Sự cần thiết

Một phần của tài liệu luận văn luật tư pháp tội rửa tiền trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 88 - 89)

5. Cấu trúc của luận văn

3.4.1. Sự cần thiết

Chống tội phạm. Các công cụ chống rửa tiền phát triển sẽ góp phần đối

phó với tội phạm ma túy và những loại tội phạm nguy hiểm khác như các tội

phạm môi trường, tham nhũng, lừa đảo, buôn lậu, … Công cụ này giúp các nhà

điều tra tìm ra đường đi của những đồng tiền đáng ngờ nhằm tìm ra chủ mưu thật

sự của vụ án. Họ có thể phong tỏa tiền hoặc tài sản có được từ một hành động

phạm pháp nằm trong bất cứ ngân hàng hoặc tổ chức tài chính nào trên thế giới trước khi kẻ bị tình nghi bị đưa ra tòa xét xử. Công cụ hữu ích này tách lợi nhuận

từ hành động phạm pháp khỏi kẻ phạm tội khiến chúng không còn động cơ tiến

hành các hoạt động đó nữa. Để lần ra dấu vết của tội phạm rửa tiền, các nhân viên điều tra phải bắt đầu từ những tài sản đáng nghi mà các cá nhân hay tổ chức

sở hữu hoặc điều hành. Sau đó, một cuộc điều tra sẽ được tiến hành bằng cách

tìm ra mối liên hệ giữa các tài sản đó với các hành vi phạm tội và cuối cùng kết

luận về tội trạng của chủ sở hữu tài sản. Một hệ thống như vậy ngăn cản cho kẻ

phạm tội trong việc thu lợi từ hoạt động phạm tội giống như “cắt đứt nguồn

sống” để duy trì động cơ thúc đẩy tội phạm thực hiện.

Kích thích phát triển kinh tế ổn định. Thay vì được đưa vào những kênh sản xuất được tiếp tục đầu tư, các khoản tiền cần rửa thường vào các khoản đầu tư cằn cỗi để bảo toàn giá trị của chúng hay để chúng có thể dễ dàng chuyển đi

chứ không còn nhằm sinh lời theo quy luật của kinh doanh nữa. Những hệ thống

chống rửa tiền hiệu quả sẽ ngăn cản sự xâm nhập của tội phạm vào nền kinh tế vì mục đích như thế. Điều đó tạo cơ hội cho những khoản đầu tư được sử dụng vào mục đích sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và góp phần tăng năng suất cho toàn bộ nền kinh tế. Trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế

quốc tế, khối lượng chu chuyển tài chính toàn cầu đã đạt đến mức khổng lổ

(khoảng 1.700 tỷ USD mỗi ngày) thì vấn đề chống rửa tiền trở thành mối quan

tâm không chỉ của chính phủ của mỗi quốc gia mà còn của cả cộng động quốc tế.

Một quốc gia nếu có nạn rửa tiền thì các quốc gia khác khi quan hệ với nó cũng

phải gặp nhiều khó khăn: Làm sao kiểm soát được tội phạm trong nước rửa tiền

tại nước ngoài, nền tài chính của quốc gia đó có đáng tin cậy để giao dịch hay

không, sự phát triển của quốc gia này có phải là hiện tượng “ảo” hay không … Như vậy, có thể nói một quốc gia có nạn rửa tiền điều đó đồng nghĩa với việc

cánh cổng hội nhập đối với quốc gia này chưa được mở rộng, còn các quốc gia

Tăng cường sự ổn định của các tổ chức tài chính. Sự phát triển của các tổ

chức này phụ thuộc vào niềm tin của khách hàng thông qua những nghiệp vụ

ngân hàng lành mạnh có tác dụng làm giảm rủi ro tài chính trong khi hoạt động.

Những rủi ro này có thể là các tổ chức tài chính này bị thua lỗ do hậu quả từ việc

tiếp tay cho tội phạm lợi dụng kênh tài chính của mình để tẩy rửa tiền và kiểm

sóat nội bộ không chặt chẽ. Đơn cử một cách thức chống rửa tiền hữu hiệu là quy tắc “hiểu biết hành hàng của bạn” (KYC) sẽ giúp an toàn cho các tổ chức tài chính cũng như phi tài chính bởi luồng tiền đã được kiểm tra tính minh bạch trước khi đưa vào thị trường tài chính. Ngoài tăng cường niềm tin khách hàng các biện pháp chống rửa tiền mạnh còn làm giảm khả năng tổ chức tài chính sụp đổ trước những gian lận của bọn tội phạm rửa tiền gây ảnh hưởng cho toàn bộ hệ

thống tài chính.

Tóm lại, rửa tiền không chỉ ảnh hưởng xấu ảnh hưởng đến uy tín của các

quốc gia trên thế giới mà còn tác động cơ cấu chính trị, tính hiệu quả của thị trường tài chính, môi trường đầu tư … Vì vậy, kiểm soát được nạn rửa tiền là một trong những cách thức bảo vệ hữu hiệu nhất cho nền kinh tế xã hội chính trị

của mỗi quốc gia.

Một phần của tài liệu luận văn luật tư pháp tội rửa tiền trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 88 - 89)