Các trường hợp phạm tội cụ thể và trách nhiệm hình sự

Một phần của tài liệu luận văn luật tư pháp tội rửa tiền trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 48)

5. Cấu trúc của luận văn

2.2.5. Các trường hợp phạm tội cụ thể và trách nhiệm hình sự

Theo quy định tại khoản 1 Điều 251 BLHS, thì người phạm tội rửa tiền

không có các tình tiết định khung tăng nặng thì sẽ bị phạt tù từ một năm cho đến năm năm.

Khi quyết định hình phạt, nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ,

không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tặng nặng không đáng kể

thì có thể được áp dụng hình phạt dưới một năm tù; nếu người phạm tội có nhiều

tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc tuy có nhưng mức độ giảm

nhẹ không đáng kể thì có thể bị áp dụng hình phạt đến năm năm tù.

2.2.5.2 Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 251 BLHS

Trường hợp phạm tội rửa tiền có tổ chức

Căn cứ Điều 20 của BLHS hiện hành, phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm như: Người tổ chức (người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện hành vi phạm tội); người thực hành (người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội); người

giúp sức (người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện

tội phạm); người xúi giục (là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực

hiện tội phạm). Nhưng không phải tất cả các vụ có đồng phạm đòi hỏi phải có đầy đủ các thành phần nói trên, có những trường hợp phạm tội có tổ chức gồm

những thành phần cơ bản của nó là người tổ chức và người thực hiện. Họ cố ý

cùng bàn bạc, vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội phạm, dưới sự điều khiển

của người cầm đầu. Phạm tội có tổ chức khác với người tổ chức trong đồng phạm

vì người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu chỉ huy việc thực hiện tội phạm, nói

lên vai trò nhiệm vụ của một người trong một vụ án có đồng phạm; còn phạm tội

có tổ chức lại nói lên quy mô tính chất, mức độ nguy hiểm mà tội phạm đó đã xảy ra. Tất nhiên trong phạm tội có tổ chức có người tổ chức nhưng không phải

chỉ có người tổ chức mới bị áp dụng tình tiết tăng nặng này mà tất cả những người tham gia đều bị coi là phạm tội có tổ chức.

Đặc điểm có sự cấu kết chặt chẽ của đồng phạm có tổ chức vừa thể hiện đặc điểm của dấu hiệu chủ quan vừa thể hiện đặc điểm của dấu hiệu khách quan;

vừa thể hiện mức độ liên kết về mặt chủ quan vừa thể hiện mức độ phân hóa vai

trò, nhiệm vụ cụ thể về mặt khách quan của những người đồng phạm. Với tính

chất như vậy, đồng phạm trong vụ rửa tiền có tổ chức thường có những đặc điểm:

Nhóm phạm tội được hình thành với phương hướng hoạt động có tính lâu

dài, bền vững. trong nhóm tồn tại quan hệ chỉ huy – phục tùng. Mỗi người đồng

dụng tổ chức phạm tội như là công cụ sức mạnh trong hoạt động phạm tội của

mình.

Trong khi thực hiện rửa tiền, tài sản do phạm tội mà có, nhóm phạm tội có

sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về mọi mặt cho việc thực hiện cũng như cho việc

che giấu tội phạm với phương pháp, thủ đoạn thường tinh vi, xảo quyệt v.v...

Với đặc điểm như vậy, rửa tiền có tổ chức có nhiều khả năng cho phép

hành vi tội phạm được thực hiện liên tục, nhiều lần, gây ra những hậu quả rất

nghiêm trọng nên Điều 251 đã quy định đây là tình tiết chuyển khung từ khung 1

– khung cơ bản sang khung 2 – khung có tình tiết tăng nặng. Mỗi thành viên

tham gia vào đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự tương xứng với vai trò của họ trong quá trình cùng chung sức thực hiện tội phạm. Chế định phạm tội có

tổ chức ở đây đóng vai trò tích cực đối với việc phân hoá trách nhiệm hình sự và cá thể hoá hình phạt.

Trường hợp phạm tội rửa tiền có lợi dụng chức vụ, quyền hạn

Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do

một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực

hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công

vụ. Người có quyền hạn là người được giao thực hiện một công vụ và do thưc

hiện công vụ đó nên họ có một quyền hạn nhất định. Công vụ không bó hẹp

trong phạm vi những nhiệm vụ liên quan đến hoạt động công quyền mà cần hiểu ở phạm vi rộng hơn, đó là tất cả những hoạt động có liên quan đến lợi ích của

cộng đồng (cả tư quyền và công quyền). Người có quyền hạn thông thường là

người có chức vụ, nhưng cũng có thể là người không có chức vụ nhưng được

giao hoặc được tham gia thực hiện một công vụ.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội là tội phạm xảy ra do người có

chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi phạm tội đó có liên quan trực tiếp đến

chức vụ quyền hạn của họ; nếu không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể

thực hiện phạm tội; chức vụ quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội

