So sánh với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác

Một phần của tài liệu luận văn luật tư pháp tội rửa tiền trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 61 - 63)

5. Cấu trúc của luận văn

2.5.1. So sánh với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác

mà có

Khái niệm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có:

- Theo Điều 250 BLHS, người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp,

tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có thì phạm tội chứa chấp

hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Cụ thể, tội này gồm hai hành vi:

+ Chứa chấp tài sản là trường hợp người phạm tội đã cất, giữ, giấu giếm

một cách trái phép do người khác phạm tội mà có ở rong nhà mình, ngoài vườn, dưới bếp, … hay bất kỳ nơi nào khác.

+ Tiêu thụ tài sản là trường hợp người phạm tội đã chuyển dịch sang người khác một cách bất hợp pháp tài sản bị chiếm đoạt bằng bất kỳ hình thức

phạm tội nào: Đổi tài sản bị chiếm đoạt lấy tài sản hợp pháp; bán hộ hay mua lại

tài sản bị chiếm đoạt; tặng cho người thân của người phạm tội hay bất kỳ người

nào theo yêu cầu của người phạm tội ...

Giống nhau:

Cả hai tội phạm đều được quy định tại chương XIX (các tội xâm phạm an

toàn công cộng, trật tự công cộng) và đều có cấu thành tội phạm hình thức - cấu

thành tội phạm có một dấu hiệu mặt khách quan là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.

Mặt khách thể: Cả tội rửa tiền và tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đều là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội vì nó không những khuyến khích việc thực hiện tội phạm ở những người khác, cản trở gây khó khăn cho các cơ quan điều tra, truy tố xét xử khi thực hiện nhiệm vụ của

mình mà còn trực tiếp xâm hại đến trật tự công cộng, trật tự pháp luật xã hội chủ

nghĩa (Ví dụ: Tạo điều kiện về tài chính cho tội phạm hoạt động, khó khăn phát

hiện những tài sản do phạm tội mà có, thu giữ và xử lý những tài sản đó...).

Mặt khách quan: Người thực hiện hai tội phạm này đều không có hứa hẹn trước với người phạm tội nguồn và đều không tác động đến việc người phạm tội

gốc có được tài sản hay không. Nếu giữa họ có sự thỏa thuận trước thì đây là

hành vi giúp sức trong đồng phạm. Khi có một trong các hành vi thuộc mặt

khách quan của tội phạm diễn ra trên thực tế thì tội phạm được xem là hoàn thành mà không bắt buộc xét đến hậu quả. Đối tượng của cả hai tội là tiền, tài sản

do phạm tội mà có. Đối tượng của tội rửa tiền và tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đều là tiền, tài sản do phạm tội mà có được.

Mặt chủ quan: Cả hai tội phạm đều thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp -

Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; tội chứa chấp hoặc

tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội rửa tiền đều quy định rõ nhận thức của người phạm tội nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản, tiền song vẫn

thực hiện.

Chủ thể của tội phạm là bất kỳ người nào có năng lưc trách nhiệm hình sự

Về trách nhiệm hình sự: Cả hai tội phạm đều được luật định với khung

hình phạt cơ bản, khung hình phạt tăng nặng, hình phạt bổ sung trong đó khung

hình phạt cao nhất là mười lăm năm tù.

Khác nhau:

Mặt chủ quan: Điểm khác nhau rõ ràng nhất giữa hai tội là mục đích của

tội phạm. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là nhằm tiêu thụ tiền, tài sản do phạm tội có được..

Mục đích của tội rửa tiền thì không nhằm tiêu thụ mà là hợp pháp hóa

tiền, tài sản có được từ tội phạm.

Mặt khách quan: Mặc dù hai tội phạm cùng gây khó khăn cho quá trình

điều tra tội phạm nhưng ở Điều 251 còn quy định thêm cả trong trường hợp nếu

thực hiện một trong các hành vi: Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch

tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác, sử dụng, che giấu thông tin… đối với

tiền, tài sản biết rõ là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi

tiền, tài sản do phạm tội mà có thì cũng bị xem là tội phạm rửa tiền. Thông qua đó ta thấy các hành vi rửa tiền có tính tinh vi, phức tạp, đa dạng (qua luân chuyển đông tiền qua ngân hàng, sàng giao dịch chứng khoán, …) hơn nhiều đối với các

hành vi tộichứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Trách nhiệm hình sự: Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác

phạm tội mà có Điều 250 quy định bốn khung hình phạt còn tội rửa tiền quy định

với ba khung hình phạt. Ngoài ra hình phạt bổ sung của tội rửa tiền không quy định mức phạt tiền tối đa là bao nhiêu như tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do

người khác phạm tội mà có (ba mươi triệu) mà phạt đến ba lần số tiền hoặc giá trị

tài sản phạm tội và có thêm hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm

hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Một phần của tài liệu luận văn luật tư pháp tội rửa tiền trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 61 - 63)