THỰC THI CHIẾN LƯỢC

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần nông sản thực phẩm cái răng giai đoạn 2013 – 2018 (Trang 68)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh

5.2 THỰC THI CHIẾN LƯỢC

5.2.1 Về quản trị

- Đẩy mạnh đào tạo bên trong, quy hoạch nhân sự căn cứ vào nhiệm vụ

và chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ, đánh giá thường xuyên để tạo động

lực phấn đấu cho mỗi nhân viên, luân chuyển nhân viên thường xuyên với thời

gian hợp lý;

- Thu hút thêm nhân sự có năng lực từ ngoài, đào tạo và huấn luyện

nhân viên bằng cách cho họ tham gia vào các lớp đào tạo ngắn hạn hay cho họ đi học ở trung tâm về các lớp nghiệp vụ bán hàng, để đón đầu nhu cầu thị trường và có thể đi trước đối thủ của mình. Đồng thời Công ty cũng nên tuyển

dụng những nhân viên cho các bộ phận như Marketing, chăm sóc khách hàng,

quan hệ công chúng, cũng như các bộ phận hiện tại nhằm tạo tiền đề để thực

hiện hai chiến lược đã lựa chọn.

- Công tác động viên khen thưởng: Khuyến khích sự sáng tạo, cống

hiến, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm cho nhân viên. Tiếp tục duy trì chế độ khen thưởng phúc lợi như hiện nay, đồng thời tăng cường hỗ trợ những nhân

viên có hoàn cảnh khó khăn, để họ có thể an tâm làm việc và cống hiến công

sức cho công ty như hỗ trợ cho những nhân viên nào có hoàn cảnh khó khăn

bằng cách ứng trước tiền lương cho họ vào đầu tháng để họ an tâm làm việc

cho mình.

5.2.2 Về sản xuất

- Phải tiếp tục giữ vững lập trường, cho ra những sản phẩm có chất lượng và an toàn, hợp tác, tìm kiếm phân phối các loại gạo mới, nhằm giữ

vững được thị trường đã phát triển.

Tăng cường nâng cao năng lực sản xuất của công ty, xây dựng lắp ráp

thêm các nhà máy mới với nhiều tính năng hơn (thay vì chỉ đơn thuần xay xát,

đóng gói và thực hiện một số việc đơn giản như hiện nay).

Hợp tác với Viện, Trường xây dựng các dự án hoạt động trong lĩnh vực

sản xuất nông nghiệp để tạo dựng uy tín và thương hiệu cho công ty và đồng

54

5.2.3 Về công tác marketing

Để việc tiêu thụ đạt được hiệu quả cao thì đối với công ty các kế hoạch

marketing là rất quan trọng, nó thúc đẩy công tác kích thích tiêu thụ và quảng

bá sản phẩm đến với người tiêu dùng. Do đó các hoạt động này cần được đẩy

mạnh, trên cơ sở đó dựa vào đăc tính sản xuất của người dân để lập kế hoạch

tiêu thụ, trong đó tập trung cho 2 vụ lúa đông xuân và hè thu.

Trên cơ sở đó kết hợp với dòng sản phẩm chủ lực của công ty và tìm các sản phẩm mới. Để thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường => sử dụng phương án: Đẩy mạnh hoạt động Marketing, công ty sẽ đẩy mạnh giới thiệu

sản phẩm mới ra thị trường thông qua những chương trình: Quảng cáo, tặng

sản phẩm dùng thử, đưa sản phẩm vào các nhà hàng, siêu thị,….

- Bên cạnh các hoạt động trên thì công ty cần tăng cường đẩy mạnh

các hình thức khác thông qua các hình thức chi khuyến mãi như: Khuyến mãi cộng dồn, khuyến mãi từng lần nhận, khuyến mãi theo gói hàng cho đại lý;

công ty cũng nên tăng cường chi phí “lực hút” bằng cách khuyến mãi trực tiếp đến người tiêu dùng, tăng cường quảng cáo, hội thảo và liên kết với các đài truyền hình địa phương để thực hiện các chương trình khuyến nông nhằm thu

hút sự quan tâm của người tiêu dùng đối với các sản phẩm của công ty.

