5. Cấu trúc của luận văn
3.1.2. Thực trạng và những dự báo về diễn biến tội phạm rửa tiền ở
trong thời gian tới
Theo Quyết định số 1002/QĐ-NHNN ngày 08/7/2005 của Thống đốc
NHNN Việt Nam Trung tâm thông tin chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) đã được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ 01/8/2005. Sau
một năm hoạt động, có sáu triệu giao dịch được ghi nhớ và trong số này, Trung tâm thông tin phòng chống rửa tiền ghi nhận có khoảng hai mươi giao dịch đáng
ngờ. Tuy nhiên, chưa một vụ nghi vấn nào được kết luận là hành vi rửa tiền nhưng không thể khẳng định ở Việt Nam chưa có hành vi rửa tiền. Các giao dịch
về tài chính ở nước ta chủ yếu là tiền mặt trao tay, ít dùng các công nghệ thanh toán như các nước trên thế giới. Điều này khiến việc kiểm tra hoạt động rửa tiền
rất khó bị phát hiện nhưng từ một lẽ thông thường, nơi nào xuất hiện tội phạm thì sẽ xuất hiện hành vi rửa tiền để che giấu tài sản từ phạm tội mà có. Khó có thể
thống kê chính xác thời điểm hành vi rửa tiền xuất hiện, nhưng có những dấu
hiệu cho thấy, các nhóm tội phạm quốc tế đã nhắm đến Việt Nam để thực hiện
hành vi rửa tiền mặc dù cho đến thời điểm này chưa có vụ án rửa tiền nào bị đem
ra xét xử.
Lực lượng Cảnh sát Quốc tế Interpol đưa ra cảnh báo, trong những năm qua, đã xuất hiện một số vụ rửa tiền thông qua việc chuyển tiền có nguồn gốc bất
hợp pháp từ nước ngoài vào Việt Nam. Đặc biệt, một số đối tượng, băng nhóm
19
Trang tin Hà Nội mới online, FATF liệt 8 nước vào “danh sách đen” rửa tiền và tài trợ khủng
bố, http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/The_gioi/309131/fatf-liet-8-nuoc-vao-danh-sach-den-rua- tien-va-tai-tro-khung-bo.htm, [truy cập ngày 18/3/2010].
tội phạm người gốc Phi vào Việt Nam sử dụng giấy tờ giả mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại để đồng bọn ở nước ngoài chuyển tiền vào, sau đó rút hết
tiền trong các tài khoản này. Ví dụ: Từ tháng 4/2004 đến tháng 7/2006, các cơ
quan chức năng đã phát hiện James Edmund Corbett (công dân Australia, tạm trú
tại phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM) có dấu hiệu bất thường, nghi
vấn là rửa tiền. James E.Corbett đã mở các tài khoản vãng lai USD tại một số
ngân hàng ở thành phố Hồ Chí Minh, thông qua các tài khoản này, đã nhận hơn
3,2 triệu USD từ nước ngoài chuyển vào Việt Nam, sau đó lần lượt chuyển cho
một số công ty ở Việt Nam và ở nước ngoài.
Vào 10/2008, Phòng An ninh kinh tế (PA17, Công an Đà Nẵng) đã phối
hợp phá thành công vụ rửa tiền của bọn tội phạm quốc tế thông qua ngân hàng Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên một vụ trộm cắp tiền tại ngân hàng nước
ngoài với số lượng lớn, chuyển vào VN thông qua nhiều ngân hàng khác nhau
cho các đối tượng người nước ngoài đang chờ sẵn để rút đã bị phá với đầy đủ
chứng cứ, truy nguyên được nguồn gốc tiền nơi các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội. Theo PA17 Đà Nẵng cho biết thủ phạm là Baggio Carlitos Linska, quốc tịch Mozambique đã bị bắt khi tên này đến chi nhánh một ngân hàng
thương mại tại Đà Nẵng mở cùng lúc hai tài khoản. Ngay sau khi mở được tài khoản, lập tức có hơn 4,1 tỷ đồng được chuyển vào. Điều đáng nghi ngờ là, đối tượng này tức tốc làm thủ tục để rút tiền. Nhận thấy giao dịch bất thường, cơ quan điều tra đã vào cuộc và xác minh số tiền trên là khoản tiền bọn tội phạm đánh cắp từ một tài khoản nước ngoài. Sau đó chuyển vào Việt Nam qua hai chi
nhánh ngân hàng thương mại tại Đà Nẵng và Bà Rịa-Vũng Tàu. Công an Đà
Nẵng đã tiến hành tạm giữ Linska và Massamba Lendebe Vis (quốc tịch Mozambique). Đáng tiếc là Niaty Lokasso Djamba (quốc tịch Congo), người đã mở tài khoản và được chuyển số tiền hơn 3,34 tỷ đồng tại Bà Rịa-Vũng Tàu đã nhanh chân tẩu thoát.
