Nghĩa nghiên cứu về tội phạm rửa tiền

Một phần của tài liệu luận văn luật tư pháp tội rửa tiền trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 35 - 47)

5. Cấu trúc của luận văn

1.8 nghĩa nghiên cứu về tội phạm rửa tiền

Mặc dù, chúng không trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của con người, rửa tiền không mang lại những cảnh tượng hãi hùng nhưng thực chất

ngại của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nhận thức những tác hại tiềm ẩn mà rửa tiền gây ra, từ những thập niên 1980, 1990 một số quốc gia đã có những quy định để đấu tranh với tội phạm này như Luật Quản lý toàn diện tội phạm năm

1984, Luật Quản lý rửa tiền năm 1986, Luật Chống sử dụng ma tuý năm 1988

của Mỹ hay luật lệ liên quan đến phòng, chống rửa tiền tại Anh bao gồm Luật

Chống buôn bán ma tuý năm 1986, Luật Phòng, chống khủng bố năm 1987, Luật

Hình sự (Hợp tác quốc tế) năm 1990... Năm 2000, ở Trung Quốc, các ngân hàng

đã thực hiện quy chế tên thực của các chủ tài khoản để chống rửa tiền.

Campuchia cũng đã thông qua luật chống rửa tiền năm 2007. Xét về Việt Nam,

dù muộn hơn nhưng trong vài năm gần đây, văn bản pháp luật về phòng chống

rửa tiền dưới hình thức thông tư, nghị định đã được ban hành hay việc sửa đổi đưa tội danh rửa tiền vào chính thức trong luật hình sự đã khẳng định thái độ kiên quyết với tội phạm này. Tuy nhiên, nhận thức loại tội phạm này ở ta còn khá mới

mẻ nên vấn đề lý luận và kinh nghiệm về phòng chống rửa tiền còn thiếu. Việc đấu tranh với tội phạm này còn khá nhiều vấn đề đặt ra nhất là khi Việt Nam đang trên con đường hội nhập với thế giới mạnh mẽ. Thách thức với sự xâm nhập

và biến tướng của rửa tiền vào nước ta (do đây là loại tội phạm có tính chất quốc

tế cao) là không tránh khỏi. Do đó vấn đề nghiên cứu về tội phạm này cần được đặt song song với những mục tiêu hội nhập để đảm bảo việc phát triển bền vững.

Ngoài ra, nghiên cứu về rửa tiền còn ý nghĩa về mặt công tác lập pháp cũng như

thực tiễn đấu tranh với tội phạm này. Chỉ có thể trên cơ sở nhận thức đúng về tội

phạm này, hiểu biết pháp luật hiện hành để từ đó tìm ra được những ưu, nhược điểm và đưa ra cách thức để phòng chống rửa tiền có hiệu quả. Tất nhiên, thành công luôn cần có thời gian, trong hoạt động đấu tranh với rửa tiền cũng vậy nhất là nước ta đang ở đoạn đầu trên quá trình này nên cần sự nỗ lực hơn nữa không

chỉ của cơ quan chức năng mà còn cần sự phối hợp của đội ngũ nghiên cứu với

CHƯƠNG 2

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TỘI RỬA TIỀN

Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu

tranh phòng ngừa và chống tội phạm, loại bỏ những yếu tố gây cản trở cho tiến

trình đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Một trong

những vật cản sự phát triển đó là tội phạm rửa tiền. Đây là loại tội phạm mới được BLHS Việt Nam hiện hành quy định xuất phát từ công việc đấu tranh

phòng chống hành vi che giấu nguồn gốc tiền hay tài sản phi pháp như do buôn

lậu, do tham nhũng, do mua bán các chất ma túy hoặc do phạm các tội khác mà có. Nội dung trong chương này sẽ tìm hiểu các yếu tố cấu thành, những điểm mới

của pháp luật hình sự về rửa tiền và phân biệt tội phạm này với những tiêu thụ

tiền, tài sản do người khác phạm tội mà có, tội che giấu tội phạm trong BLHS

1999.

2.1. Cơ sở pháp lý

Hành vi “tẩy rửa” tài sản do phạm tội mà có chưa được trừng trị theo BLHS 1985. Đến khi BLHS 1999 được Quốc hội thông qua ngày 21/12/1999 có hiệu lực từ ngày 1/7/2000 quy định nhiều tội danh mới trong đó có bổ sung điều

251 về tội tội phạm hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có. Tội phạm này

tương tự như “tội rửa tiền” hay “tội tẩy rửa tiền, tài sản do phạm tội mà có” trong luật hình sự một số nước13.

