Môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần nông sản thực phẩm cái răng giai đoạn 2013 – 2018 (Trang 48 - 49)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh

4.2.1.1Môi trường kinh tế

a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ít nhiều ảnh hưởng đến cơ

cấu kinh tế từ đó có tác động đến giá sản phẩm đầu vào và đầu ra. Nền kinh tế

của ta tăng trưởng đồng nghĩa với việc đóng góp không nhỏ của bộ phận nông

nghiệp trong đó lúa gạo là một phần trọng yếu. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam không ngừng tăng cao và được đánh giá

là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong khu vực

và trên thế giới, GDP nước ta tăng liên tục từ năm 2000 đến 2007, đạt mức 8,44% sau đó sụt giảm năm 2008 ở mức 6,31% và 2009 là 5,32%, năm 2010

lại tăng lên 6,78%, hai năm tiếp theo 2011 và 2012 lại tiếp tục sụt giảm và ở

mức 5,89% và 5,03%. Năm 2012 có tỷ lệ tăng GDP thấp nhất trong vòng nhiều năm, nhưng điều cần nhấn mạnh là sự “không bình thường” trong giai đoạn 2007 đến nay. Trong thời gian này nền kinh tế thế giới bị rơi vào khủng

hoảng và suy thoái nghiêm trọng, có nhiều nước trên thế giới đã có tốc độ tăng trưởng âm. Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua khó khăn và đang trong chiều hướng phát triển tốt đồng thời đây cũng là một nền kinh tế

vững chắc kích thích các thành phần kinh tế phát triển. Sự phát triển lạc quan

của nền kinh tế có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của ngành sản xuất nông

nghiệp cũng như việc sản xuất lúa gạo. Ngoài ra, lĩnh vực nông nghiệp mà lúa gạo là trọng tâm, hiện đang được nước ta rất chú trọng và đẩy mạnh phát triển,. Đây là cơ hội cho việc kinh doanh của công ty. Công ty cần nắm rõ các yếu tố này để từ đây đưa ra kế hoạch kinh doanh hiệu quả.

Thêm vào đó, hiện nay thị trường lương thực đang diễn biến khá bất ổn,

theo dự báo của nhiều nhà kinh tế thị trường này sẽ còn biến động trong thời

gian tới, chính sự biến động này làm cho giá lúa cũng như giá lương thực thực

phẩm ngày càng tăng, đây là điều kiện tốt một nước có nền nông nghiệp lâu năm như nước ta, một nước có sản lượng lúa gạo đứng nhất nhì trên thế giới.

Nông dân nhận thấy được xu thế tăng giá của lương thực thì họ sẽ mạnh dạn đầu tư và mở rộng diện tích sản xuất. Nếu diện tích sản xuất lương thực tăng đồng nghĩa với việc tiếp cận thu mua và chế biến sẽ dễ dàng hơn. Đây sẽ là cơ

hội cho các công ty kinh doanh trong lĩnh vực này.

b. Tỷ lệ lạm phát

Nhà kinh tế đoạt giải Nobel, James Tobin nhận định rằng lạm phát (tỷ lệ tăng giá mang giá trị dương) vừa phải sẽ có lợi cho nền kinh tế. Ông dùng từ

"dầu bôi trơn" để miêu tả tác động tích cực của lạm phát. Mức lạm phát vừa

34

động giảm đi. Điều này khuyến khích nhà sản xuất đầu tư mở rộng sản xuất.

Việc làm được tạo thêm. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm. Nhưng mức nào được xem

là vừa phải? Ở các nước phát triển tỷ lệ này thường là 3% -3,5%. Tuy nhiên đó

là nói lạm phát ở mức vừa phải, còn nếu lạm phát ở mức cao hơn thì sẽ thế

nào? Lạm phát cao ảnh hưởng tới mỗi cá nhân người tiêu dùng, vì vậy nó ảnh hưởng lên cả nền kinh tế. Người ta cần nhiều tiền hơn để có nhu yếu phẩm, số

tiền để dành cho tiết kiệm và đầu tư là số còn lại sau chi tiêu sẽ xuống thấp.

Riêng với người Việt vì sợ tiền mất giá nên dân chúng mua vàng dự trữ. Hệ

quả một lượng lớn vốn không đổ vào sản xuất kinh doanh, gây thiệt hại cho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nền kinh tế. Vì giá đồng tiền sẽ giảm trong tương lai nên người tiêu dùng

thường mượn nợ để mua sắm hy vọng trả lại với đồng tiền mất giá. Kết quả là dễ tạo bong bóng trong nền kinh tế đưa tới bất ổn tài chính và làm sụp đổ nền

kinh tế. Lạm phát làm cho tính toán, hoạch định tài chính hầu như không chính xác, rất khó cho cá nhân hay tổ chức kinh doanh. Thợ thuyền khi bị áp lực lạm phát đòi tăng lương. Chủ tăng lương, lại nâng giá thành; từ đó lạm phát thành vòng xoắn, thúc đẩy tiếp lạm phát. Ở nước ta, lạm phát luôn là vấn đề bức xúc

trong những năm qua bởi tỷ lệ lạm phát qua các năm ở mức khá cao, cụ thể: Năm 2006 là 7,5%, năm 2007 là 8,3%, năm 2008 là 22,97%, năm 2009 là 6,88%, năm 2010 là 11,75%, năm 2011 là 18,13%, năm 2012 là 6,81 và 6 tháng đầu năm 2013 tăng 4,9%. Với mức lạm phát như ở nước ta như hiện nay đã gây ra không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty nhất là trong việc hoạch định kế hoạch kinh doanh cũng như giá bán.

c. Nguyên vật liệu - Tỷ giá hối đoái

Nước ta là nước sản xuất lúa gạo đứng hàng đầu thế giới, do đó đối với

công ty, nguyên vật liệu rất dồi giàu, có chăng chỉ là sự cạnh tranh trong việc

thu mau giữa các công ty trong nước.

Công ty hiện chỉ kinh doanh trong nước nên vấn đề tỷ giá không ảnh hưởng đến công ty.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần nông sản thực phẩm cái răng giai đoạn 2013 – 2018 (Trang 48 - 49)