PHƯƠNG ÁN THỨ BA

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu xây dựng tiêu chí PTBV ở VN gđ i OK (Trang 97 - 106)

9. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

5.3. PHƯƠNG ÁN THỨ BA

Dựa theo các điều kiện cơ bản vủa việc lựa chọn các Indicator (tiêu chí, chỉ thị) là:

-Đơn giản hóa các tiêu chí (chỉ thị-indicator), chọn các indicator có tính khái quát cao, nhạy cảm và dễ quan sát.

-Sử dụng tối đa các indicator và phương pháp đã được thừa nhận rộng rãi trên thế giới để tăng tính đối sánh và hội nhập khu vực-quốc tế (ví dụ HDI,CPM, HPI, BS,...).

Nguyễn Đình Hòe và CTV trong Đề tài nghiên cứu này đã xây dựng một chỉ số tổng hợp duy nhất gọi là chỉ số PTBV Việt Nam (Vietnamese Sustainable Development Index-VSDI) trên cơ sở tổng hợp từ các bộ chỉ thị đơn môi trường (hệ số 1) và kinh tế-xã hội (hệ số 2). Các yếu tố kinh tế xã hội liên kết chặt chẽ, khó chia tách rạch ròi, nên IUCN đã gộp chung làm một thứ nguyên. Điều khác biệt ở đây là kinh tế và xã hội và nhân văn là 2 mảng cùng tương đương với mảng môi trường theo như mô hình PTBV3 vòng tròn giao cắt, do đó gán trọng số 1 cho mảng KT-XH như Hiệp hội quốc tế và bảo vệ thiên nhiên IUCN (tác giả của BS-xem chương 3) là không hợp lý.

Công thức tính VSDI

Vì SDIS trọng số 2 nên VSDI tính như sau:

VSDI = K*(SDIE + SDIS)/3 Trong đó:

SDIE: giá trị mảng phúc lợi môi trường, biến thiên từ 0,0 đến 1,0 (hệ số 1). Công thức tính: SDIE = Σn

i=1 IiCi, trong đó Ci và Ii là trọng số và giá trị của các indicator của các mảng phúc lợi môi trường.

SDIS: giá trị mảng phúc lợi kinh tế-xã hội nhân văn, biến thiên từ 0.0 đến 2,0 (hệ số 2). Công thức tính: SDIS = Σn

j=1 IjCj, trong đó Cj và Ij là trọng số và giá trị của các indicator của mảng phúc lợi kinh tế-xã hội.

K: hệ số cân bằng mảng, để chỉ rõ nếu 1 trong 2 mảng phúc lợi đạt giá trị quá thấp thì dù mảng còn lại đạt giá trị cao cũng không bền vững.

= 2SDIE/SDIS nếu 2SDIE <SDIS

K = SDIS/2SDIE 2SDIE>SDIS

= 1,0 2SDIE = SDIS

VSDI biến thiên từ 0,0 đến 1,0 với các giá trị: 0,00-0,20 Không bền vững >0,02-0,40 Kém bền vững >0,40-0,60 Trung bình >0,06-0,80 Khá bền vững >0,80-1.00 Bền vững

Như vậy, nguyên tắc tính VSDI về căn bản dựa Phương pháp BS của IUCN có điều chỉnh bằng mô hình 3 vòng tròn của UNDP.

Bảng 5.7. Bộ chỉ thị của mảng phúc lợi kinh tế-xã hội Vấn đề Chỉ thị tổng

hợp

Chỉ thị đơn và cách tính Trọng số (tổng CS

Tăng cường sự phát triển toàn diện của con người (thu nhập, sức khỏe và học vấn)

Giảm tối đa sự bất bình đẳng cùng thế hệ trong tiếp cận tài nguyên và các dịch vụ xã hội HDI (Phản ánh mức độ thành công của phát triển kinh tế- xã hội)

1.I1= tuổi thọ bình quân 2.I2 = mặt bằng dân trí I2 = (2I21 + I22)/3

I21: tỷ lệ người lớn (15 tuổi) biết chữ I22: Tỷ lệ nhập học phổ thông

3.I3 = log (GDP/đầu người tính theo USDPPP) Cách tính: HDI = (I1+I2+I3)/3 1.0 HPI (Phản ánh mặt chưa thành công của phát triển KTXH)