Trong một số vụ án khác, lực lượng điều tra cũng đã phát hiện hành vi rửa
tiền tinh vi như trường hợp việt kiều Lê Thị Phương Mai đầu tư tiền từ hoạt động
ma tuý vào các dự án của Công ty Viet Can Resorts & Plannation Inc. Theo hồ sơ của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), Lê Thị Phương Mai là nhân vật đã
đứng ra tổ chức một tập đoàn tội phạm quốc tế lớn tại Bắc Mỹ, hoạt động theo
qui trình khép kín từ sản xuất, tiêu thụ ma túy đến rửa tiền. Đầu năm 2004, trước
khi bị FBI bắt khoảng 3 tháng, Mai cùng một số người khác dưới danh nghĩa người của Công ty Viet - Can Resorts & Plantation Inc, có trụ sở tại 857, Unit 1, Somerset St. WestOttawaOntarioCanada), đã về Việt Nam tìm "cơ hội đầu tư".
Mai đã xin phép đầu tư 25 triệu USD vào dự án khu nghỉ mát và căn hộ cho thuê tại Dốc Lết, thuộc huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Cùng lúc, Công ty Viet - Can Resorts & Plantation cũng lập một website trên mạng Internet để quảng bá
dự án du lịch cùng một dự án khác ở tỉnh Lâm Đồng. Tháng 2/2004, UBND tỉnh Khánh Hoà có văn bản đồng ý về mặt chủ trương cho phép đầu tư khu nghỉ mát và căn hộ cho thuê với diện tích khoảng 70 ha tại Dốc Lết. Dự án chưa kịp hoàn thành thủ tục thì Mai bị bắt giữ.
Rửa tiền qua đánh bạc là phương pháp rửa tiền nhanh mà bọn tội phạm thường áp dụng. Trước đây, Công an Việt Nam phối hợp với phía Canada điều tra trùm cá độ bóng đá Ngô Tiến Dũng (tức Lai Thành Hữu, Dũng “Kiều”) có
dấu hiệu mang hàng chục triệu USD từ nước ngoài về “rửa tiền” ở Việt Nam.
Ngô Tiến Dũng được xác định là người cầm đầu đường dây cá độ bóng đá cực
lớn, với số tiền luân chuyển 1-2 triệu USD mỗi đêm. Vụ việc này cho thấy, mánh
khoé của tội phạm rửa tiền là dùng “tiền bẩn” mở tài khoản ở ngân hàng, sau đó
chúng sẽ dùng số tiền đó rót vào những trận cá độ bóng đá trên mạng. Nếu thắng,
tiền thưởng sẽ được thanh toán vào một tài khoản hợp pháp khác.
Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội, nhiều
nguồn lực nhưng cũng kéo theo nhiều yếu tố rủi ro và là một mảnh đất mới cho
giới tội phạm rửa tiền. Việc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nhận được
email từ một số doanh nhân Nigeria yêu cầu mở tài khoản 28 triệu USD, hứa hẹn
sẽ chi lại 15% tổng số tiền. Nhiều lời chào hàng từ phía các công ty tài chính của
Mỹ, Thụy Sĩ, Nigiêria… đề nghị các doanh nghiệp phía Việt Nam cung cấp
những hợp đồng khống và thư L/C ký chờ. Nếu phi vụ thành công, phía doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng lợi đến 30- 40% giá trị hợp đồng. (số liệu trích
dẫn từ “Một số thủ đoạn của bọn tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng” - Hiệp hội
ngân hàng Việt Nam, NXB Lao động). Ngoài ra, dấu hiệu của hoạt động rửa tiền
tiềm ẩn qua hiện tượng hàng loạt các công ty trong các khu công nghiệp, khu chế
xuất tại thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng tuyên bố phá sản hoặc biến mất sau
một thời gian ngắn hoạt động. Bọn tội phạm đã lợi dụng chính sách khuyến khích đầu tư của Việt Nam để thực hiện các hoạt động rửa tiền của mình. Những khoản
tiền thu được qua việc thanh lý tài sản không đủ so với số tiền đầu tư nhưng được
khoác vỏ bọc hợp pháp do đây là tiền có nguồn gốc từ hoạt động kinh doanh.
