Hình phạt bổ sung

Một phần của tài liệu luận văn luật tư pháp tội rửa tiền trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 56 - 57)

5. Cấu trúc của luận văn

2.2.5.4. Hình phạt bổ sung

Ngoài hình phạt tù trên thì tùy trường hợp phạm tội cụ thể, người phạm tội

còn có thể chịu thêm hình phạt bổ sung theo khoản 4 điều luật này:

“Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt tiền đến ba lần số tiền hoặc giá trị tài sản phạm tội, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Khi áp dụng hình phạt bổ sung đối với người phạm tội cần chú ý:

Việc tịch thu tài sản một phần hay toàn bộ tùy thuộc vào tính chất, mức độ

nguy hiểm của hành vi phạm tội và số tiền, tài sản mà người phạm tội đã tẩy rửa.

Chỉ áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ đối với trường hợp người

phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tẩy

rửa nguồn gốc phi pháp tiền hay tài sản do phạm tội mà có. Tòa án có thể cấm đảm nhiệm một chức vụ nhưng cũng có thể nhiều chức vụ nhưng phải ghi rõ

trong bản án đó là chức vụ gì và không được cấm đảm nhiệm chức vụ không liên

quan đến hành vi phạm tội của người bị kết tội.

Khi áp dụng hình phạt bổ sung cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tòa án phải tuyên rõ trong bản án là cấm nghề gì hay cấm làm công việc gì, không nên tuyên “cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc có thể gây nguy hại

cho xã hội”. Tuyên như vậy là trái nguyên tắc cá thể hóa hình phạt và mặc nhiên

tước bỏ quyền lao động kiếm sống của người bị kết án sau khi họ chấp hành xong hình phạt tù. Tuy nhiên, khi tòa án áp dụng hình phạt bổ sung này phải căn

cứ vào hành vi rửa tiền liên quan đến nghề nghiệp của họ thì mới cấm họ hành nghề đó.

Một phần của tài liệu luận văn luật tư pháp tội rửa tiền trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 56 - 57)