1.P1: tỷ lệ dân số chết non trước 40 tuổi 2. P2: tỷ lệ người lớn >15 tuổi mù chữ 3. P3 = (P31 + P32 + P33)

P31: tỷ lệ dân số không được dùng nước sạch

P32: tỷ lệ dân số không được hưởng phúc lợi y tế

P33: Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng

HPI = [(P13 + P23 + P33)/3]1/3 CPM (phản ánh nghèo đói tiềm năng) 1. a: Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng

2. b: Tỷ lệ phụ nữ >15 tuổi mù chữ 3. c: Tỷ lệ số ca sinh đẻ không được chăm sóc y tế 4. cách tính: CPM = (a+b+c)/3 EI: chỉ số

xóa đói giảm nghèo và bất bình đẳng xã hội (Peverty Elimination index) PEI = 1 – (HPI+CPM)/2 1.0

SDIS = HDI + PEI = 1+ HDI – (HPI+CPM)/2 SDIS max = 2,0

Ghi chú: -Các chỉ số HDI, HPI, CPM của UNDP đề xuất; -Chỉ số PEI và SDIS do đề tài đề xuất

Nguồn: Nguyễn Đình Hòe và CTV, 01.2003

Vấn đề Chỉ thị tổng hợp Chỉ thị đơn và cách tính Trọng số (Tổng CE = 1.0) Đất I1 Bảo vệ chất lượng đất

I’1 = tỷ lệ diện tích đất có vấn đề (suy thoái và bị ô nhiễm tất cả các điều kiện) so với tổng diện tích đất ở và canh tác cả nước

0,165

Nước I2 Bảo vệ chất lượng nước mặt

I21 tỷ lệ các dòng sông và hồ trọng điểm trong mạng lưới monitoring quốc gia không bị ô nhiễm so với tổng số các sông, hồ trọng điểm trong mạng lưới monitoring Bảo vệ chất lượng nước biển ven bờ (tính theo chiều dài bờ biển)

I22 tỷ lệ nước biển ven bờ dọc theo các đoạn bờ biển không bị ô nhiễm so với toàn bộ chiều dài bờ biển

I2= (2I21 + I22)/3 0.167 Không khí I3 Chất lượng không khí các khu dân cư tập trung và khu công nghiệp trong mạng lưới I31 = 1 – [(Σi=1nain)/(0,3*A*n)

Ai: số ngày có chất lượng không khí kém ở điểm quan trắc i;

N: số điểm quan trắc chất lượng không khí trên toàn quốc

A: số ngày trong năm (mực chất lượng kém cực đại là 0,3A)

monitoring quốc gia

Mưa axit I32 = 1 – [(Σj=1mbim)/(0,3*Bj*m)

bj: số ngày xuất hiện mưa axit tại điểm quan trắc j;

m: số điểm quan trắc mưa axit

Bj: số ngày mưa trong năm tại trạm j.

I3 = (2I31+ I32)/3 0,167 Bảo vệ đa dạng sinh học I4 Độ che phủ rừng trên đất liền

I41: tỷ lệ diện tích có độ che phủ so với tỷ lệ an toàn sinh thái (45%tổng diện tích đất đai)

Độ che phủ rừng ngập mặn

I42: tỷ lệ diện tích bãi triều lầy có rừng ngập mặn so với tỷ lệ an toàn sinh thái bãi triều lầy (1/3 diện tích bãi triều lầy toàn quốc) Bảo vệ đa

dạng loài

I43: tỷ lệ các loài bị đe dọa trên tổng số loài so với tỷ lệ thấp nhất trong năm kể từ khi có luật BVMT. I43 = 0 nếu tỷ lệ các loài bị đe dọa lớn hơn tỷ lệ tương ứng thấp nhất trong năm kể từ khi có luật BVMT.