5.2.4 Về tài chính

- Trên cơ sở các thông tin do phòng kinh doanh cung cấp thì công ty cần phải đề ra những chính sách bán hàng – thu tiền sao cho phù hợp với từng

vùng, từng miền, và từng vụ mùa. Đặc biệt là chính sách phạt lãi suất đối với các đại lý có nợ quá hạn, việc điều chỉnh lại mức lãi suất và thời gian thu nợ

phù hợp thay vì giữ mức lãi suất cố định mà kéo dài thời gian nợ làm ảnh hưởng đến nguồn tài chính chung của công ty. Do vậy có thể nói đây là con

dao hai lưỡi, trong quá trình áp dụng công ty nên thận trọng và cần có sự điều

chỉnh linh hoạt để chống lại tình trạng phá giá. Cụ thể hơn là công ty không

nên áp dụng chính sách phạt lãi thanh toán trễ hạn ở những nơi thường xuyên xảy ra chuyện phá giá.

- Xây dựng định mức vốn bình quân cho các bộ phận kinh doanh;

- Giảm số ngày quay vòng vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn;

- Hoạt động chủ yếu cần chú trọng đó là hoạt động marketing, phải tốn

nhiều chi phí cho hoạt động công chúng, thông tin trên các phương tiện truyền thông để mọi người biết được lợi ích của công việc sử dụng nước sạch, chi phí

55

5.3 GIẢI PHÁP

- Sau khi đã đề ra 02 chiến lược kinh doanh là: Chiến lược thâm nhập

thị trường và chiến lược hội nhập về phía trước

5.3.1 Các giải pháp để thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường:

Gia tăng các hoạt động Marketing bằng các buổi tuyên truyền, hội thảo

Thực hiện chính sách giá và hoa hồng đại lý ưu đãi để khuyến khích các đại lý bán sĩ, đại lý bán lẻ năng động giới thiệu sản phẩm của công ty cũng như thúc đẩy sản phẩm đến người tiêu dùng dễ dàng với giá hợp lý

Có kế hoạch xây dựng đội ngũ nhân viên dài hạn, động viên khen

thưởng nhân viên có năng lực. Đầu tư đào tạo nhân viên dài hạn, một mặt giúp

nhân viên nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn, mặt khác giữ chân được

nhân viên giỏi.

5.3.2 Các giải pháp để thực hiện chiến lược hội nhập về phía trước:

Giám sát chặt chẽ và điều chỉnh các chính sách đối với nhà phân phối

nhằm kiểm soát được giá đến tay người tiêu dùng

Mở rộng qui mô hệ thống bán hàng bằng kế hoạch bao phủ những khu

vực mà công ty chưa tới hoặc còn quá ít. Phát triển thêm hệ thống bán lẻ nhằm đảm bảo sản phẩm công ty luôn có sẵn để phục vụ nhu cầu khách hàng

Hiện tại, công ty đang xây dựng hệ thống bán hàng qua mạng điện tử.

Việc này cho phép công ty nhập và xuất bản các Catalo giới thiệu các sản

phẩm hiện có trên trang Web và kết nối đến các đối tác khác để giao dịch, thực

hiện nhanh chóng các hợp đồng. Dự kiến khi đưa vào hoạt động, công ty sẽ có

thêm nhiều đối tác và nhiều hợp đồng kinh tế có giá trị khác thông qua mạng điện tử.

56

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Như chúng ta đã biết môi trường kinh doanh ngày càng biến động

không ngừng và ngày càng trở nên phức tạp nhất là trong hoàn cảnh ngày càng có nhiều công ty cung cấp sản phẩm dịch vụ ra đời và nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng trở nên khó tính thì đòi hỏi các công ty không

những cạnh tranh với nhau về giá, về chất lượng mà đòi hỏi các Công ty phải

tạo cho sản phẩm của mình có điểm khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh để

khách hàng cảm thấy đồng tiền mình bỏ ra đổi lấy sản phẩm không bị uổng

phí.

Hiện nay, đất nước đang trên đà phát triển đang từng bước thay đổi để

hội nhập vào nền kinh tế thị trường biến động thì không chỉ riêng Công ty cổ

phần Luông thục Thực phẩm Cái răng mà tất cả các doanh nghiệp cần khẳng định mình để vươn lên, tồn tại và phát triển. Trước bối cảnh đó, bất kỳ một

doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nào dù lớn hay nhỏ cũng không thể dựa

mãi vào lợi thế sẵn có của mình về vị trí hay chất lượng mà không tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như cách thức phục vụ... đáp ứng nhu cầu

của người tiêu dùng thì sẽ không thể nào tiến lên được. Để xây dựng các lợi

thế đó Công ty Nông Sản Thực phẩm Cái Răng cần phải chủ động hơn trong

việc nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm của các Công ty khác và tìm kiếm những

