Phân tích môi trường của Internet Marketing

Một phần của tài liệu Internet marketing cho sản phẩm cam sành hàm yên (Trang 63 - 68)

3.2.2.1 Thị trường trực tuyến:

Theo thứ trƣởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng đánh giá, Internet đã tạo môi trƣờng thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin, phổ cập rộng rãi thông tin trong xã hội, phục vụ cho công việc, nghiên cứu, học tập, sản xuất kinh doanh và truyền thông các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc tới ngƣời dân. Internet đã góp phần tạo lập cộng đồng, thúc đẩy hoạt động của các tổ chức xã hội, nâng cao năng lực sản xuất và thƣơng mại, tạo ra nhiều hơn của cải vật chất trong xã hội và nâng cao đời sống ngƣời dân. Internet còn là sân chơi bổ ích, một kênh giải trí hấp dẫn với nhiều ứng dụng phục vụ ngƣời dùng.

Công ty tƣ vấn quản lý toàn cầu McKinsey&Company đã tiến hành nghiên cứu về tác động của Internet về các quốc gia đang phát triển tại hơn 30 nƣớc, trong đó có Việt Nam. Theo kết quả khảo sát, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 19% hiệu qủa kinh doanh nhờ vào Internet. Báo cáo đã đo lƣờng sự đóng gióp của

54

Internet đối với nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể, Internet đóng góp 0,9% vào GDP của Việt Nam, trong đó có một phần đáng kể đến từ mảng tiêu dùng cá nhân, đóng góp 1.6% trong tổng số 14.4% mức tăng trƣờng GDP của Việt Nam (năm 2012). Mặc dù, đã có hơn một phần ba số ngƣời sử dụng Internet Việt Nam truy cập các website bán hàng hoặc đấu giá trực tuyến, 50% trong số đó tin rằng mua hàng trực tuyến giúp họ tiếp cận với danh mục sản phẩm đa dạng và phong phú hơn. Tuy nhiên, cấp độ chi tiêu trên mạng của Việt Nam vẫn còn thấp. Theo báo cáo khảo sát của Cục Thƣơng mại điện tử (2014), ngƣời Việt vẫn chƣa thật quen thuộc với việc mua sắm qua mạng. Đối với các hoạt động mua bán cá nhân, giá trị mua hàng trực tuyến của một ngƣời trong năm 2014 ƣớc tính đạt khoảng 145 USD và doanh số từ thị trƣờng này đạt khoảng 2,97 tỷ USD, chiếm 2.12% tổng mức bán lẻ hàng hóa của cả nƣớc. Nhƣ vậy, với qui mô thị trƣờng 30 triệu ngƣời đã truy nhập Internet/ 90 triệu dân, thƣơng mại điện tử Việt Nam có tiềm năng rất lớn, nhƣng đây vẫn còn là thị trƣờng bỏ ngỏ, chƣa đƣợc đánh giá, đầu tƣ và khai thác đúng mức.

3.2.2.2 Hạ tầng cơ sở nguồn nhân lực.

Theo số liệu thống kê của Cục TMĐT và CNTT, trong thời gian từ năm 2005 đến 2012, số lƣợng các trƣờng đại học và cao đẳng đào tạo TM ĐT đã tăng lên tổng số 88 trƣờng. Cho đến năm 2014, một số trƣờng mở rộng đào tạo TM ĐT nhƣng so với năm 2012 vẫn xấp xỉ trên dƣới 90 trƣờng. Nhƣ vậy có thể thấy đào tạo TMĐT sẽ chững lại trong thời gian tạm thời để tạo đà phát triển trong các giai đoạn tiếp theo.

3.2.2.3 Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin

- Tỉ lệ sử dụng máy tính và điện thoại: Sự ra đời của máy tính và điện thoại là nền tảng cho việc sử dụng Internet. Ở Việt Nam, kết quả khảo sát năm 2014 của Bộ Công Thƣơng cho thấy, 98% doanh nghiệp tham gia khảo sát có máy tính để bàn và máy tính xách tay, 45% doanh nghiệp có máy tính bảng. .

- Chi phí kết nối Internet ở Việt Nam ngày càng đƣợc hợp lý hóa khi nhu cầu sử dụng Internet của ngƣời dùng tăng lên, ngày càng nhiều các công ty viễn thông đƣa ra các gói sản phẩm ƣu đãi nhằm thu hút khách hàng cho dịch vụ của họ.

