Các công thức lượng hóa tổng hợp về PTB

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu xây dựng tiêu chí PTBV ở VN gđ i OK (Trang 54 - 57)

3. Giai đoạn 3 (từ tháng 1/1999 đến 12/2000)

3.4.2.Các công thức lượng hóa tổng hợp về PTB

PTBV là một quá trình, một phạm trù mới về phát triển của xã hội loài người, do đó, cần phải có các chỉ tiêu định lượng để đánh giá. Theo quy mô và nhu cầu cần phải tiến hành định lượng hóa sự phát triển bền vững ở hai cấp độ:

-ĐỊnh lượng hóa sự phát triển bền vững ở cấp quốc tế và quốc gia -Định lượng hóa sự PTBV ở cấp địa phương.

Để xác định tính bền vững cấp quốc tế, quốc gia người ta thường dùng 4 yếu tố xác định giá trị định lượng của PTBV bao gồm:

-P: Số lượng dân cư; -HD: hàng hóa dịch vụ

-NT: Năng lượng và tài nguyên -EI: Tác động môi trường

-SD: giá trị tính bền vững môi trường 1/SD = [ΣP].[HD/P].[NT/HD].[EI/NT]

Yếu tố [ΣP] phản ánh ảnh hưởng của sức ép dân số tới sự phát triển bền vững.

Yếu tố [HD/P] phản ánh bức tranh tiêu thụ ở xã hội PTBV tính theo đơn vị hàng hóa và dịch vụ bình quân theo đầu người.

Yếu tố [NT/HD] và [EI/NT] phản ánh các khía cạnh công nghệ kỹ thuật Kể từ khi Ott đề xuất bộ chỉ thị môi trường và ứng dụng vào đánh giá ô nhiễm không khí ở Canada (1978-1979) cho đến nay, có thể thấy rõ chính những tiến bộ về phương pháp đánh giá môi trường đã tạo điều kiện cho những tiến bộ về phương pháp đánh giá PTBV. Điều đó không chỉ vì môi trường là một bộ phận không thể tác rời của hệ thống phát triển mà đánh giá môi trường còn cung cấp phương pháp luận cho đánh giá phát triển.

Nội dung đánh giá PTBV là phải đánh giá đồng thời tính bền vững về môi trường, về kinh tế và về xã hội. Tuy nhiên các chỉ tiêu đánh giá cần phải liên kết với nhau trong mối quan hệ nhân quả, không phải là những chỉ tiêu độc lập, rời rạc.

Cho đến 1997, với sự quan tâm đầu tư của LHQ và sự nỗ lực của các nước công nghiệp, hệ thống các bộ chỉ thị dùng để đánh giá PTBV ngày càng chi tiết hóa, ngày càng tỷ mỉ và nhiều hơn. Việc lựa chọn cách tiếp cận tỷ mỉ đã làm cho công tác đánh giá PTBV trở thành nặng nề, tốn kém và khó áp dụng. Cho đến các công trình về chỉ thị PTBV của Anh và Hoa Kỳ (1997), tính phức tạp của phương pháp đánh giá theo các bộ chỉ thị quá nhiều dường như đã dẫn đến việc đánh giá PTBV khó khả thi.

Để giải thoát khỏi ách tắc này, vào những năm gần đây đã xuất hiện một khuynh hướng mới là kiến tạo một chỉ số duy nhất để đánh giá PTBV dựa trên nguyên lý “sự bỏ qua tối ưu”-chỉ chọn tối thiểu các chỉ thị đặc trưng có tính tổng quát cao. Có 3 loại chỉ số như vậy:

-Chỉ số LSI dùng để đánh giá PTBV của các địa phương (nhỏ hơn quốc gia). Đây là một chỉ số gồm 5 chỉ thị đơn có trọng số khác nhau được tính theo công thức: Σ5 i=1 Ii LS I = Σ5 i=1 Ci

Trong đó: Ii là chỉ số đơn thứ i, Ci là trọng số của chỉ thị đơn thứ I tương ứng. Giá trị LSI thay đổi từ 0,0 (không bền vững) đến 1,0 (bền vững). Mặc dù một vài chỉ thị cần phải cải tiến cho phù hợp với tình trạng thiếu thông tin của các nước đang phát triển nhưng rõ ràng LSI có giá trị ứng dựng rất cao trong đánh giá phát triển bền vững cấp địa phương.

-Chỉ số CSA cũng dùng để đánh giá PTBV địa phương, nhưng bằng cách cho điểm các chỉ tiêu và tính tổng điểm cuối cùng-đó chính là giá trị của chỉ số CSA. Chỉ số CSA phức tạp hơn chỉ số LSI vì dựa trên một hệ thống 21 chỉ thị phức hợp với hàng trăm chỉ tiêu khác nhau được lượng hóa.

