5. Cấu trúc của luận văn
2.3. Những điểm mới trong quy định của luật hình sự hiện hành về
rửa tiền
Do được ban hành từ năm 1999 trong bối cảnh nước ta chưa hội nhập sâu
vào nền kinh tế thế giới, nhiều điều ước quốc tế chúng ta chưa có điều kiện gia
nhập nên BLHS chưa phản ánh được những yêu cầu đấu tranh chống tội phạm trong điều kiện hội nhập quốc tế, nhất là các tội phạm mang tính quốc tế như rửa
tiền nên chưa tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho việc thực hiện các nghĩa vụ
mà Việt Nam đã cam kết trong các điều ước quốc tế về phòng, chống tội phạm
cũng như việc thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự giữa ta với các nước khác.
Qua phân tích những yếu tố cấu thành về tội phạm rửa tiền theo Điều 251 ở trên đã cho thấy quy định của luật hình sự hiện hành đã theo hướng bao quát hơn các hành vi rửa tiền được đề cập trong Công ước chống tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia (TOC) và các khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về
chống rửa tiền (FATF).
- Điều luật đã bổ sung thêm hai hành vi:
“+ Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó.
+ Thực hiện một trong các hành vi nêu trên đối với tiền, tài sản biết rõ là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có”.
Đây là điểm mới rất tích cực đã bổ sung Điều 251 trước đây đã bỏ sót bởi
vì có những đối tượng không sử dụng tiền, tài sản cũng không tham gia vào các giao dịch mà họ dùng cách thức im lặng, không khai báo về quá trình tẩy rửa dù thực tế họ biết rõ nhằm giúp che giấu nguồn gốc tội phạm của tài sản, tiền. Điểm
quá trình rửa tiền đang ở giai đoạn thứ hai hay thứ ba khi mà tiền, tài sản do phạm tội mà có đã được chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi ra nhiều dạng khác nhau như ngoại tệ, giấy tờ có giá, bất động sản, hàng xa xỉ (kim cương, đá
quý,...)
- Điểm a khoản 1 Điều 251 BLHS đã bổ sung quy định về yếu tố lỗi “ biết
rõ là do phạm tội mà có” tức là khi đã có hành vi “tẩy rửa” trên tiền, tài sản có được do phạm tội nhưng cần phải xét đối tượng có biết rõ nguồn gốc của tài sản đó hay không mới kết tội này. Bởi quy định trước đây chỉ khái quát “hợp pháp
hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có” không mô tả rõ về mặt chủ quan trong điều
luật nên vừa giảm hiệu lực răn đe phòng ngừa vừa gây khó khăn cho việc áp
dụng, thực thi pháp luật. Cũng ở điểm a khoản 1 này đã thay đổi cụm từ “để hợp
pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có” thành “nhằm che giấu nguồn gốc bất
hợp pháp của tiền, tài sản đó” để phù hợp hơn với bản chất của rửa tiền.
Những dạng rửa tiền luôn biến đổi tỷ lệ thuận với sự phát triển kinh tế xã hội và những kẻ rửa tiền mức hiểu biết nhất định để có thể lợi dụng những kẽ hở
của pháp luật để sử dụng tiền, tài sản đó vào việc tiến hành các hoạt động không
nhất thiết nhằm mục đích kinh doanh hoặc hoạt động kinh tế khác mà có thể làm quà tặng, làm từ thiện, tài trợ cho các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và các hoạt động phi lợi nhuận khác. Nên ở lần sửa đổi này cụm từ “ sử dụng tiền, tài sản đó vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động kinh tế khác” được thay bằng “sử dụng tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có vào việc tiến
hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác” ở khoản 1 Điều 251 là
điểm mới rất hợp lý. Từ đó người dân và các cơ quan chức năng có cách nhìn toàn diện và chính xác hơn về vấn nạn này đồng thời tạo điều kiện cho quá trình phòng và trừng trị rửa tiền có hiệu quả tránh bỏ lọt tội phạm.
Về xử lý:
- Ngoài ba trường hợp tăng nặng hình phạt như quy định ở khoản 2 Điều 251 trước đây (có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội nhiều lần), nhà làm luật bổ sung thêm sáu trường hợp khác cũng cần phải xử lý nghiêm. Đó là:
Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; tiền, tài sản phạm tội có giá trị lớn; thu lợi bất chính lớn; gây hậu quả nghiêm trọng hoặc
tái phạm nguy hiểm.
Đối với các trường hợp phạm tội rửa tiền thuộc khoản 3 điều cũng được
sửa đổi như sau:
+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;
+ Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn.
- Trước đây, khoản 3 điều luật chỉ quy định một tình tiết: Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng là yếu tố định khung hình phạt trong khi đó
khoản 2 ở Điều 251 không quy định phạm tội thuộc trường hợp nghiêm trọng
hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Đây là điểm bất cập của luật. Hiện nay trên cở sở
yếu tố tăng nặng của khoản 2, khoản 3 đã phát triển lên những trường hợp tăng
nặng cụ thể như trên để vừa khắc phục bất cập của luật vừa thể hiện tính răn đe
tội phạm.
- Trách nhiệm hình sự ở mỗi khung vẫn trên cơ sở kế thừa trên điều luật trước đây nhưng ở khoản 4 – hình phạt bổ sung về tịch thu tài sản đã được cụ
thể hơn “tịch thu một phần hay toàn bộ tài sản” thay vì quy định chung chung là “tịch thu tài sản”.
Điều 251 BLHS hiện hành đã phân hóa tội phạm rửa tiền thành nhiều trường hợp để đảm bảo xử lý hình sự trên nguyên tắc công bằng đối với từng
hành vi phạm tội có mức độ nguy hiểm khác nhau thì có cơ sở pháp lý áp dụng
mức hình phạt khác nhau nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, ngăn ngừa họ phạm tội mới và giáo dục người
khác tôn trọng pháp luật.
Việc BLHS 1999 sửa đổi thay thế “tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm
tội mà có” bằng “tội rửa tiền” có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là lần đầu tiên hành vi rửa tiền được pháp luật hình sự nước ta quy định chính thức là tội phạm. Điều
này tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc để đề ra đồng thời thực hiện các biện pháp
phòng ngừa rửa tiền có hiệu quả, tạo điều kiện điều tra, thu hồi được lượng tài sản do hành vi này tẩy rửa góp phần thủ tiêu nguồn lợi nuôi dưỡng những tội
phạm nguồn của tội này. Cuối cùng, quy định rửa tiền là tội phạm sẽ tạo cơ sở
cho việc hợp tác quốc tế lớn hơn do bản chất hình sự và các khía cạnh quốc tế
của tội này, các cơ quan có thẩm quyền phải dùng đến các công cụ quốc tế mạnh
mẽ, đặc biệt là cơ chế tương trợ tư pháp để có thể theo dõi, khởi tố việc rửa tiền
có tính chất quốc tế, bắt buộc thi hành bản án một cách có hiệu quả hơn.