Các chuyên gia của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và quản lý
chức vụ (Bộ Công an) cho rằng có nhiều nguy cơ rửa tiền qua chứng khoán và thị trường bất động sản ở Việt Nam đang thực hiện do đặc thù của chứng khoán là mọi người đều có quyền mua đi bán lại cổ phiếu và tái đầu tư trong khi giá cổ
phiếu lại lên xuống thất thường. Thực tế khi quan sát tình hình kinh tế Việt
những năm qua thì dễ dàng nhận ra tốc độ phát triển của hai thị trường này là rất
khó dự đoán, dễ đi từ trạng thái phát triển nóng chuyển sang đóng băng. Không đi sâu vào diễn biến của hai thị trường này, nhưng nhìn chung chỉ số VN –Index của thị trường chứng khoán liên tục tăng cao trong năm 2007 và đầu năm 2008. Tương tự thị trường bất động sản cũng tăng cao trong nửa cuối năm 2007, nổi bật
với hình ảnh những vụ chen lấn nhau mua căn hộ cao cấp tại TP.HCM từ căn hộ
The Manor, Phú Mỹ Hưng, The Mansio, sau đó là The Vista đến Sky Garden
320, với giá bán được đẩy từ 1.600 USD lên đến 2.800 USD/m2 chỉ trong
khoảng thời gian rất ngắn. Điều này cho thấy có một luồng tiền rất lớn đã đổ vào thị trường này nhưng việc kiểm tra nguồn gốc của lượng tiền này không được quan tâm đúng mức.
Trong các vụ án được triệt phá gần đây đã đem đến nhận thức rõ hơn về
hoạt động này của giới tội phạm. Điển hình các vụ án Trịnh Nguyên Thuỷ, vụ án Năm Cam và đồng bọn. Những đồng tiền thu được từ hoạt động sản xuất, buôn
bán ma tuý hay cướp bóc, bảo kê, cho vay nặng lãi, cá độ… đã được rửa thông qua đầu tư vào các khu sinh thái, nhà hàng, khách sạn, vũ trường, bất động sản, ô
tô, biệt thự… Một khối lượng tài sản quá lớn so với thu nhập. Bên cạnh đó, các đối tượng còn hợp pháp hóa tiền, tài sản có được từ các hoạt động phạm tội bằng
các thủ đoạn mua nhà, đất, xe ô tô,... đứng tên họ hàng, anh em hoặc người khác gây khó khăn cho công tác điều tra, quản lý. Những điều này vẫn tồn tại do cơ
chế kiểm soát tài sản, quản lý bất động sản, các thiết chế tài chính khác của
chúng ta còn thiếu và yếu. Bên cạnh đó, khi lượng tiền của những tên tham nhũng hay trùm ma túy, buôn người vẫn chưa được phát hiện và điều tra đến nơi
tiêu thụ của những đồng tiền tội lỗi đó tức là còn hành vi rửa tiền còn ở ngoài vòng pháp luật và sẽ tạo tâm lý xem thường pháp luật tạo ra vòng tròn của tội
phạm do được hành vi rửa tiền “nuôi dưỡng”.
Những chứng cứ được phát hiện trong thời gian qua có thể chỉ mới là một
phần của sự thật vì tội phạm này có tính ẩn cao. Theo khuyến cáo của nhiều
chuyên gia thì nền kinh tế Việt Nam có thể trở thành mảnh đất màu mỡ cho tội
phạm rửa tiền trong thời gian tới. Không chỉ là nhận định chung chủ quan mà thực tế đang diễn ra ở nước ta cũng cho phép thừa nhận như vậy. Bởi vì những
yếu tố như hệ thống thanh tra, giám sát, hệ thống kế toán và tìm hiểu khách hàng của các ngân hàng còn kém phát triển; Ngoài ra, nền kinh tế của ta đang trên đà
20
Trang tin Luật Việt, phòng chống rửa tiền ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế,
hội nhập với sự gia tăng thương mại và đầu tư quốc tế, đồng thời là quốc gia với
“nền kinh tế tiền mặt”, được đánh giá là có “tính chất mở” hàng đầu thế giới, các
luồng chuyển tiền không chính thức khá lớn khiến cho việc kiểm soát các giao
dịch, thanh toán trở nên khó khăn. Chính vì thế những đối tượng tội phạm quốc
tế sẽ có thể lợi dụng những kẽ hở của pháp luật, chính sách do còn thiếu kinh
nghiệm hội nhập so với các nước khác để chúng lợi dụng để tẩy rửa những đồng
tiền tội lỗi. Hơn thế nữa, rửa tiền sẽ được thực hiện với thủ đoạn ngày càng tinh
vi hơn nhất là thông qua công nghệ thông tin khi các hình thức kinh doanh qua
mạng ngày càng phát triển thì bọn tội phạm sẽ lợi dụng máy tính thành một công
cụ để rửa tiền hiệu quả.