Cả hai chỉ số CSA và LSI đều đánh giá độ bền vững của hệ thống bằng một giá trị duy nhất. Điều này giúp cho việc so sánh độ bền vững của các hệ thống với nhau được thuận lợi nhưng nhược điểm cơ bản của chúng là cho phép chỉ thị nọ bù cho chỉ thị kia, miễn là chỉ số cuối cùng có giá trị cao thì hệ thống vẫn có độ bền vững cao. Quy tắc này cho phép chấp nhận một số chỉ tiêu đạt giá trị thấp trong hệ thống.

-Chỉ số BS trái lại, không chấp nhận các giá trị thấp của các nhóm chỉ số. Dựa trên hệ trục tọa độ vuông góc thứ hai nguyên (phúc lợi sinh thái và phúc lợi xã hội-bao gồm cả kinh tế), BS đòi hỏi giá trị của cả hai mảng phúc lợi phải cùng đạt cao trên biểu đồ tọa độ phẳng. BS cũng không đòi hỏi nhiều nhóm chỉ thị: giá trị BS được tính dựa vào 5 nhóm của mỗi kiểu phúc lợi, sau đó tính tổng số điểm qua phép cộng đơn giản.

Bảng 3.7. Các giá trị của BS

Phúc lợi sinh thái Tỷ trọng Phúc lợi xã hội-kinh tế Tỷ trọng

Chất lượng đất 20 Sức khỏe cộng đồng 20

Chất lượng nước 20 Việc làm/thu nhập 20

Chất lượng không khí 20 Học vấn 20

Đa dạng sinh học 20 Trật tự an toàn xã hội 20

Sử dụng hợp lý tài nguyên 20 Bình đẳng xã hội 20

Với 2 giá trị đạt được của phúc lợi sinh thái và phúc lợi xã hội-kinh tế, mỗi hệ thống sẽ được xác định tại một điểm trên tọa độ vuông góc thứ 5 vùng từ bền vững (1) tới không bền vững (5).

Biểu đồ

Tuy nhiên vì ghép chung phúc lợi kinh tế và xã hội vào cùng một trục tọa độ, nên vô hình chung BS đã làm cho giá trị phúc lợi sinh thái tăng một cách thiếu bình đẳng lên khoảng 17%. Điều đó phản ánh quan điểm hơi cực đoan của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN khi coi trọng phúc lợi của hệ tự nhiên hơn phúc lợi của con người.

Như vậy, cho đến nay, vẫn chưa có phương pháp nào có thế mạnh tuyệt đối trong việc đánh giá PTBV. Hiện nay việc xây dựng, ứng dụng và hoàn thiện phương pháp đánh giá PTBV vẫn còn là một sự nghiệp dở dang, hứa hẹn xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu cả về lý thuyết lẫn việc ứng dụng thử nghiệm trong tương lai.

Việt Nam là một nước đi sau về lĩnh vực đánh giá PTBV, chúng ta có quyền đi tắt, chọn thẳng vào phương pháp tiên tiến nhất và cải tiến chúng để có thể tạo lập cho mình một phương pháp ưu việt hơn, một chỉ số tiến bộ hơn. Có được các tiêu chuẩn khoa học, hợp lý tránh được các nhược điểm của các phương pháp sẵn có là một lợi thế của người đi sau.

Hoàn toàn có khả năng xây dựng một chỉ số BS với ba thứ nguyên: Kinh tế- Xã hội và môi trường trên trục tọa dộ không gian ba chiều để đánh giá PTBV. Điều này giúp cho nhà đánh giá có thể khắc phục nhược điểm của chỉ số BS 2 thứ nguyên nhưng vẫn sử dụng được toàn bộ ưu thế của phương pháp này.

Cốt lõi của phương pháp kiến tạo chỉ số để đánh giá PTBV là tiếp cận hệ thống mềm trong phân tích các hệ thống phát triển. Việc xác định rõ tính trồi, cấu trúc phản hồi, vốn và cấu trúc dòng của hệ thống giúp cho chùng ta chọn được các yếu tố đặc trưng nhất trong quá trình phát triển hệ thống. Đó là cơ sở của nguyên lý “sự bỏ qua tối ưu” trong việc xây dựng chỉ số. Không dựa trên phân tích hệ thống, nhà đánh giá sẽ bị chìm ngập trong “sự tỷ mỉ không cần thiết” với một bảng đánh giá hàng trăm chỉ thị khác nhau, mà trên thực tế của những nước nghèo là không khả thi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu xây dựng tiêu chí PTBV ở VN gđ i OK (Trang 54 - 57)