọn còn hạn chế, tình trạng học sinh lười học còn tồn tại khá nhiều đặc biệt là đối với học sinh học lớp 12 các em chưa có ý thức cao trong học tập. Nhiều học sinh chỉ mong đợi, tìm mọi cách gian lận trong thi cử.

2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ở trƣờng THPT Nguyễn Thái học, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Để có những thông tin đáng tin cậy, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến kết hợp trao đổi trực tiếp với 06 CBQL, 40 giáo viên, 50 phụ huynh và 185 học sinh ở cả 3 khối lớp 10, 11,12.

2.2.1. Thực trạng về nhận thức giáo dục đạo đức học sinh của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh ở trường THPT Nguyễn Thái Học lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh ở trường THPT Nguyễn Thái Học

Công tác quản lý GDĐĐ cho học sinh nói chung, công tác quản lý GDĐĐ cho học sinh trường THPT nói riêng trong nhiều năm qua đã được các cấp lãnh đạo ở Sở Giáo dục – Đào tạo chỉ đạo sâu sát và quan tâm đúng mức. Trong từng trường THPT đều có hệ thống quản lý hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho học sinh từ trường đến lớp.

2.2.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

Đối với cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường, nhận thức về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh được thể hiện như sau:

Bảng 2.3: Nhận thức CBQL và giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho học sinh TT Mục đích giáo dục Mức độ (%) Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng 1 Giáo dục đạo đức là để phát triển giáo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dục toàn diện cho học sinh 80.1 19.9 0

2 Giáo dục đạo đức nhằm phát triển và

hoàn thiện nhân cách cho học sinh 75.0 25.0 0

3 Giáo dục đạo đức để hình thành tư

tưởng, tình cảm cho học sinh 60.5 37.5 2.0

4 Giáo dục đạo đức để tạo nên những đức

tính và phẩm chất cho HS 39.9 57.8 2.3

5 Giáo dục đạo đức để hình thành các thói quen và hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực xã hội cho HS

45.9 54.1 0

6 Giáo dục đạo đức để học sinh trở thành

những con ngoan, trò giỏi 45.2 54.8 0

7 Giáo dục đạo đức để học sinh có ý thức

giữ gìn của công 32.5 60.1 7.4

8 Giáo dục đạo đức để học sinh có ý thức

bảo vệ môi trường 20.1 60.5 10.4

9 Giáo dục đạo đức để học sinh có ý thức

và văn hóa giao thông 50.9 49.1 0

10 Giáo dục đạo đức để học sinh nhận thức,

phòng, chống các tệ nạn xã hội 40.9 59.1 0

Qua kết quả ở bảng 2.3 cho thấy:

Có tới 80.1% ý kiến cho nội dung về Giáo dục đạo đức để phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh, 75% cho nội dung về Giáo dục đạo đức

nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách cho học sinh là rất quan trọng và số ý kiến còn lại đều cho là quan trọng.

Các nội dung khác về Giáo dục đạo đức để hình thành các thói quen và hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực xã hội cho HS; Giáo dục đạo đức để học sinh trở thành những con ngoan, trò giỏi; Giáo dục đạo đức để học sinh có ý thức và văn hóa giao thông; Giáo dục đạo đức để học sinh nhận thức, phòng, chống các tệ nạn xã hội đều có 100% số ý kiến cho là quan trọng và rất quan trọng. Đây là yếu tố thuận lợi làm cơ sở để triển khai và tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có những cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường hiểu một cách chưa đầy đủ về ý nghĩa của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh do đó phần nào có ảnh hưởng tới quá trình triển khai, tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Nguyễn Thái Học được thể hiện qua việc cho một số nội dung không quan trọng về Giáo dục đạo đức để hình thành tư tưởng, tình cảm cho học sinh (2%); Giáo dục đạo đức để tạo nên những đức tính và phẩm chất cho HS (2,3%); Giáo dục đạo đức để học sinh có ý thức giữ gìn của công (7,4%); Giáo dục đạo đức để học sinh có ý thức bảo vệ môi trường (10,4%).

