Quy trình cơ bản của hoạt động rửa tiền

Một phần của tài liệu luận văn luật tư pháp tội rửa tiền trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 26 - 28)

5. Cấu trúc của luận văn

1.4.3. Quy trình cơ bản của hoạt động rửa tiền

Thông thường, quá trình rửa tiền được thực hiện qua ba công đoạn: Gài

đặt, chuyển dịch, hòa nhập như sau:

Công đoạn 1: Phân phối nguồn tiền từ các hoạt động phi pháp vào các

định chế tài chính mà không bị phát hiện bởi các cơ quan luật pháp gọi tắt là “gài

đặt”, “gửi tiền” (placement). Đây là thao tác đầu tiên của hoạt động rửa tiền

nhằm chuyển đổi các khoản tiền do phạm tội mà có sang các hình thức hợp pháp khác và đưa vào các chu trình kinh tế tài chính. Mục đích của bước này là biến đổi hình thái ban đầu của các khoản thu nhập phạm pháp và tách chúng khỏi tổ

chức tội phạm nhằm tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng. Ví dụ: Tiền

buôn bán ma tuý bất hợp pháp hầu hết là tiền mặt và số lượng thậm chí còn nặng

nề và cồng kềnh hơn lượng ma tuý bán ra. Một số thủ đoạn phổ biến là chuyển đổi những tờ giấy bạc này sang một đơn vị tiền tệ lớn hơn, séc, tiền mặt chia nhỏ

tiền bất chính để gửi vào các ngân hàng nhiều lần để số lượng mỗi lần không đến

mức phải khai báo, mua các công cụ tiền tệ hay hàng hóa xa xỉ đắt tiền, chuyển

lậu tiền ra nước ngoài, … Giai đoạn này được coi là khó khăn nhất đối với bọn

tội phạm vì tiền và tài sản có được là bất hợp pháp và đang được cơ quan điều tra

theo dõi, hơn thế nữa nhà nước và các cơ quan đặt ra nhiều quy chế để đón

“lõng” bọn tội phạm rửa tiền, chẳng hạn như quy định lượng tiền mặt được đưa

qua biên giới, được phép thanh toán, các quy định về khai báo ngân hàng, ....

Công đoạn 2: Quá trình tích tụ và quay vòng các khoản tiền sau khi chúng đã thâm nhập hệ thống tài chính, gọi tắt là “chuyển dịch”, “sắp xếp” (layering) để

che giấu nguồn gốc và chủ sở hữu của tiền. Trong công đoạn này, hàng ngàn thao tác nghiệp vụ được thực hiện làm cho đồng tiền chuyển dịch khắp nơi, quay vòng

12

Hà Trần, Doanh nhân 360 , vấn nạn rửa tiền, http://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Thi- truong-360/Tai-chinh-360/Van_nan_rua_tien/, [truy cập ngày 28/7/2010].

nhiều lần để xoá đi dấu vết tội phạm, cắt đứt một cách giả tạo mối liên hệ giữa tài sản và tổ chức tội phạm. Quốc gia nào có hệ thống luật doanh nghiệp càng thông thoáng càng dễ bị lợi dụng thông qua việc thành lập công ty ma. Ví dụ: Bọn tội

phạm nếu muốn rửa số tiền lớn thì sẽ thành lập các công ty buôn bán ở những nước mà chúng biết rằng không có những quy định bảo mật ngân hàng tinh vi, khắt khe hoặc những quy định về chống rửa tiền lỏng lẻo. Số tiền "bẩn" này sau

đó sẽ luân chuyển dưới những vỏ bọc này cho tới khi chúng hoàn toàn trở nên "sạch sẽ". Ngoài ra, các giao dịch tài chính tinh vi như tham gia vào thị trường tài chính thứ cấp gắn liền với việc sử dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến như

Internet Banking cũng gây khó khăn cho hoạt động điều tra.

Thực chất đây là quy trình tạo ra một chuỗi các giao dịch nhằm mục đích che đậy các nguồn tiền từ các hoạt động phi pháp và làm cho chúng ngày càng xa nguồn gốc ban đầu.

Công đoạn 3: Tiền sẽ được phân phối trở lại vào nền kinh tế với nguồn

gốc không thể tìm ra được dấu vết của chúng gọi tắt là “hoà nhập” (integration). Đây là lúc bọn tội phạm sử dụng tiền, tài sản đã được tẩy rửa để đầu tư một cách

hợp pháp vào hoạt động sản xuất kinh doanh dưới các hình thức như đầu tư vốn

cho các doanh nghiệp, các khoản vay cá nhân, cổ phiếu, tín phiếu, mua ô tô đắt

tiền, đóng góp cổ phần vào các công ty lớn, sau đó chuyển nhượng cổ phần ...

Việc đầu tư vào các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ làm gia tăng giá trị đồng tiền phạm tội, trộn lẫn đồng tiền hợp pháp và bất hợp pháp, đây cũng là

công đoạn khó khăn để có thể xác định hành vi cấu thành tội phạm. Thậm chí sau bước thứ ba, từ việc sử dụng các khoản tiền đã được làm sạch đó, các tổ chức tội

phạm quốc tế lại tiếp tục cung cấp tài chính cho thế giới tội phạm như buôn bán

ma túy, khủng bố, hối lộ… hoặc lũng đoạn cả nền kinh tế, chính trị của quốc gia

với bàn tay và bộ mặt sạch sẽ. Vì thế toàn bộ quá trình rửa tiền (dù có lúc bí mật,

có lúc công khai) luôn khép kín trong một vòng tròn lợi nhuận phi pháp.

Tiền bẩn (tiền có nguồn gốc từ tội

phạm – ma túy , tham nhũng, buôn người…)

Gài đặt

Đầu tư cổ phiếu

Chuyển tiền Đánh bạc hay dùng các phương thức khác. Tiền được tẩy sạch C h u y ển d ịc h Hòa nhập Mua hàng xa xỉ Kinh doanh nhà hàng

Sơ đồ mô tả khái quát chu trình rửa tiền

Một phần của tài liệu luận văn luật tư pháp tội rửa tiền trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 26 - 28)