55

- Tốc độ kết nối và thiết kế Website: tốc độ kết nối Internet trung bình tại Việt Nam đƣợc xếp loại thấp nhất khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung. Theo kết quả nghiên cứu của hãng quản lý lƣu lƣợng Internet và giải pháp công nghệ Akamai (Mỹ) vào quý III năm 2014, tốc độ truy cập Internet của Việt Nam đạt 2.5 Mbps, giảm 12% so với quý II, nhƣng vẫn nhanh hơn 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Bởi tốc độ kết nối Internet còn nhiều hạn chế nên các nhà Marketing cần lƣu ý khi đƣa các tính năng và thiết kế đồ họa vào website của mình.

- Truy cập internet không dây: Sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị di động và sự gia tăng trong tỉ lệ kết nối internet từ thiết bị di động đòi hỏi sự ra đời của công nghệ internet không dây. Tại Việt Nam, mạng không dây tốc độ cao đang ngày càng mở rộng và phát triển. Các thiết bị di động đang là một phần thiết yếu của cuộc sống hiện đại. Hiện nay, đa phần các đơn vị, tổ chức hoặc thậm chí nhiều thành phố đều tự triển khai xây dựng các mạng không dây của riêng mình.

3.2.2.4 Hệ thống thanh toán trực tuyến

Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã chính thức đƣợc đƣa vào hoạt động từ năm 2002. Hệ thống thanh toán qua mạng từng bƣớc đƣợc hình thành tạo cho hoạt động TMĐT đƣợc tiến hành một cách hoàn chỉnh.

Hiện nay có rất nhiều hình thức thanh toán đƣợc các công ty kinh doanh TMĐT áp dụng nhƣ:

(1) Thanh toán bằng thẻ (bao gồm thẻ tín dụng hoặc ghi nợ quốc tế, ghi nợ nội địa)

(2) Thanh toán qua cổng thanh toán điện tử (3) Thanh toán bằng ví điện tử

(4) Thanh toán bằng điện thoại (5) Trả tiền mặt khi giao hàng (6) Chuyển khoản ngân hàng.

Tính đến tháng 6 năm 2014, đã có 50 ngân hàng phát hành thẻ với 72.1 triệu thẻ và 470 thƣơng hiệu, trong dó, thẻ ghi nợ chiếm gần 92%, thẻ tín dụng chiếm 3.8%, còn lại là thẻ trả trƣớc. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thanh toán thẻ

56

tiếp tục đƣợc cải thiện. Cũng tại thời diểm này, số lƣợng máy ATM đạt gần 15,700 máy, số lƣợng POS/EDC đạt gần 147,500 máy.

Tuy nhiên, một vấn đề cũng cần phải coi trọng là sự an toàn trong thanh toán điện tử. An toàn trƣớc các cuộc tấn công là một vấn đề mà các hệ thống giao dịch trực tuyến cần giải quyết. Vì vậy, các hệ thống cần phải có một cơ chế đảm bảo an toàn trong quá trình giao dịch điện tử.

3.2.2.5 Hệ thống pháp lý về TMĐT:

Về khung pháp luật kinh doanh, ngày 26 tháng 11 năm 2014, Quốc hội đã thông qua hai luật mới: Luật đầu tƣ số 67/2014/QH13 và Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH2013, hai luật này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2015. Về pháp luật chuyên ngành lĩnh vực TMĐT, ngày 05 tháng 12 năm 2014, Bộ Công Thƣơng đã ban hành Thông tƣ số 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website thƣơng mại điện tử. Với sự ra đời của hai luật trên và thông tƣ số 47/2014/TT-BCT, năm 2014 là năm đánh dấu nhiều thay đổi về khung pháp lý cho hoạt động TMĐT của Việt Nam

58

Hình 3.1 : Cập nhật khung pháp lý cơ bản cho TMĐT tại Việt Nam 2014

Nguồn: Bộ Công Thương, 2014

Nhìn chung, môi trƣờng pháp lý cho TMĐT đang từng bƣớc đƣợc hoàn thiện. Nhƣng phần lớn mới là các văn kiện dƣới luật. Hơn nữa, việc phổ biến pháp luật về TMĐT chƣa đƣợc chú trọng; còn thiếu cơ chế giám sát, chế tài xử phạt chƣa đủ răn đe các hành vi vi phạm, và thiếu cơ chế giải quyết tranh chấp, khiến nhiều ngƣời tiêu dùng e ngại tham gia giao dịch TMĐT.

Một phần của tài liệu Internet marketing cho sản phẩm cam sành hàm yên (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)