thực hiện tội phạm dễ dàng. Ví dụ: nếu A là nhân viên kế toán thông qua công

việc của mình gian lận giấy tờ, số liệu nhằm che giấu nguồn gốc lượng tiền phi pháp nào đó thì có thể bị xem là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để rửa tiền. Tuy nhiên, người phạm tội có việc lợi dụng chức vụ để phạm tội thì mới bị coi là có tình tiết tăng nặng. Nếu tội phạm do họ thực hiện không có liên quan gì đến chức

vụ quyền hạn của họ thì dù họ có chức vụ, quyền hạn thì cũng không bị coi là có tình tiết tăng nặng này. Ví dụ: B là nhân viên hải quan đã mở nhiều tài khoản ở ngân hàng để nhận và chuyển đi một lượng tiền (80.000.0000 đồng) do A tham

nhũng có được để che giấu nguồn gốc của chúng thì không thể coi hành vi rửa

tiền của B là lợi dụng chức vụ, quyền hạn được.

Trường hợp phạm tội nhiều lần hoặc có tính chất chuyên nghiệp

+ Trường hợp phạm tội nhiều lần

Rửa tiền nhiều lần là trường hợp một người thực hiện tội phạm rửa tiền mà trước đó người phạm tội đã phạm tội này ít nhất là một lần và chưa lần nào bị đưa ra xét xử. Hay nói cách khác là một người thực hiện rửa tiền từ hai lần trở

lên và mỗi lần thực hiện hành vi đã cấu thành tội phạm nhưng tất cả các lần phạm

tội đó đều bị xét xử trong cùng một bản án. Ví dụ: Tháng 2/2010, A hợp pháp hoá được 51.000.000 đồng do H buôn lậu có được; tháng 8/2010 A tiếp tục tẩy

rửa 79.000.000 đồng do C cướp được nhưng đang thực hiện thì bị bắt giữ. Vậy A đủ điều kiện để có thể bị coi là phạm tội rửa tiền với tình tiết tăng nặng là phạm

tội nhiều lần.

Cần phân biệt phạm tội rửa tiền nhiều lần khác với phạm tội liên tục bởi

phạm tội liên tục là do một loạt hành vi phạm tội cùng loại, xảy ra kế tiếp nhau

về mặt thời gian tạo thành, nằm đạt tới mục đích phạm tội. Trong loạt hành vi ấy có hành vi đã là tội phạm, có cái chưa phải là tội phạm nhưng nó là tội phạm

thống nhất. Ngoài ra, nếu nhiều lần phạm tội và mỗi lần đó lại cấu thành các tội khác nhau như một lần trộm cắp, một lần tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội

mà có và lần cuối thì phạm tội rửa tiền thì không phải là phạm tội nhiều lần mà là phạm nhiều tội.

Khi xác định tình tiết rửa tiền nhiều lần cần lưu ý:

+ Nhiều lần thực hiện hành vi rửa tiền nhưng những hành vi đó đã cấu

thành tội phạm. Nếu hành vi đó đã bị xử lý không kể bị xử lý bằng hình thức gì

như: Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án thì không tính lần phạm tội đó vào lần

phạm tội sau để coi bị cáo phạm tội nhiều lần.

+ Trường hợp hành vi rửa tiền đã được Viện kiểm sát không truy tố cùng với hành vi phạm tội bị đưa ra xét xử hoặc tách thành một vụ án khác thì cũng

không coi là phạm tội nhiều lần.

Hành vi phạm tội trong trường hợp này là sự lặp lại tội phạm trước đó nên có mức độ nguy hiểm cao hơn nên bị xét là tình tiết định khung tăng nặng trách

nhiệm hình sự. Mức độ tăng nặng này phụ thuộc vào số lần phạm tội và mức độ

nghiêm trọng của tội phạm mà mỗi lần bị cáo thực hiện.

+ Trường hợp phạm tội rửa tiền có tính chất chuyên nghiệp

Theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại

“phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” tại điểm b khoản 1 Điều 48 và tại một số điều luật trong Phần các tội phạm của BLHS khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xoá án tích;

b) Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết

quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

Khi áp dụng tình tiết này, cần lưu ý rằng khái niệm rửa tiền chuyên nghiệp được hiểu ở đây không đồng nghĩa với khái niệm nghề nghiệp của một người, vì không thể coi tội phạm là một nghề kiếm sống, tính chất chuyên nghiệp của hành vi phạm tội thể hiện ở chỗ tội phạm đó lặp đi lặp lại nhiều lần mà người phạm tội

coi việc rửa tiền đó là phương tiện kiếm sống. Tuy nhiên không phải hành vi phạm tội rửa tiền nào lặp đi lặp lại từ năm lần trở lên chưa hết thời hiệu truy cứu

trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xoá án tích đều bị coi là có tính chất chuyên nghiệp mà chỉ những hành vi nà người phạm tội coi đó là nguồn sống chính thì mới có tính chất này.

