Khái niệm đạo đức

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông nguyễn thái học, thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 26)

9. Dự kiến cấu trúc của luận văn

1.2.3. Khái niệm đạo đức

Theo chủ nghĩa Mác thì đạo đức là cái có thật trong ý thức xã hội, trong đời sống tinh thần của con người nghĩa là về lý luận nó là bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội. Đạo đức tồn tại trong mọi ý thức, hoạt động giao lưu, trong toàn bộ hoạt động sống của con người. Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của con người, do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức mà có. Đời sống đạo đức của mỗi người gồm có: Ý thức đạo đức, tình cảm, niềm tin đạo đức, hành vi đạo đức, vận động trong mối quan hệ biện chứng [7, tr.157-232].

Đạo đức là tổng hợp các qui tắc, tiêu chuẩn chỉ đạo mối quan hệ giữa con người với con người trong một cộng đồng, một xã hội nói chung. Cho dù ở giai đoạn nào của lịch sử thì nét chung của đạo đức vẫn là hướng tới cái thiện, chống lại cái ác, hướng tới quan hệ đẹp đẽ giữa con người với con người, con người với tự nhiên và xã hội; đồng thời cũng là khẳng định sự tự tu dưỡng giáo dục của

mỗi cá nhân. Từ xa xưa ông cha ta đã rất coi trọng và đề cao giáo dục đạo đức của con người. Bác Hồ của chúng ta cũng đã từng nói: “Có Đức mà không có Tài thì làm việc gì cũng khó, có Tài mà không có Đức là người vô dụng”. Bác còn chỉ rõ: “Dạy cũng như học phải chú trọng cả Đức lẫn Tài. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng”. Công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục trong nhà trường XHCN.

Vậy đạo đức là một hệ thống những quy tắc những chuẩn mực mà qua đó con người tự nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình vì hạnh phúc của cá nhân, lợi ích của tập thể và cộng đồng.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông nguyễn thái học, thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)