Thách thức về PTBV ở Việt Nam

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu xây dựng tiêu chí PTBV ở VN gđ i OK (Trang 26 - 27)

Trong báo cáo chính trị Đại hội IX của Đảng CSVN đã có những đánh giá khái quát về tính bền vững của sự nghiệp phát triển nước ta trong thời gian qua

Về kinh tế: Năm năm quan (1996-2000), bên cạnh một số thuận lợi, nước ta đã gặp nhiều khó khăn, thách thức: những yếu kém vốn có của nền kinh tế, những thiên tai lớn liên tiếp, cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ ở khu vực Châu Á, tình hình khu vực và thế giới diễn biến phức tạp. Trong hoàn cảnh đó, toàn Đảng toàn dân ta ra sức thực hiện nghị quyết Đại hội VIII, đạt được

những thành tựu quan trọng: kinh tế tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trong nước GDP tăng bình quân hàng năm 6,94%.

Về văn hóa, xã hội: có những tiến bộ, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, tình hình chính trị-xã hội cơ bản ổ định, quốc phòng, an ninh được tăng cường, quan hệ đối ngoại và việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế được mở rộng và thu nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp; một số vấn đề văn hóa-xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết; cơ chế chính sách không đồng bộ và chưa tạo động lực mạnh để phát triển. ình trạng tham nhũng, quan liêu, suy thoái ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên rất nghiêm trọng.

Về môi trường: báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam do Bộ KHCN &MT cùng chương trình môi trường của LHQ, UNEP, đồng chủ biên, được công bố gần đây đã xác định sáu vấn đề môi trường chủ yếu ở Việt Nam hiện nay là: (1) Suy thoái môi trường đất (2) Suy thoái rừng (3) suy giảm đa dạng sinh học (4) ô nhiễm môi trường nước (5) ô nhiễm môi trường không khí (6) khó khăn về quản lý chất thải rắn.

Nhìn chung có thể thấy rằng sự nghiệp phát triển của nước ta trên cả ba mặt đều đang đứng trước những thách thức về bền vững. Đảng và Nhà nước ta nhậ rõ các thách thức này và đã đề xuất những đường lối, chiến lược thực hiện phát triển bền vững và đã có những hành động cụ thể thực hiện. Lịch trình hành động thế kỷ 21 của Việt Nam, đang được chuẩn bị công bố, chắc chắn sẽ hướng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước một cách thích hợp nhất vào con đường phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu xây dựng tiêu chí PTBV ở VN gđ i OK (Trang 26 - 27)