Quản lý giáo dục đạo đức trong nhà trường THPT

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông nguyễn thái học, thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 28)

9. Dự kiến cấu trúc của luận văn

1.2.5.Quản lý giáo dục đạo đức trong nhà trường THPT

Ở bất kỳ một nhà trường phổ thông nào cũng phải làm tốt hai nhiệm vụ “Dạy chữ” và “Dạy người”. Quản lý hoạt động GDĐĐ trong nhà trường là hướng tới việc thực hiện phát triển toàn diện nhân cách cho người học. Quản lý hoạt động GDĐĐ là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa công tác giáo dục đạo đức đạt kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất.Về bản chất quản lý hoạt động GDĐĐ là hoạt động điều hành việc giáo dục đạo đức để đạo đức vừa là yêu cầu vừa là mục tiêu của ngành giáo dục.

1.2.5.1. Quản lý mục tiêu giáo dục đạo đức

Trong xã hội nói chung và nhà trường nói riêng quản lý GDĐĐ là hướng tới việc phát triển toàn diện nhân cách cho con người. Mục tiêu của quản lý GDĐĐ cho học sinh là làm cho quá trình GDĐĐ vận hành đồng bộ, hiệu quả để nâng cao chất lượng GDĐĐ.Mục tiêu quản lý hoạt động GDĐĐ bao gồm:

xã hội có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động quản lý GDĐĐ, nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển con người toàn diện.

Về thái độ tình cảm: Giúp mọi người biết ủng hộ những việc làm đúng, đấu tranh với những việc làm trái pháp luật, có thái độ đúng đắn với hành vi của bản thân, đối với việc quản lý GDĐĐ.

Về hành vi: Tích cực tham gia quản lý việc GDĐĐ, tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Tự tu dưỡng, rèn luyện bản thân theo chuẩn mực đạo đức chung của xã hội.

Tóm lại điều quan trọng nhất của việc quản lý hoạt động GDĐĐ là làm sao cho quá trình GDĐĐ đạt được mục đích hình thành cho học sinh ý thức, tình cảm và niềm tin đạo đức, tạo lập được những hành vi, thói quen đạo đức.

1.2.5.2. Quản lý Nội dung giáo dục đạo đức

Quản lý nội dung hoạt động GDĐĐ cho học sinh THPT bao gồm: - Chỉ đạo hoạt động xây dựng kế hoach phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội về việc GDĐĐ đảm bảo sao cho kế hoạch phải vừa bao quát, vừa cụ thể phù hợp với từng đối tượng khác nhau, kế hoạch phải khả thi.

- Kế hoạch phải được xây dựng từ thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội về việc GDĐĐ của trường THPT hiện tại nhưng cũng phải chú ý đến hoạt động dự báo khoa học về quản lý GDĐĐ thời gian tới. Kế hoạch phải đưa ra được các chỉ tiêu cụ thể và các giải pháp cụ thể.

- Quản lý nội dung hoạt động GDĐĐ còn là việc triển khai chỉ đạo thực hiện kế hoạch theo đúng yêu cầu và tiến độ. Thường xuyên kiểm tra, uốn nắn những lệch lạc, bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình cụ thể. Tổng kết, đánh giá, khen thưởng, trách phạt kịp thời nhằm động viên các lực lượng tham gia quản lý và tổ chức giáo dục đạo đức. Quản lý nội dung hoạt động GDĐĐ được lựa chọn tùy theo mục tiêu đề ra và được thực hiện theo kế hoạch đã định.

