CÁC NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC BỘ CHỈ THỊ PTBV CẤP NGÀNH

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu xây dựng tiêu chí PTBV ở VN gđ i OK (Trang 78)

9. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

4.5. CÁC NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC BỘ CHỈ THỊ PTBV CẤP NGÀNH

NGÀNH

Trong thực tế việc phát triển từng ngành kinh tế (công nghiệp, giao thông, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, du lịch, ...) phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội của cả một vùng, một quốc gia thậm chí của toàn cầu. Do vậy, PTBV một ngành là một vấn đề khó khả thi.

Tuy nhiên, trong điều kiện cụ thể, khi điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế, chính trị của một vùng, một quốc gia không có diễn biến bất thường, thì mỗi ngành kinh tế cũng định hướng PTBV ở mức có thể chấp nhận được.

Theo quan điểm này, một số ngành kinh tế ở Việt Nam cũng đã bắt đầu nghiên cứu xây dựng Hệ thống tiêu chí (hoặc chỉ thị) PTBV cấp ngành. Điển hình là nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Lung và CTV về Hệ thống chỉ thị PTBV ngành lâm nghiệp (2000-2001). Trong nghiên cứu này các tác giả đã lựa chọn nhiều chỉ thị để đánh giá mức độ PTBV.

Ở cấp độ địa phương Nguyền Đình Hòe và CTV đã có một số nghiên cứu về đánh giá phát triển cộng đồng bằng chỉ số bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 4

1. Phan Thu Hương và CTV (Bộ KH-ĐT), tổng quan về nghiên cứu chỉ thị, chỉ số, tiêu chí PTBV ở Việt Nam, Hà Nội, 9.2002.

2. Lê Thạc Cán và CTV (Trung tâm Môi trường và Phát triển bền vững), Xây dựng hệ thống chỉ số môi trường ở Việt Nam, Hà Nội, 1996.

3. Cục môi trường, Hệ tiêu chí môi trường Việt Nam, Hà Nội, 1998.

4. Nguyễn Đình Hòe, Đỗ Thu Hạnh, Đánh giá phát triển cộng đồng bằng chỉ số bền vững địa phương, Kỷ yếu hội thảo xã hội học môi trường, Cục Môi trường, Hà Nội, 11.2000.

5. Nguyễn Ngọc Lung và CTV (Hội Lâm nghiệp Việt Nam), Hệ thống chỉ thị PTBV ngành Lâm nghiệp (Báo cáo đề tài nghiên cứu), Hà Nội, 2000.

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu xây dựng tiêu chí PTBV ở VN gđ i OK (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w