Bảng 2.4: Nhận thức của CBQL và giáo viên về mức độ cần thiết của các nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

TT Nội dung giáo dục Rất cần Cần Ít cần Mức độ (%)

1 Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và yêu chuộng

hòa bình. 54.3 41.7 4.0

2 Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, lao động cần

cù, sáng tạo… 56.5 39.0 4.5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Tinh thần đoàn kết và ý thức cộng đồng 55.5 44.5 0 4 Lòng nhân ái, tinh thần quốc tế cao cả 52.3 44.4 3.3 5 Thái độ đúng đắn về tình bạn, tình yêu 54.3 43.4 2.3 6 Thái độ xây dựng, bảo vệ môi trường, tài sản

của công… 67.6 30.9 1.5

7 Thái độ về các tệ nạn xã hội 62.4 30.2 7.4

Qua bảng 2.4 ta thấy: Hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường đều cho rằng các nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh là rất cần thiết và cần thiết, cao nhất là về Tinh thần đoàn kết và ý thức cộng đồng (có 100%). Số ý kiến cho rằng các nội dung trên ở mức độ ít cần thiết là rất thấp không đáng kể (chỉ có nội dung về Thái độ về văn hóa ứng xử, văn hóa giao thông…có số ý kiến cho rằng ít cần là 14.3%).

Đây cũng là yếu tố quan trọng để giúp hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường được thuận lợi đáp ứng với yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh và yêu cầu của xã hội đặt ra, đồng thời tạo dựng cho người học có thói quen, hành vi đạo đức tốt trước những tác động của xã hội.

Bảng 2.5 Vai trò của các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh TT Vai trò Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng 1 Cán bộ quản lý 55.1 40.4 4.5 2 Giáo viên chủ nhiệm 60.3 39.7 0 3 Giáo viên bộ môn 44.2 47.1 8.7 4 Đoàn thanh niên 40.5 45.7 13.8

5 Tập thể lớp 40.3 50.2 9.5

6 Hội cha mẹ học sinh 20.7 40.1 39.2

7 Gia đình 70.5 29.5 0

8 Bạn bè thân 25.6 44.7 29.7

Qua bảng 2.5 ta thấy: 100% đồng ý vai trò của giáo viên chủ nhiệm và gia đình là rất quan trọng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. 95.5% cho rằng vai trò của cán bộ quản lý là quan trọng. Trên 90% cho rằng giáo viên bộ môn và tập thể lớp là khá quan trọng. Tuy nhiên nhận thức về vai trò của đoàn thanh niên, hội cha mẹ học sinh và bạn bè thân vẫn còn hạn chế (Từ 13% đến 39.2% cho rằng không quan trọng). Chính vì vậy kết quả giáo dục đạo đức qua các lực lượng trong nhà trường còn chưa đồng bộ.

2.2.1.2. Nhận thức của phụ huynh về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

Bảng 2.6: Nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho học sinh TT Nội dung Mức độ (%) Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng 1 Giáo dục đạo đức là để phát triển giáo dục

toàn diện cho học sinh 85.4 14.6 0 2 Giáo dục đạo đức nhằm phát triển và hoàn

thiện nhân cách cho học sinh 76.7 23.3 0 3 Giáo dục đạo đức để hình thành tư tưởng,

tình cảm cho học sinh 50.4 49.6 0 4 Giáo dục đạo đức để tạo nên những đức tính

và phẩm chất tốt đẹp cho HS 80.9 19.1 0 5 Giáo dục đạo đức để hình thành các thói