sáng kiến mới làm sao cho hoạt động bán hàng của Công ty thuận lợi và đạt

kết quả ngày càng cao thông qua những chiến lược tốt nhất phù hợp với nhu

cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam nói

chung và các doanh nghiệp ngành Lương thực Thực phẩm nói riêng cần phải

có chiến lược kế hoạch chu đáo cho sự phát triển của công ty. Vì vậy, công ty

cần thiết phải xây dựng các chiến lược kinh doanh chính cũng như các chiến lược bổ trợ để tạo được ưu thế cạnh tranh tiến đến chiếm lĩnh thị trường. Với

tình hình công ty hiện tại cũng như toàn cảnh nền kinh tế thì công ty cần thực

hiện một số chiến lược như chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược phát

triển sản phẩm,… Qua đó, tạo nền tảng vững chắc để công ty có thể tồn tại trên bước đường kinh doanh của mình.

57

6.2 KIẾN NGHỊ

Qua quá trình phân tích tôi có một số kiến nghị đối với Công ty cổ

phần Nông Sản Thực phẩm Cái Răng.

- Kiến nghị công ty nên có những chính sách để hỗ trợ cho các đại lý đến nhận hàng tại chi nhánh bởi vì khi đó công ty đã tiết kiệm được khoản chi phí giao hàng cho đại lý. Khoản hỗ trợ này vừa có thể bù đắp một phần chi phí cho đại lý vừa tạo ra mối quan hệ gắn bó giữa đại lý với công ty.

- Phải có những chế độ đãi ngộ hợp lý cho các đại lý lớn vào những

dịp lễ, tết để giữ chân họ, vì các đại lý bán hàng cho các công ty đối thủ với

doanh số ít hơn nhiều so với doanh số mà họ bán cho công ty nhưng lại được nhận quà nhiều hơn. Việc tặng quà vào dịp tết mặc dù không có thoả thuận nhưng nó cũng thể hiện được mốii quan hệ tốt đẹp với nhau, do vậy công ty nên lưu ý đến vấn đề này để nhằm gìn giữ và phát triển mối quan hệ ngày càng tốt đẹp hơn giữa công ty và các đại lý và diều đó cũng giúp cho chi nhánh dễ

giao thiệp với các đại lý hơn.

- Cần xây dựng đội ngũ marketing chuyên nghiệp, xây dựng kế hoạch

quảng bá thương hiệu ở tầm chiến lược và triển khai một cách đồng bộ thống

nhất. Công tác Marketing còn yếu và Marketing cũng là một bộ phận quan

trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Vỳ vậy, Công ty nên quan tâm nhiều hơn nữa đến các nội dung Marketing như đã phân tích ở trên

để góp phần mang lại hiệu quả tranh cạnh tranh. Bởi vì tất cả các biện pháp để

sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường đối với tất cả các doanh nghiệp đều rất

quan trọng. Vì khi đó mới thu hồi được vốn, và có lợi nhuận để mở rộng quy

mô hoạt động và nâng cao mức sống cho tất cả các nhân viên của công ty. Ngoài ra, khi lượng tiêu thụ vượt qua mức hoà vốn thì lượng sản phẩm tiêu thụ

trên mức hoà vốn đó chỉ bù đắp chi phí khả biến và vì thế sẽ mang lại lợi

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Thị Bảo Trân (2005), Khóa luận tốt nghiệp “Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex giai đoạn

2006 - 2010” khoa Kinh tế trường Đại học An Giang, An Giang

2. Lê Thị Ngọc Diểm (2007), Luận văn tốt nghiệp “Xây dựng thương

hiệu Gạo cho Công ty Cổ Phần Gentraco giai đoạn 2008 – 2012” khoa Kinh

tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

3. Đỗ Thị Tuyết. Giáo trình quản trị chiến lược, Tủ sách Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

4. Fred R.David (2000). Khái luận về quản trị chiến lược.Nhà xuất bản

thống kê, Hà Nội.

5. PGS. TS Nguyễn Thị Liên Diệp, ThS Phạm Văn Nam (1998). Chiến lược & Chính sách kinh doanh. Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội

6. Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Cái Răng. Bảng cân đối kế toán năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

7. Công ty ty cổ phần nông sản thực phẩm Cái Răng. Báo cáo kết quả

hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

8. Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Cái Răng. Các báo cáo Phòng kinh doanh, Phòng tổ chức hành chính.

9. Website của tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn 11. Website : http://www.google.com.vn Tìm kiếm thông tin

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần nông sản thực phẩm cái răng giai đoạn 2013 – 2018 (Trang 68)