1.2.5.3. Quản lý Phương pháp giáo dục đạo đức

Quản lý phương pháp hoạt động GDĐĐ là cách thức mà chủ thể quản lý tác động vào đối tượng nhằm đạt được những mục tiêu quản lý đề ra. Người ta thường sử dụng một số phương pháp sau:

+ Phương pháp tổ chức hành chính: là phương pháp tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý bằng các mệnh lệnh hành chính dứt khoát bắt buộc như nghị định, nghị quyết, văn bản quy chế, quy định…Phương pháp tổ chức hành chính là vô cùng cần thiết trong hoạt động quản lý. Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý, nếu lạm dụng nó thì sẽ dẫn đến tình trạng quan liêu, mệnh lệnh. Ở trường THPT, phương pháp tổ chức hành chính thể hiện qua các nghị quyết của HĐGD; nghị quyết của Hội nghị công chức, nghị quyết của

liên tịch… Các quyết định của Hiệu trưởng, các quy định, nội quy của nhà trường yêu cầu giáo viên, công nhân viên và học sinh phải thực hiện. Phương pháp tổ chức hành chính được xem như những biện pháp quản lý cơ bản nhất để xây dựng nề nếp, duy trì kỷ luật trong nhà trường, buộc cán bộ giáo viên và học sinh phải làm tốt nhiệm vụ của mình.

+Các phương pháp tâm lý - xã hội: Đây là phương pháp kích thích đối tượng quản lý sao cho họ luôn toàn tâm toàn ý cho công việc, coi những mục tiêu nhiệm vụ của quản lý như là mục tiêu công việc của chính họ, họ luôn cố gắng học hỏi tích lũy kinh nghiệm ngày càng tốt hơn, đoàn kết giúp đỡ nhau hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Các phương pháp tâm lý - xã hội bao gồm các phương pháp: Giáo dục, Thuyết phục, Động viên, Tạo dư luận xã hội, Giao công việc yêu cầu cao. Nhóm phương pháp này thể hiện tính dân chủ trong hoạt động quản lý của người lãnh đạo. Phương pháp này phát huy quyền làm chủ tập thể và phát huy mọi tiềm năng của mỗi thành viên trong tổ chức. Vận dụng thành công phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao trong hoạt động của tổ chức và hoạt động GDĐĐ học sinh. Song phương pháp này đạt hiệu quả cao phụ thuộc vào nghệ thuật của người quản lý.

+ Các phương pháp về kinh tế: Đặc điểm của phương pháp này là chủ thể quản lý tác động gián tiếp đến đối tượng quản lý dựa trên các lợi ích vật chất và các đòn bẩy kinh tế làm cho đối tượng quản lý suy nghĩ đến lợi ích của mình, tự giác thực hiện bổn phận và trách nhiệm một cách tốt nhất mà không phải đôn đốc nhắc nhở nhiều về mặt hành chính mệnh lệnh của chủ thể quản lý. Trong trường THPT, thực chất của phương pháp kinh tế là dựa trên sự kết hợp giữa việc thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ của cán bộ giáo viên, học sinh ghi trong điều lệ nhà trường phổ thông, quy chế chuyên môn…với những kích thích có tính đòn bẩy trong trường. Bản thân việc kích thích vật chất cũng đã chứa đựng sự cổ vũ về tinh thần. Bằng nguồn kinh phí của nhà trường xây dựng cơ chế thưởng phạt trong quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động GDĐĐ nói riêng, khen thưởng xứng đáng cho những cán bộ giáo viên có thành tích trong hoạt động GDĐĐ cho học sinh, đồng thời phê bình khiển trách, cắt danh hiệu thi đua đối với những cán bộ giáo viên thiếu trách nhiệm trong GDĐĐ học sinh.(nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp).

Phương pháp kinh tế thường kết hợp với phương pháp tổ chức hành chính. Hai phương pháp này luôn hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau.

1.2.5.4. Quản lý các hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình giáo dục đạo đức

- Quản lý nội dung hoạt động GDĐĐ cho học sinh ở trường THPT còn là việc tổ chức sắp xếp bộ máy vận hành để thực hiện kế hoạch đã đề ra. Việc phân công nhiệm vụ cụ thể, đúng việc. Mỗi trường phải thành lập một Hội đồng (hoặc Ban giáo dục đạo đức) để GDĐĐ cho học sinh bao gồm: Hiệu trưởng phụ trách chung, chủ tịch Hội đồng, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn theo dõi việc giáo dục đạo đức qua chuyên môn, các bài giảng trên lớp. Phó hiệu trưởng phụ trách lao động, CSVC và hoạt động ngoại khóa thì theo dõi việc GDĐĐ học sinh qua hoạt động lao động, việc bảo vệ CSVC môi trường, và các hoạt động tập thể, ngoại khóa ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ở gia đình, ở xã hội; Việc giáo dục lý tưởng, ý thức giác ngộ chính trị, ý thức

làm chủ, hoạt động tự quản và nề nếp học sinh được tổ chức Đoàn TNCS của nhà trường đảm nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi học sinh nhất, kết hợp cùng tập thể cán bộ lớp và chi đoàn để GDĐĐ và đánh giá đạo đức học sinh qua từng tháng.