quen và hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực xã hội cho HS

60.8 35.2 0

6 Giáo dục đạo đức để học sinh trở thành

những con ngoan, trò giỏi 100 0 0

Qua bảng trên ta thấy: Tất cả ý kiến các phụ huynh đều cho là giáo dục đạo đức cho học sinh là rất quan trọng và quan trọng. Trong đó, những nội dung mà phụ huynh có ý kiến là rất quan trọng có tỷ lệ ở mức cao như: 100% phụ huynh đồng ý nội dung về Giáo dục đạo đức để học sinh trở thành những con ngoan, trò giỏi; 85.4% phụ huynh đồng ý nội dung về Giáo dục đạo đức là để phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh; 80.9% phụ huynh đồng ý nội dung về Giáo dục đạo đức để tạo nên những đức tính và phẩm chất tốt đẹp cho HS. Có một nội dung phụ huynh đồng ý ở mức độ quan trọng là 49.6% đó là nội dung về Giáo dục đạo đức để hình thành tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Không có phụ huynh nào cho là không quan trọng với các nội dung giáo dục đạo đức ở trên.

Như vậy, phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Phụ huynh đã hiểu được tầm quan trọng của

vai trò kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Điều này rất thuận lợi cho việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình để giáo dục đạo đức cho học sinh.

Bảng 2.7: Thái độ của phụ huynh đối với việc rèn luyện đạo đức học sinh

TT Nội dung Mức độ quan tâm (%) Mức độ thực hiện (%) Rất quan tâm Quan tâm Không quan tâm Thường xuyên Thỉnh thoảng Không

1 Nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện

vọng của con 98.0 2.0 0 95.2 4.8 0 2 Giúp đỡ con khi gặp khó khăn,

vướng mắc 83.0 17.0 0 70.4 29.6 0 3 Đáp ứng ngay những yêu cầu của

con không cần tìm hiểu 15.5 9.5 75.0 40.9 0 55.1 4 Uốn nắn ngay những biểu hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lệch lạc 79.0 21.0 0 73.2 26.8 0 5 Theo dõi, nhắc nhở mọi công việc

hàng ngày 60.9 39.1 0 69.7 30.3 0

Qua bảng trên cho ta thấy:

Có 100% phụ huynh rất quan tâm nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của con và 95.2% phụ huynh thường xuyên thực hiện việc này. Như vậy có thể thấy rằng phụ huynh rất quan tâm đến con em họ, thường xuyên hỏi han để nắm bắt tình hình, kịp thời uốn nắn những sai phạm của học sinh. Đây là một yếu tố rất thuận tiện cho công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

Việc giúp đỡ con khi gặp khó khăn, vướng mắc: có 83.0% phụ huynh rất quan tâm và 70.4% phụ huynh thường xuyên làm việc này. Qua đó có thể thấy mọi khó khăn vướng mắc của học sinh không những được các thầy cô giáo giúp đỡ mà học sinh còn nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ phía phụ huynh.

Việc đáp ứng ngay những yêu cầu của con không cần tìm hiểu: chỉ có 15.5% phụ huynh rất quan tâm và 9.5% phụ huynh quan tâm đến vấn đề này, còn lại có tới 75.0% phụ huynh không quan tâm và 55.1% phụ huynh không thực hiện. Điều này cho chúng ta thấy là các bậc phụ huynh không dễ dàng đáp ứng ngay các yêu cầu của con mà họ phải tìm hiểu rõ xem những yêu cầu đó có chính đáng, có hợp lý không thì mới thực hiện.

Việc uốn nắn ngay những biểu hiện lệch lạc: có 79.0% phụ huynh rất quan tâm và 73.2% phụ huynh thường xuyên làm việc này. Như vậy là ở nhà học sinh cũng thường xuyên được phụ huynh uốn nắn ngay những sai phạm, lệch lạc do đó giúp học sinh rèn luyện tốt ngay cả ở nhà.

Việc theo dõi, nhắc nhở mọi công việc hàng ngày: có 60.9% phụ huynh rất quan tâm và có 69.7% phụ huynh thường xuyên làm. Ngày nay các bậc

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông nguyễn thái học, thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 38)