Để phát triển ổn định thì nhà nước ta cần phải biện pháp hiệu quả nhanh,
mạnh đối với tội phạm nguy hiểm này bởi vì nếu hệ thống phòng chống rửa tiền ở Việt Nam không hữu hiệu sẽ thu hút các luồng tiền bất hợp pháp từ nước khác đổ vào Việt Nam. Các nguồn tiền "đen" sẽ dễ dàng chuyển vào các định chế tài chính, tổ chức tín dụng của Việt Nam rồi nhanh chóng rút đi các nước khác. Khi đó, Việt Nam sẽ trở thành trung gian chuyển tiền đi các nước khác. Trong nhiều trường hợp, nếu một lượng tiền khổng lồ đến rồi đi nhanh chóng sẽ dễ gây đổ vỡ
cả hệ thống tài chính.
3.2. Những bất cập trong phòng chống tội phạm rửa tiền ở Việt Nam
3.2.1. Về pháp luật
Khung pháp lý chống rửa tiền chưa hoàn chỉnh: Hiện nay các quy định
nhằm phòng chống rửa tiền nằm rải rác ở BLHS, Luật tổ chức tín dụng và Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/06/2005 chuyên về vấn đề này, Thông tư số
22/2009/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước ngày 17/11/2009 hướng dẫn thực
hiện nghị định trên, Thông tư số 148/2010/TT-BTC ngày 24/9/2010 hướng dẫn
thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền đối với lĩnh vực bảo hiểm, chứng
khoán và trò chơi giải trí có thưởng (Thông tư số 148/2010/TT-BTC)... còn chống rửa tiền trong lĩnh vực khác như đăng ký bất động sản vẫn chưa được hướng dẫn. Đánh giá một cách khách quan thì những quy định này là một nỗ lực
của Việt Nam tuy nhiên chưa đủ là cơ sở để chống rửa tiền có hiệu quả. Nguyên nhân chính là Luật và Nghị định tiếp cận các vấn đề có liên quan đến hoạt động
rửa tiền một cách chung chung, chưa hướng dẫn chi tiết (tìm hiểu cụ thể ở phần sau). Đồng thời, do rửa tiền còn quá mới đối với Việt Nam nên ta chưa có các
bài học kinh nghiệm riêng để hoàn thiện hệ thống pháp luật phòng chống loại tội
phạm này.
tiền trong BLHS sửa đổi đã phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế về
vấn đề này. Tuy nhiên, trong văn bản hướng dẫn về phòng chống rửa tiền Nghị định số 74/2005/NĐ-CP thì khái niệm rửa tiền chưa được sửa đổi chỉ với ba nhóm hành vi và không có tính khái quát cao để tương đồng với BLHS (quy định tội rửa tiền với bốn nhóm hành vi) gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật
vào thực tế nhất là các bộ phận phải tuân thủ các biện pháp phòng chống rửa
tiền.
Về Luật hình sự:
+ Tội nguồn của tội rửa tiền: Luật hình sự của nước ta không quy định
giới hạn tội phạm nguồn của tội phạm rửa tiền mà miễn đó là tội phạm tạo ra thu
nhập mà khi được rửa sẽ dẫn đến tội rửa tiền. Điều đó đồng nghĩa, những tội được quy định trong BLHS hiện hành có thể là tội phạm nguồn. Quy định thêm hành vi nguy hiểm nào là tội phạm sẽ đồng thời mở rộng hơn các tội phạm nguồn
của tội rửa tiền. Công việc này cần căn cứ thực trạng nước ta và tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế. Nỗ lực đầu tiên chống lại việc rửa tiền được nêu trong Công
ước Viên. Nhưng Công ước này là một công cụ quốc tế kiểm soát ma túy và các tội phạm nguồn của tội rửa tiền chỉ liên quan đến các hành vi buôn bán bất hợp pháp ma túy. Công ước Palermo yêu cầu nghĩa vụ các quốc gia thành viên phải quy định “với phạm vi rộng nhất” các tội phạm nguồn. Khuyến nghị số 4 trong
phiên bản năm 1996 của 40 khuyến nghị FATF đã nêu rõ rằng các tội phạm
nguồn phải “dựa trên các tội nghiêm trọng”. Tuy nhiên, cả Công ước Palermo và phiên bản năm 1996 của 40 khuyến nghị FATF đều không xác định chi tiết thế
nào là “phạm vi rộng nhất” các tội phạm nguồn hay thế nào là “các tội nghiêm