Ảnh hưởng của gia tăng hoạt động thương mại, dịch vụ đến môi trường

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu xây dựng tiêu chí PTBV ở VN gđ i OK (Trang 66 - 67)

3. Giai đoạn 3 (từ tháng 1/1999 đến 12/2000)

4.2.4. Ảnh hưởng của gia tăng hoạt động thương mại, dịch vụ đến môi trường

cả các thành phần môi trường (đất, nước, không khí, biển, sinh vật,...) sẽ ngày càng tăng lên, đe dọa chính sự phát triển bềnh vững của sản xuất nông nghiệp, thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học và sức khỏe của con người.

4.2.4. Ảnh hưởng của gia tăng hoạt động thương mại, dịch vụ đến môitrường trường

Trong các năm tới các hoạt động thương mại, dịch vụ sẽ được tăng cường. nhất là hoạt động kinh tế đối ngoại, bao gồm cả du lịch, sẽ được duy trì ở mức độ tăng trưởng cao.

Trong quá trình đổi mới nền kinh tế, chuyển sang nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập, vai trò cyar các hoạt động thương mại, dịch vụ sẽ ngày càng tăng nhanh. Mức tăng trưởng hàng năm của hoạt động dịch vụ ở Việt Nam trong những năm tới được xác định gần tương đương với mức tăng trưởng của công nghiệp (12-14%/năm).

Hoạt động xuất nhập khẩu trong giai đoạn 2001-2010 sẽ tăng với nhịp độ bình quân hàng năm khoảng 10-15%. Tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu chưa qua chế biến vẫn còn chiếm tới 20% trong cơ cấu hàng xuất khẩu vào năm 2000- 2005. Vào năm 2000-2005 nhóm hàng xuất khẩu khoáng sản (dầu khí, than đá) và thủy sản vẫn còn chiếm tới 50% tổng giá trị xuất khẩu.

Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa trong tương lai gần tuy sẽ được cải thiện theo hướng goảm dần xuất nguyên liệu thô, nhưng từ năm 2003, khi Việt Nam hội nhập vào thị trường chung của khối ASEAN, AFTA thế mạnh hàng xuất khẩu (lợi thế so sánh) của Việt Nam có thể trong một số năm tiếp theo nữa vẫn là nông. Hải sản và các nguyên liệu khoáng sản khác.

Việc duy trì mức tăng trưởng cao của hoạt động kinh tế đối ngoại, sẽ có nghĩa là duy trì nhịp độ cao trong khai thác tài nguyên tự nhiên (đất đai, khai mỏ,...). Các hoạt động vận tải chắc chắn cũng sẽ tăng lên và khẩn trương hơn. Sự gia tăng mạnh mẽ hoạt động vận tải biển cùng với mức tăng trưởng cao của các ngành khai thác dầu khí ngoài khơi, các khu công nghiệp bố trí dọc bờ biển,

các hoạt động đánh bắt, môi trường hải sản sẽ gây lên sức ép ngày càng tăng đối với môi trường biển và dải ven bờ.

Trong số các hoạt động dịch vụ có tác động tới chất lượng môi trường cón cần phải kể đến du lịch. Quy hoạch Tổng thể Phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 24/4/1995 cho thấy nhịp độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong những năm qua là rất cao, tới 40%/năm. Kế hoạch đón khách du lịch được hoạch định trong bản Quy hoạch này với mức tăng cao: khách quốc tế đến Việt Nam vào năm 2000 (2,0 triệu khách) gấp 8 lần so với năm 1990 (0,25 triệu khách) và vào năm 2010 (5 triệu) cũng sẽ gấp 2,5 lần so với năm 2000 (khoảng 11 triệu người). Mức tăng trưởng cao như vậy của hoạt động du lịch chắc chắn sẽ đặt ra nhiều vấn đề cho công tác bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên và văn hóa bản địa như kinh nghiệm hoạt động du lịch của các nước láng giềng đã cho thấy.

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu xây dựng tiêu chí PTBV ở VN gđ i OK (Trang 66 - 67)