I4 = (I41 + I42 + I43)/3 0,165 Kiểm Kiểm soát I51 = 1 – I51’ = 1- (tthực/tmin)

soát thiên tai và sự cố I5 sự cố kỹ thuật

I’51: tỷ lệ thiệt hại do sự cố kỹ thuật (tthực) so với mức thiệt hại thấp nhất từ khi có luật MT (1994) (tmin)

I’51 = 0 khi tthực > tmin

Phòng tránh thiên tai

I52: tỷ lệ số vùng có khả năng chung sống với thiên tai (phòng chống tốt, nhanh khôi phục và tái thiết sau thiên tai, ít cần sự trợ giúp bên ngoài) so với các vùng ngặp thiên tai trong năm.

I5 = (2I51 + I52)/3 0,165 Vệ sinh môi trường khu dân cư tập trung I6

Rác thải I61: tỷ lệ trung bình các loại rác được thu gom và xử lý đúng tiêu chuẩn môi trường so với tổng lượng rác thải

Nước thải I62: tỷ lệ trung bình các loại nước thải được thu gom và xử lý đúng tiêu chuẩn môi trường so với tổng lượng nước thải

An toàn vệ sinh thực phẩm I63 = 1-I’ 63 = 1 – (tthực/tmin) I’63: tỷ lệ các vụ ngộ độc thực phẩm so với tổng số vụ năm thấp nhất từ khi có luật MT (1994).

Cây xanh đô thị

I64 = tỷ lệ diện tích cây xanh trên đầu người so với tiêu chuẩn cây xanh đô thị được quy định theo từng cấp đô thị do Bộ Xây dựng ban hành, ở các khu dân cư nông thôn thì tính I64 = 1.0 I6 = (I61 + I62 + I63 +I64)/4 0,171 Nguyễn Đình Hòe và CTV, 01.2003 5.4. NHẬN XÉT CHUNG VỀ 3 HỆ THỐNG TIÊU CHÍ PTBV Từ thông tin ở các bảng 5.1-5.7 có thể nhận định rằng:

Phương án thứ nhất (Hệ thống Tiêu chí đày đủ về PTBV): Hệ thống này

có nhiều tiêu chí (chỉ thị) thể hiện riêng lẻ từng mặt kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế-các tiêu chí này dễ xác định, có tính khả thi cao vì hầu hết đã có trong niên gián thống kê của Nhà nước, tỉnh, thành phố hoặc có trong báo cáo Hiện trạng môi trường hàng năm của các tỉnh, thành phố, Nhà nước.

Một số tiêu chí (chỉ thị) có tính tổng hợp cao như MT2 (chất lượng không khí khu đô thị và khu công nghiệp) cần được đánh góa thông qua chỉ số chất lượng không khí (AQI); MT4 (Chất lượng nước sông hồ) cần được đánh giá thông qua chỉ số chất lượng nước WQI. AQI và WQI sẽ được các đề tài khác nghiên cứu, tiến tới áp dụng ban hành để áp dụng chung trong cả nước.

Qua so sánh các tiêu chí (chỉ thị) ghi được trong năm với các năm trước, chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố sẽ đánh giá được mức thay đổi về KT, XH, MT theo định hướng phát triển bền vững.

Các thể hiện Bộ Tiêu chí này tương đối giống với Bộ Chỉ thị PTBV của LHQ và nhiều quốc gia nên thuận lợi cho việc hội nhập quốc tế trong đánh giá PTBV.

Với các lý do trên Đề tài xem xét hệ thống tiêu chí PTBV theo phương án thứ nhất là Hệ thống nên được lựa chọn thử nghiệm trong giai đoạn 2003- 2005.

Phương án thứ hai: Đây là Hệ thống tiêu chí PTBV rút gọn của hệ thống

Hệ thống có tính khả thi, dễ áp dụng. Tuy nhiên, do số chỉ thị được rút gọn nên mức độ đánh giá PTBV không chi tiết bằng phương án thứ nhất.

Phương án thứ 3: Đây là phương án có tính tổng hợp cao, sử dụng chỉ số

(index) để đánh giá mối quan hệ tương hỗ giữa kinh tế, xã hội và môi trường qua đó đánh giá mức độ PTBV của quốc gia (hoặc của một tỉnh, thành phố).

Tuy nhiên, do tính khái quát cao, nên khá nhiều tiêu chí (chỉ thị-indicator) khó có thể đo lường, lượng hóa. Vì vậy, muốn áp dụng Hệ thống này cần mỗi indicator và chỉ số (index) cần được hướng dẫn cho những người làm nhiệm vụ thống kê theo Hệ thống Tiêu chí PTBV này.