1.2.5.5. Quản lý các điều kiện để thực hiện quá trình giáo dục đạo đức

- Tìm hiểu đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương. Vì quá trình giáo dục đạo đức thống nhất biện chứng với quá trình xã hội, với môi trường sống.

- Tìm hiểu các chuẩn mực, giá trị đạo đức trong xã hội của chúng ta hiện nay và xu thế giá trị đạo đức trên thế giới để xây dựng nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Xác định điều kiện giáo dục như: cơ sở vật chất, tài chính, quỹ thời gian, sự phối hợp với lực lượng giáo dục trong trường và ngoài trường.

1.3. Những đặc điểm cụ thể về rèn luyện đạo đức của HS ở trƣờng THPT

Quá trình giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng của học sinh ở trường THPT có những đặc điểm nổi bật sau đây:

- Có sự gắn kết chặt chẽ với quá trình dạy học trên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ.

- Có định hướng thống nhất các yêu cầu, mục đích giáo dục giữa các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường.

- Tính biện chứng, phức tạp trong quá trình phát triển, biến đổi về nhân cách của học sinh về mặt đức dục.

- Tính lâu dài của quá trình hình thành, phát triển các phẩm chất đạo đức. - Tính đột biến và khả năng biến đổi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phát triển thông qua hoạt động và giao lưu tập thể. - Tính cá thể hóa cao.

- Chứa nhiều mâu thuẫn.

- Có sự tương tác hai chiều giữa nhà giáo dục và đối tượng được giáo dục. - Tính khó khăn trong việc đánh giá kết quả, sự phát triển đạo đức của cá nhân.

1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

1.4.1. Đặc điểm sinh lý của học sinh Trung học phổ thông

Học sinh THPT là lứa tuổi vị thành niên, giai đoạn này các em đang phát triển mạnh về thể chất, tâm sinh lý. Đây là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Các em có xu hướng tự khẳng định mình, có ý thức vươn lên làm chủ bản thân. Ở giai đoạn này, sự chỉ bảo, kiểm tra, giám sát của người lớn luôn làm các em tỏ ra khó chịu. Đây cũng là giai đoạn các em thích tìm tòi, khám phá phát hiện những điều chưa biết, những cái mới mẻ của cuộc sống. Đồng thời các em cũng muốn vượt khỏi sự ràng buộc của cha mẹ.

Mặt khác, ở lứa tuổi này, nhu cầu giao tiếp của các em rất lớn đặc biệt là sự giao tiếp với bạn bè. Từ đó mà hình thành lên các nhóm bạn cùng sở thích, khi không có sự hướng dẫn kèm cặp của người lớn thường dẫn đến những nhận thức lệch lạc về lời nói, việc làm của mình dẫn đến vi phạm các chuẩn mực đạo đức.

1.4.2.Vai trò của các lực lượng trong quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ở trường THPT

1.4.2.1. Vai trò của nhà trường

Một số cán bộ quản lý, giáo viên và bạn bè thường có những định kiến, thiếu thiện cảm; sử dụng các biện pháp hành chính thái quá; sự lạm dụng quyền lực của các thầy cô giáo, nhà quản lý; sự thiếu gương mẫu trong mô phạm giáo dục; việc đánh giá kết quả, khen thưởng, kỷ luật thiếu khách quan và không công bằng; sự phối hợp giáo dục sư phạm giữa các tổ chức khác trong nhà trường không thống nhất; sự phối hợp không đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội... đều có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh.

