3. Giai đoạn 3 (từ tháng 1/1999 đến 12/2000)
4.2.1. Ảnh hưởng gia tăng công nghiệp hóa đến môi trường
Cơ cấu các ngành sản xuất sẽ chuyển dịch theo hướng tăng nhanh của tỷ lệ công nghiệp, cây dựng và dịch vụ
Các phương án phát triển được đề xuất ở tầm vĩ mô (cả nước), ở quy mô vừa (ngành, địa phương) và vi mô (công ty, doanh nghiệp) đều có nét chung nổi bật là tộc độ tăng trưởng cao của sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ (thường được xác định khoảng 12-15%/năm) so với sản xuất nông nghiệp (thường được xác định 4-6%/năm). Kết quả là tỷ trọng của sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong GDP có xu hướng tăng nhanh. Sự tăng trưởng cao như vậy của các ngành công nghiệp, xây dựng nhất định sẽ dẫn đến các vấn đề về môi trường, đặc biệt là sau mức tăng trưởng của các ngành công nghiệp dựa vào tài nguyên tiềm ẩn nguy cơ gây tác động môi trường quy mô lớn.
Đáng ra trong thế kỷ 21 này, thế kỷ của cách mạng tri thức, định hướng phát triển của công nghiệp Việt Nam không nên quá dựa vào các ngành khai thác, sơ chế tài nguyên mà đất nước hiện có lợi thế so sánh như: công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, dầu khí, điện năng, chế biến nông-lâm- hải sản, vì càng phát triển tốc độ cao, khả năng gây ô nhiễm và suy thoái môi trường càng lớn. Chiến lược phát triển dầu khí xác định khai thác đạt sản lượng 16 triệu tấn vào năm 2000 và nâng gấp đôi sản lượng này trong giai đoạn 2005- 2010 (25-30 triệu tấn/năm). Các chỉ tiêu khai thác than đến năm 2010 được Bộ Công nghiệp soạn thảo cũng cho thấy một kế hoạch duy trì tốc độ tăng đáng kể của ngành này (gần 10%).
Dựa trên cơ sở nhu cầu tiêu dùng nhiên liệu hóa thạch (than, dầu) của các năm có thể dự báo các dạng thải khí độc (CO, CO2, SO2, NOx và bụi) sẽ ảnh
hưởng rõ rệt tới chất lượng không khí, đặc biệt ở các vùng công nghiệp năng lượng, xi măng, dầu khí.