Căn cứ vàoĐiều 251 - BLHS 1999 chưa sửa đổi quy định hành vi có liên quan trực tiếp đến rửa tiền là tội phạm hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà

có, theo đó:

“1. Người nào thông qua các nghiệp vụ tài chính, ngân hàng hoặc các

giao dịch khác để hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có hoặc sử dụng

13

Đinh Văn Quế, bình luận khoa học bộ luật hình sự, Nxb tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2006,

tiền, tài sản đó vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động kinh tế khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Phạm tội nhiều lần.

3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu tài sản, phạt tiền đến ba lần số tiền hoặc giá trị tài sản được hợp pháp hoá, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Cùng với tiến trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế vận hành

theo cơ chế thị trường, tình hình hoạt động của các loại tội phạm cũng có nhiều

diễn biến phức tạp. Điều luật dần xuất hiện những điểm bất cập như quy định chưa phù hợp với tên gọi và bản chất của tội phạm này, không bao quát hết được

các hành vi rửa tiền như sử dụng tiền, tài sản do phạm tội mà có vào việc đánh

bạc hợp pháp tại các casino; làm quà tặng, làm từ thiện, tài trợ cho các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và các hoạt động phi lợi nhuận khác… như trong các

quy định hành vi rửa tiền được đề cập trong Công ước chống tội phạm có tổ chức

xuyên quốc gia (TOC) và các khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về

chống rửa tiền (FATF) nên còn gây khó khăn trong hợp tác quốc tế. Nhằm khắc

phục những quy định bất cập của Luật hình sự về tội phạm này, Luật số 37/2009/QH12 được quốc hội thông qua ngày 19/6/ 2009 sửa đổi bổ sung BLHS

1999 - bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/01/2010. Theo đó, tội rửa tiền lần đầu tiên

được đưa vào BLHS trên cơ sở sửa đổi của tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do

phạm tội mà có.

“Điều 251. Tội rửa tiền

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác liên quan đến tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản đó;

b) Sử dụng tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;

c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;

d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết rõ là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Phạm tội nhiều lần;

d) Có tính chất chuyên nghiệp; đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; e) Tiền, tài sản phạm tội có giá trị lớn; g) Thu lợi bất chính lớn;

h) Gây hậu quả nghiêm trọng; i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm:

a) Tiền, tài sản phạm tội có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn; b) Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt tiền đến ba lần số tiền hoặc giá trị tài sản phạm tội, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Ngày 19 tháng 6 năm 2009, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 5 đã thông qua Nghị quyết số 33/2009/QH12 về

việc thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS trong đó có quy định

áp dụng Điều 251 như sau:

Không áp dụng Điều 251 (tội rửa tiền) đối với những hành vi phạm tội

xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 01 tháng 01 năm 2010 mà sau thời điểm đó mới bị

phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm

thời hạn chấp hành hình phạt, xoá án tích; trong trường hợp này, vẫn áp dụng các điều khoản tương ứng của BLHS chưa được sửa đổi, bổ sung tức Điều 251 trước

khi sửa đổi (tội phạm hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có) để giải quyết

;

Đối với những hành vi phạm tội được quy định trong Luật sửa đổi, bổ

sung một số điều của Bộ luật hình sự xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 01 tháng 01 năm 2010 và đã có bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, thì không

được căn cứ vào những quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ

luật hình sự có nội dung khác so với các điều luật đã được áp dụng khi tuyên án

để kháng nghị giám đốc thẩm.

Ngoài ra, Chính phủ đã có Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6/2005 về phòng chống rửa tiền. Các quy định này không mâu thuẫn với các quy định tại Điều 251 BLHS nên có thể căn cứ vào các quy định tại Nghị định này để xác định cụ thể hơn về hành vi rửa tiền.

2.2. Dấu hiệu pháp lý

2.2.1. Mặt khách thể

Như mọi hoạt động khác của con người, hành vi phạm tội cũng nhằm vào khách thể cụ thể, tồn tại độc lập với ý thức chủ thể nhưng không phải để cải biến

mà gây thiệt hại hoặc đe dọa gây hại cho khách thể đó. Luật hình sự Việt Nam

khẳng định khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Đó là những quan hệ xã hội đã được xác định tại Điều 8

BLHS.