Với một hệ thống giáo dục được tổ chức quản lý chặt chẽ thì nhà trường là yếu tố quan trọng nhất trong việc GDĐĐ học sinh. Yếu tố có tính chất quyết định hoạt động GDĐĐ cho học sinh là: những định hướng mục tiêu GDĐĐ theo những chuẩn tiến bộ, đúng đắn; là hệ thống chương trình khoa học, các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo phong phú; là các

phương tiện hỗ trợ giáo dục ngày càng hiện đại và đặc biệt là đội ngũ cán bộ, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm được đào tạo cơ bản với đầy đủ phẩm chất và năng lực.

1.4.2.2. Vai trò của gia đình

Gia đình là tế bào, là đơn vị cơ sở xã hội đầu tiên trong đó con người sinh ra và lớn lên, là môi trường có tác dụng to lớn đến sự hình thành và phát triển của con người về mọi mặt vật chất cũng như tinh thần, đặc biệt về mặt đạo đức. Mặc dù xã hội có những thay đổi, nhiều yếu tố tác động đến sự biến đổi của gia đình nhưng không có thể chế xã hội nào thay được chức năng sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con người trong gia đình. Gia đình là nơi đem đến cho trẻ từ những bài học đầu tiên và thường xuyên, liên tục từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành, là một hệ thống bảo trợ tốt nhất cho mỗi cá nhân, đảm bảo an toàn cho trẻ phát triển. Gia đình có ảnh hưởng lớn tới mỗi con người, với cộng đồng xã hội.

1.4.2.3. Vai trò của xã hội

Ở đây muốn nói đến môi trường giáo dục rộng lớn đó là cộng đồng cư trú của học sinh, từ làng xóm đến khối phố các đoàn thể xã hội các cơ quan nhà nước…đều ảnh hưởng rất lớn việc GDĐĐ cho học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng. Nếu được tắm trong một môi trường xã hội trong sạch lành mạnh, một cộng đồng xã hội tốt đẹp văn minh thì chắc chắn hoạt động GDĐĐ cho học sinh sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Cần phải có sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Sự phối hợp này tạo ra môi trường thuận lợi, sức mạnh tổng hợp để GDĐĐ học sinh.

Tiểu kết chƣơng 1

Trên đây là những cơ sở lý luận cơ bản về quản lý giáo dục đạo đức ở trường THPT; những nghiên cứu ngoài nước và trong nước về quản lý giáo dục đạo đức; những khái niệm cơ bản về quản lý, đạo đức, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý giáo dục đạo đức ở trường THPT. Các vấn đề nêu trên đều liên quan và phụ thuộc vào hoạt động quản lý GDĐĐ trong nhà

trường. Để chất lượng giáo dục ngày càng cao thì phải có các giải pháp quản lý hoạt động GDĐĐ thật hữu hiệu. Nhưng muốn đề ra các giải pháp quản lý GDĐĐ hiệu quả thì trước hết phải có sự đánh giá đúng đắn khoa học về thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ trong nhà trường. Chính vì thế trong chương 2 của luận văn này chúng tôi tập trung làm rõ thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Nguyễn Thái học ở thành phố Vĩnh yên, tỉnh Vĩnh phúc hai năm học gần đây.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

NGUYỄN THÁI HỌC, THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.1. Khái quát đặc điểm, tình hình kinh tế -xã hội và giáo dục của thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội

Thành phố Vĩnh Yên là thủ phủ của tỉnh Vĩnh Phúc, có vị trí là cầu nối của Thủ đô với vùng Trung du miền núi phía Bắc, gần sân bay Nội Bài và gần khu du lịch vườn quốc gia Tam Đảo.

Tính đến thời điểm 31/12/2009, lãnh thổ hành chính của thành phố Vĩnh Yên được chia ra thành 07 phường và 02 xã. Tổng diện tích tự nhiên của Thành phố là 50,81 km2, chiếm 4,1% diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc. Vĩnh Yên có số dân đóng trên địa bàn là 100.358 người.

Những năm gần đây, sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang kinh tế quốc tế và quốc gia liên quan đến Vĩnh Phúc đã đưa Thành phố xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những Thành phố lớn của đất nước như: hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng,

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông nguyễn thái học, thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 28)