BỘ TIÊU CHÍ (CHỈ THỊ) CỦA CÁC NƯỚC THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH THỬ NGHIỆM CỦA LHQ

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu xây dựng tiêu chí PTBV ở VN gđ i OK (Trang 42 - 43)

3. Giai đoạn 3 (từ tháng 1/1999 đến 12/2000)

3.2. BỘ TIÊU CHÍ (CHỈ THỊ) CỦA CÁC NƯỚC THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH THỬ NGHIỆM CỦA LHQ

TRÌNH THỬ NGHIỆM CỦA LHQ

Năm 1996, trong kỳ họp lần thứ 4, Ủy ban PTBV đã khuyến khích các Chính phủ thí điểm sử dụng bộ tiêu chí (chỉ thị) và các phương pháp luận liên quan với thời gian từ 2-3 năm. Mục đích của việc thử nghiệm là rút kinh nghiệm để ứng dụng các tiêu chí (chỉ thị) theo mục đích quốc gia về PTBV.

Chương trình thử nghiệm tại các quốc gia được băt đầu từ tháng 11.1996 khi Hội thảo Quốc tế về chỉ thị PTBV tổ chức ở Gent, Bỉ với sự chủ trì của Chính phủ Bỉ và Costa Rica. Các quốc gia tham gia hội thảo đã xem xét và tán thành các hướng dẫn cho các quốc gia thử nghiệm. Các hướng dẫn này cung cấp các yếu tố cần thiết cho việc thử nghiệm như hình thức tổ chức các lựa chọn cách tiến hành, đánh giá và định lượng các phương pháp, cung cấp các thể chế, xây dựng năng lực và đưa ra các yêu cầu cần thiết.

22 quốc gia trên tất cả các khu vực trên thế giới (đặc trưng cho từng vùng) đã tham gia chương trình thử nghiệm việc thử nghiệm sử dụng Bộ chỉ thị PTBV của LHQ. (bảng 3.3)

Bảng 3.3. Danh sách các nước thử nghiệm Bộ SDI của LHQ

Khu vực Tên quốc gia

Châu phi Ghana, Kenya, Nam Phi, Tunisia

Châu á và châu á-Thái Bình Dương Trung quốc, Maldives, Pakistan, Philippines

Châu Âu Áo, bỉ, cộng hòa Séc, Phần Lan, Pháp,

Đức, Anh quốc

Châu Mỹ và vùng Caribean Barbados, Bolivia, Brasil, Costa Rica, Mexico, Venezuela

Bảng 3.4. Số lượng chỉ thị do một số quốc gia đề xuất Nhóm chỉ thị Số chỉ thị do CSD đề xuất Số chỉ thị được sử dụng ở Nam Phi Số chỉ thị của Phippines Số chỉ thị của Trung Quốc Số chỉ thị của Pakistand Xã hội 41 34 17 30* 25 Kinh tế 23 15 21 16 21 Môi trường 55 19 33 34** 14 Thể chế 15 6 9 - 14 Tổng số 134 74 80 80 74 Ghi chú:

*: gồm cả xã hội, dân số, khoa học công nghệ **: gồm cả tài nguyên và môi trường

Nguồn: Thu thập từ nhiều nguồn

Để thuận lợi cho việc xem xét lại các chỉ thị lầm cuối và các phương pháp luận liên quan, các nước thử nghiệm đưa ra các báo cáo theo định kỳ về các giai đoạn thử nghiệm

Hầu hết các nước thử nghiệm lựa chọn cách tiếp cận khác nhau để tiến hành thử nghiệm. Tuy nhiên phần lớn các quốc gia đều coi tham khảo hướng dẫn của CSD và kết hợp có chọn lọc ý kiến từ nhiều thành phần dân chúng như từ các bộ thuộc Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ, chuyên gia và các tổ chức thương mại có liên quan (như trường hợp của Philippines, Ghana, Kenya, Nam Phi, Maldives, Anh) trong khi các nước còn lại phụ thuộc nhiều vào quyết định của Chính phủ (như trường hợp của Trung Quốc, Áo, Bỉ, Brasil).

Đa số các quốc gia tạo ra các tổ công tác, các nhóm chuyên gia và các ràng buộc lẫn nhau, đồng thời cũng hợp tác với nước khác để trao đổi thông tin và kinh nghiệm phát triển theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi (ví dụ như Nam Phi và Phần Lan) hoặc một số quốc gia viện trợ về mặt tài chính và kỹ thuật đáng kể tới các nước tham gia tíh nghiệm như Pháp và Tunisia).

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu xây dựng tiêu chí PTBV ở VN gđ i OK (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w