Xét riêng về rửa tiền thì tội phạm này xâm phạm đến trật tự xã hội và hoạt động phòng chống tội phạm gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, truy tố,

xét xử tội phạm cũng như xâm phạm đến trật tự quản lý Nhà nước đối với tài sản,

tiền do phạm tội mà có. Hiểu đơn giản là rửa tiền chính là hoạt động mà bọn tội

phạm dùng thủ đoạn để che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của những tài sản do

phạm tội mà có như thông qua gửi và rút tiền ở ngân hàng, đầu tư bất động sản,

khách sạn nhà hàng … bọn tội phạm khai gian dối thông tin, quay vòng tiền qua

nhiều công đoạnđể các cơ quan điều tra không thể lần ra nguồn gốc tiền bẩn mà có thể truy tội chúng cũng như thu hồi được tài sản bất chính đó. Nguy hiểm hơn,

bọn tội phạm có thể dùng lại những đồng tiền đã rửa sạch kia mà cạnh tranh kinh

doanh, lũng đoạn thị trường hay cung cấp tài chính cho các băng nhóm tội phạm

mở rộng quy mô thế lực, ….

2.2.2. Mặt khách quan

Bất cứ tội phạm nào khi xảy ra cũng đều có những biểu hiện diễn ra hay

tồn tại bên ngoài mà con người có thể trực tiếp nhận biết được. Đó là: + Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội;

+ Hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như mối quan hệ nhân quả giữa

hành vi và hậu quả;

+ Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội (công cụ, phương tiện, phương pháp, thời gian, địa điểm, …)

Tổng hợp những biểu hiện trên đây tạo thành mặt khách quan của tội

phạm. Và như vậy, hiểu khái quát, mặt khách quan của tội phạm bao gồm những

biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.

Tìm hiểu về rửa tiền, loại tội phạm này được thể hiện thông qua hành vi sau:

- Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác liên quan đến tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản đó;

- Sử dụng tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;

- Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;

- Thực hiện một trong các hành vi ở trên đối với tiền, tài sản biết rõ là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có.

Quá trình rửa tiền phức tạp và tiến hành qua nhiều công đoạn (gài đặt – chuyển dịch – hòa nhập tiền, tài sản vào hệ thống kinh tế tài chính đã được tìm hiểu ở chương 1) nên thường một cá nhân nào đó chỉ thực hiện một hành vi thì không thể tẩy rửa hết nguồn gốc bất chính của đồng tiền. Do đó, nội hàm của

"hành vi che giấu nguồn gốc tiền, tài sản có nguồn gốc từ tội phạm" sẽ mang tính

thực tế hơn nếu ta hiểu được rằng hành vi này bao gồm tất cả các thao tác, hành vi tham gia, hỗ trợ vào quá trình hợp pháp hoá tiền. Việc rửa tiền có thể được

thực hiện thông qua những hành vi về bản chất là bất hợp pháp, như lập hoá đơn

khống, hoá đơn giả, khai báo gian dối... Tuy nhiên, một số bọn tẩy rửa tiền lại

thực hiện những hành vi tẩy rửa về bản chất hoàn toàn hợp pháp, các hành vi đó

chỉ bất hợp pháp vì người thực hiện hành vi đó nhằm mục đích bất hợp pháp. Ví

dụ trong lĩnh vực ngân hàng, các ngân hàng nói chung có nghĩa vụ phải ghi chép

các sổ sách kế toán, giao và nhận tiền của khách hàng... Việc một ngân hàng nào

đó ghi một khoản tiền vào tài khoản của khách hàng là hoàn toàn hợp pháp, nhưng hành vi đó sẽ trở nên bất hợp pháp nếu ngân hàng biết rằng tiền kia có

Căn cứ vào Điều 251 BLHS 1999 (sửa đổi) thì hành vi che giấu nguồn gốc

bất hợp pháp của tiền tài sản có thể thông qua giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc các giao dịch khác để che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, …

của tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó. Hiện nay, trong các văn bản quy phạm pháp luật chưa có định nghĩa

về giao dịch tài chính, ngân hàng nhưng tham khảo Luật Các tổ chức tín dụng thì các loại giao dịch được coi là giao dịch ngân hàng (nghiệp vụ ngân hàng) là những giao dịch phổ biến như: Huy động vốn dưới hình thức tiền gửi, cho vay,

cung cấp các dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, kinh doanh bảo hiểm,…

Ngoài ra, khoản 3 Điều 3 Nghị định 74/2005/NĐ-CP về phòng chống rửa tiền có

Một phần của tài liệu luận văn luật tư pháp tội rửa tiền trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 35 - 47)