Cũng theo Nghị quyết trên: Đối với trường hợp phạm tội từ năm lần trở lên mà trong đó có lần phạm tội đã bị kết án, chưa được xóa án tích thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị áp dụng cả ba tình tiết là “phạm

tội nhiều lần”, “tái phạm” (hoặc “tái phạm nguy hiểm”) và “phạm tội có tính chất

chuyên nghiệp”. Điểm cần lưu ý là cùng một lúc viện dẫn hai tình tiết “phạm tội

có tính chất chuyên nghiệp” và “phạm tội nhiều lần” đối với người phạm tội khi xác định được tội phạm đã thỏa mãn hai yếu tố trên. Nghĩa là trong năm lần

phạm tội dẫn đến tội phạm thuộc tính chất “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”

thì có ít nhất có hai lần phạm tội trở lên không được miễn trách nhiệm hình sự, chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm

hình sự

Trường hợp phạm tội rửa tiền dùng thủ đoạn tinh vi xảo quyệt là dùng

những mánh khóe cách thức gia dối, thâm hiểm làm cho những người khác khó lường gây nhiều phức tạp cho quá trình điều tra. Ví dụ: Hình thức phạm tội với

vỏ bọc hợp pháp là một công ty, doanh nghiệp, một tổ chức, những tên cầm đầu

của tổ chức rửa tiền thường mang bộ mặt là những giám đốc "chân chính", làm

ăn phát đạt, có quan hệ với những người có cương vị, thế lực. Nếu chỉ vẻ bên ngoài và quan hệ bình thường thì rất khó có thể nhận biết đó là một doanh nhân thành đạt hay là tên tội phạm nguy hiểm. Do vậy, không tránh khỏi và cũng rất

nên thân thiết với những tên trùm của tổ chức tội phạm, bị chúng khéo léo khai

thác, lợi dụng. Bọn tội phạm còn lợi dụng công nghệ cao để ghi lại hình ảnh, giọng nói về những lỗi lầm của đối tác để khống chế... nhằm tiếp tay cho chúng

rửa tiền trót lọt.

Tiền, tài sản phạm tội có giá trị lớn

Đây là trường hợp người phạm tội đã rửa tiền nhưng tiền, tài sản do phạm

tội có được mà họ tẩy rửa có giá trị lớn. Do chưa có hướng dẫn tài sản, tiền phạm

pháp có giá trị bao nhiêu thì được coi là lớn nên tham khảo các quy định của

BLHS về các tội phạm xâm phạm sở hữu để xác định tài sản, tiền phạm tội có

giá trị lớn. Ví dụ: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200

triệu đồng thì thuộc trường hợp quy định tại khỏan 2 của điều luật và tình tiết này

được quy định trong cùng một khung hình phạt với tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng trong một số tội phạm xâm phạm sở hữu nên có thể xem tiền, tài sản phạm

tội có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng là tiền, tài sản phạm tội có

giá trị lớn.

Thu lợi bất chính lớn

Thu lợi bất chính là những nguồn lợi từ việc rửa tiền đem lại cho người

phạm tội. Trường hợp này chưa có văn bản hướng dẫn nhưng có thể tham khảo

tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bac thu lợi bất chính lớn nên vận dụng Nghị quyết

số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn trường hợp thu lợi bất chính lớn đối với tội tổ chức đánh

bạc hoặc gá bạc. Cụ thể là thu lợi bất chính do hành vi rửa tiền từ năm triệu đồng đến dưới mười lăm triệu đồng là thu lợi bất chính lớn.

Gây hậu quả nghiêm trọng;

Phạm tội rửa tiền gây hậu quả nghiêm trọng là những thiệt hại do tội phạm này gây ra lớn hơn so với mức bình thường. Đến thời điểm này, chưa có văn bản

hướng dẫn cụ thể về tình tiết này. Tuy nhiên, những lưu ý trong trường hợp này là hậu quả phải do hành vi phạm tội gây ra (có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả), để xem xét trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng về nguyên tắc chung phải đánh giá một cách toàn diện, đầy

đủ các hậu quả, có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản hoặc hậu quả

phi vật chất (gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; gây ảnh hưởng xấu về an ninh, trật tự, an toàn xã hội). Tham khảo mục 3 của Thông tư liên tịch của toàn án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, bộ Công an, bộ Tư pháp số 02/2001/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 về việc hướng dẫn áp dụng một số quy

định tại chương XIV “Về các tội xâm phạm sở hữu” của BLHS 1999 (Thông tư

liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/200):

“Đối với các tội có quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt, giá trị tài sản bị sử dụng trái phép, giá trị tài sản bị huỷ hoại hoặc bị làm hư hỏng, thì việc xác định hậu quả thiệt hại về tài sản không phải căn cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt, giá trị tài sản bị sử dụng trái phép, giá trị tài sản bị huỷ hoại hoặc bị làm hư hỏng, vì giá trị tài sản này đã được quy định thành tình tiết định khung riêng biệt. Hậu quả phải là thiệt hại về tài sản xảy ra ngoài giá trị tài sản bị chiếm đoạt, giá trị tài sản bị sử dụng trái phép, giá trị tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư

Một phần của tài liệu luận văn luật tư pháp tội rửa tiền trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 48)