Ảnh hưởng của tập trung phát triển kinh tế vùng trọng điểm đến môi trường

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu xây dựng tiêu chí PTBV ở VN gđ i OK (Trang 63 - 65)

3. Giai đoạn 3 (từ tháng 1/1999 đến 12/2000)

4.2.2.Ảnh hưởng của tập trung phát triển kinh tế vùng trọng điểm đến môi trường

môi trường

Sự tập trung phát triển kinh tế ở ba vùng kinh tế trọng điểm của đất nước sẽ kéo theo hệ quả tất yếu tập trung các nguy cơ, các nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu tới chất lượng môi trường.

Quy hoạch phát triển theo vùng kinh tế đặt trọng tâm vào các lĩnh vực kinh tế với tùng vùng như sau:

*Vùng Đông Bắc

-Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản

-Công nghiệp chế biến sản phẩm xuất khẩu từ cây công nghiệp -Kết cấu hạ tầng

*Vùng Tây Bắc

-Công nghiệp thủy điện, khai thác mỏ -Công nghiệp chế biến nông lâm sản -Kết cấu hạ tầng

*Vùng Đồng bằng Sông Hồng

-Công nghiệp sử dụng công nghệ cao -Công nghiệp chế biến cho xuất khẩu -Công nghiệp cơ khí chế tạo

-Kết cấu hạ tầng

*Vùng Bắc Trung Bộ

-Công nghiệp xi măng, khai thác mỏ, luyện kim -Công nghiệp chế biến nông lâm sản

-Kết cấu hạ tầng

*Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

-Công nghiệp chế biến hải sản, công nghiệp hóa dầu -Công nghiệp cơ khí, đóng tầu biển

-Kết cấu hạ tầng

*Vùng Đông Nam Bộ

-Công nghiệp, sử dụng công nghệ cao

-Công nghiệp chế biến nông lâm hải sản, hàng tiêu dùng -Công nghiệp hóa dầu, cơ khí, sửa chữa và đóng tài biển -Vận tải hàng hóa, dịch vụ biển

-Kết cấu hạ tầng

*Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

-Công nghiệp chế biến nông, thủy sản xuất khẩu -Kết cấu hạ tầng

Trong định hướng chiến lược phát triển các ngành vùng kinh tế, nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, tạo động lực cho sự phát triển của các vùng khác sẽ hình thành các khu công nghiệp tập trung (bao gồm cả khu chế xuất và khhu công nghệ cao). Trong đó, Nhà nước đã xác định ba vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ). Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội-Hải Dương-Hải Phòng-Quảng Ninh. Vùng KTTĐ phía Nam: Thành phố Hồ Chí Minh-Bà Rịa Vũng Tàu-Đồng Nai-Bình Dương và Vùng KTTĐ miền Trung: Đà Nẵng-Quảng Trị-Thừa Thiên Huế. Hiện tại có tới 84% tổng vốn đầu tư cơ bản và 80% các dự án nằm trong ba vùng phát triển này.

Cùng với sự tập trung phát triển sản xuất công nghiệp ở ba vùng tam giác phát triển sẽ là sự tập trung các vấn đề môi trường. Dự thảo quy hoạch tổng thể Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam giai đoạn 1996-2010 soạn thảo vào tháng 5/1996 đã cảnh báo rằng hiện tại hầu hết các khu công nghệp được quy hoạch

chỉ đơn thuần nhằm vào thu lợi tài chính chứ rất ít quan tâm đến các vấn đề môi trường. Tình trạng môi trường như thế này không thể biện hộ được và chắc

chắn sẽ gay ảnh hưởng bất lợi không những cho môi trường trong khu vực địa phương mà còn cho kinh tế và xã hội của cả vùng.

Cũng cần lưu ý rằng mức tăng trưởng trung bình hàng năm của các ngành công nghiệp gây ô nhiễm ở nhiều vùng phát triển kinh tế trọng điểm này cũng như ở các nơi khác vẫn sẽ được duy trì ở mức cao (bảng 4.7) sẽ tiếp tục gây sức ép nhiều hơn chất lượng môi trường.

Bảng 4.7. Mức tăng trưởng trung bình hàng năm của một số ngành kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (giai đoạn 2000-2010)

Đơn vị: % Ngành Năm 2000 Năm 2010 Điện khí 16,0 15,7 Khai thác mỏ 12,7 14,3 Xi măng 14,7 15,5 Thép 14,5 15,3 Chế biến thực phẩm 14,5 15,1 Chế biến khác 14,9 15,5

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Miền Nam, 5.1996. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu xây dựng tiêu chí PTBV ở VN gđ i OK (Trang 63 - 65)