Phương án thứ 3 cần được đề tài tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh và áp dụng thử nghiệm trong giai đoạn II của đề tài (2003).

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 5

1. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, 2001.

2. Bộ chính trị-Ban chấp hành TW Đảng Cộng Sản Việt Nam, chỉ thị 36/CP ngày 25/6/1998 “Về tăng cương công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

3. Bộ KHCNMT, Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường ban hành các năm 1995-2002.

4. Cục Môi trường-Bộ KHCNMT, các báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam, năm 1999, 2000, 2001 và 2002.

5. Vụ Khoa học-Giáo dục-Môi trường (Bộ KHĐT), tổng quan về nghiên cứu chỉ thị, chỉ số, tiêu chí PTBV ở Việt Nam.

6. Lê Thạc Cán và CTV (TT Môi trường và Phát triển Bền vững), xây dựng hệ thống chỉ số môi trường ở Việt Nam, Hà Nội, 1996.

7. Viện MT&PTBV, Báo cáo chuyên đề “nghiên cứu xây dựng tiêu chí PTBV về kinh tế, do Nguyễn Quốc Hùng thực hiện, 10.2002.

8. Viện MT&PTBV, Báo cáo chuyên đề “Hệ thống tiêu chí PTBV cấp quốc gia và địa phương ở Việt Nam” do GS. Lê Thạc Cán thực hiện, 12.2002.

9. Viện MT&PTBV, Báo cáo chuyên đề “nghiên cứu xây dựng tiêu chí PTBV về xã hội” do Phạm Văn Đại thực hiện, 11.2002.

10.Viện MT&PTBV, Báo cáo chuyên đề “nghiên cứu xây dựng tiêu chí PTBV về môi trường” do Lê Trình thực hiện, 11.2002.

11.Viện MT&PTBV, Báo cáo chuyên đề “Đề xuất chỉ số PTBV của Việt Nam” do Nguyễn ĐÌnh Hòe thực hiện, 01.2003.

Kết luận và kiến nghị

Qua nghiên cứu giai đoạn I của Đề tài được trình bày trong báo cáo chính và báo cáo chuyên đề có thể nêu ra các kết luận và kiến nghị:

1. Đề tài đã tổng quan một cách có hệ thống về lý luận và phương pháp xây dựng Bộ (hoặc Hệ thống) PTBV của LHQ, nhiều quốc gia và của các đề tài khác đã triển khai ở Việt Nam.

2. Tham khảo lý luận và kinh nghiệm trên thế giới, căn cứ vào tình hình thực tiễn của Việt Nam (KT, XH< MT) cấp quốc gia của Việt Nam. Trong đó phương án 1 (xem chương 5) có tính khả thi cao, có thể áp dụng trong việc xây dựng báo cáo hàng năm về PTBV của Nhà nước và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong giai đoạn đến 2006 (sau khi thử nghiệm). Phương án III (sau khi tiếp tục nghiên cứu và bổ xung) là phương án cần được tham khảo trong đánh giá tổng hợp mức độ PTBV của quốc gia.

3. Hệ thống Tiêu chí PTBV này mới được nghiên cứu đề xuất về mặt cơ sở lý luận. Việc bổ sung, điều chỉnh các tiêu chí và áp dụng thử nghiệm cần được tiếp tục thực hiện trong giai đoạn II của Đề tài (từ năm 2003 đến giữa năm 2004). Do vậy ban chủ nhiệm đề tài đề nghị Liện hiệp các Hội KHKT Việt Nam cho phép thực hiện tiếp giai đoạn II.

4. Về mặt thuật ngữ: hiện nay trên thế giới, LHQ và nhiều quốc gia đều sử dụng “Indicators os sustanible Development”.Do vậy chúng tôi đề nghị hội đồng KHCN của Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam và các cơ quan nhà nước (Bộ KH&ĐT, Bộ KH-CN, Bộ TN&MT) quyết định là “tiêu chí PTBV” hoặc “chỉ thị PTBV” hoặc “chỉ số PTBV”.

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu xây dựng tiêu chí PTBV ở VN gđ i OK (Trang 97 - 106)