7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: chủ yếu từ các báo cáo bên trong doanh nghiệp như:
Tình hình nhân sự, các báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán của doanh
nghiệp, tình hình hoạt động của doanh nghiệp, …Ngoài ra còn có các thông tin về môi trường bên ngoài (tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất,
…), tình hình hoạt động của ngành nông dược, … được thu thập trên sách, báo, internet,…
Số liệu sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia trong công ty về môi trường nội tại, môi trường tác nghiệp, môi trường vĩ mô và năng lực canh
tranh của công ty với một số đối thủ chính.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1,2,3 Sử dụng phương pháp:
- Phương pháp so sánh: là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều
kiện có tính so sánh được để xem xét đánh giá rút ra kết luận về hiện tượng,
quá trình kinh tế.
Các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu kinh tế như sau:
+ Phải thống nhất về nội dung phản ánh
+ Phải thống nhất về phương pháp tính toán
+ Số liệu phải cùng một khoảng thời gian tương ứng
+ Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng đại lượng biểu hiện (cùng đơn vị đo)
* So sánh số tương đối: là một chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng số lần,
%... phản ánh tình hình của sự kiện khi số tuyệt đối không thể nói lên được.
* So sánh số tuyệt đối: Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nòa đó trong khoảng thời gian và địa điểm cụ thể. Nó có thể tính bằng thướt đo hiện vật, giá trị, giờ công. Số tuyệt đối là cơ sở để tính các giá trị số khác. So sánh số tuyệt đối của các chỉ tiêu kinh tế giữa kì kế hoạch và thực tế, giữa những khoảng thời gian khác nhau,
18
không gian khác nhau ...để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch, quy mô
phát triển ... của các chỉ tiêu kinh tế nào đó.
- Phương pháp thống kê: - Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được
thu thập trong điều kiện không chắc chắn.
* Mục tiêu 4 Sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp phân tích SWOT: là kỹ thuật để phân tích và xử lý kết
quả nghiên cứu về môi trường, giúp doanh nghiệp đề ra chiến lược một cách
khoa học.
- Phương pháp phân tích bằng Ma trận QSPM (Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng): Kỹ thuật phân tích này sẽ cho thấy một cách khách
quan các chiến lược thay thế nào là tốt nhất. Ma trận QSPM sử dụng các yếu
tố đầu vào nhờ những phân tích từ ma trận EFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh,
ma trận IFE. Và sau đó nhận những thông tin cần thiết để thiết lập ma trận
QSPM từ ma trận SWOT, …
- Phương pháp phân tích bằng Ma trận SPACE (ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hoạt động): Phương pháp này cho thấy chiến lược tấn công, thận
trọng, phòng thủ hay cạnh tranh là thích hợp nhất đối với một tổ chức. Với FS
là sức mạnh tài chính, CA là lợi thế cạnh tranh, ES là sự ổn định môi trường
19
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM CÁI RĂNG
3.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢNTHỰC PHẨM CÁI RĂNG THỰC PHẨM CÁI RĂNG
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Lương thực và an ninh lương thực là vấn đề tối quan trọng đối với mỗi
quốc gia, đặc biệt là đối với Việt Nam – một nước đang phát triển và đang lấy
việc kinh doanh lương thực và nông sảnlàm điểm mạnh để gia tăng thu nhập
cho nền kinh tế quốc dân. Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa gạo của cả nước, trong đó thành phố Cần Thơ được xem là trung tâm của vùng, nên việc giao thương lúa gạo ở đây trở nên tấp nập. Trên cơ sở đó để góp phần giúp
việc giao thương trở nên thuận tiện hơn, Công ty cổ phần Nông Sản Thực
Phẩm Cái Răngđược thành lập vào ngày 01/10/2006 với tầm nhìn hướng đến
việc trở thành nhà phân phối bán lẻ hàng đầu về lúa gạo và nông sản để phục
vụ Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Với mục tiêu ban đầu là tập trung vào mua lĩnh vực nông sản, kinh doanh lương thực.
- Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Nông Sản Thực Phẩm Cái Răng.
- Địa chỉ: 17/2 Võ Tánh, P. Lê Bình, Q. Cái Răng, TP.Cần Thơ.
- Điện thoại: 07103.846322- Fax: 07103.847493 - Email: cty_nstp_cr@gmail.com
3.1.2 Ngành nghề kinh doanh
Chế biến và kinh doanh lương thực, nông sản các loại. Tuy nhiên trong hiện tại doanh nghiệp chỉ tập trung và việc kinh doanh thành phẩm tiêu thụ nội địa.
20
3.1.3 Cơ cấu tổ chức3.1.3.1 Sơ đồ tổ chức 3.1.3.1 Sơ đồ tổ chức
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức
3.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
- Đại hội đồng Cổ đông: Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan có thẩm
quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của công ty theo Luật
Doanh nghiệp và Điều lệ công ty. Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan thông qua
chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành việc kinh doanh của Công ty.
- Hội đồng Quản trị: Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có
toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Đại
hội đồng Cổ đông quyết định. Hội đồng Quản trị gồm (03) ba thành viên. Mỗi
thành viên Hội đồng quản trị có nhiệm kỳ tối đa là 3 năm và có thể được bầu
lại tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông tiếp theo. Định hướng các chính sách
tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông
thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình kinh doanh của Công ty.
- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là tổ chức giám sát, kiểm tra tính hợp lý,
hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh; trong ghi chép sổ Đại hội đồng cổđông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Ban tổng giám đốc Phòng kinh doanh Phòng kế toán tài vụ Phòng tổ chức hành chính
21
sách kế toán và tài chính của Công ty nhằm đảm bảo các lợi ích hợp pháp của
các cổ đông. Ban kiểm soát gồm 3 thành viên với nhiệm kì 3 năm do Đại hội đồng cổ đông bầu ra.
- Ban Tổng Giám đốc: Gồm Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc.
+ Tổng Giám Đốc: Hội đồng Quản trị có quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc điều hành các hoạt động của Công ty
và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị về các nhiệm vụ và quyền hạn được giao phó. Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty.
+ Phó Tổng Giám Đốc: Phó Tổng Giám Đốc giúp Tổng Giám Đốc tổ
chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
- Phòng tổ chức hành chính: Điều hành và quản lý các hoạt động Nhân
sự và Hành chính của toàn Công ty; Thiết lập và đề ra các kế hoạch và chiến lược để phát triển nguồn nhân lực; Xây dựng nội quy, quy chế, chính sách về
nhân sự và hành chính cho toàn Công ty; Tổ chức thực hiện và giám sát việc
thực hiện các quy chế, chính sách về hành chính, nhân sự phù hợp với thực tế
của Công ty và với chế độ hiện hành của Nhà nước; Tiếp nhận và luân chuyển các thông tin, ban hành các văn bản đối nội, đối ngoại, các thông báo hội nghị
của Lãnh đạo Công Ty; Thực hiện các nhiệm vụ lễ tân, tổ chức và phục vụ hội
nghị, hội họp, tiếp khách của Công ty; Quản lý văn phòng, nhà làm việc, cơ sở
hạ tầng, trang thiết bị văn phòng, các phương tiện phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
- Phòng kế toán tài vụ: Quản lý, điều hành các hoạt động Tài chính, kế toán; Tư vấn cho Ban Tổng Giám đốc về tình hình tài chính và các chiến lược
về tài chính; Lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán;
Lập dự toán ngân sách, phân bổ và kiểm soát ngân sách cho tòan bộ họat động
kinh doanh của Công ty; Dự báo các số liệu tài chính, phân tích thông tin, số
liệu tài chính kế toán; Quản lý vốn nhằm đảm bảo cho các họat động kinh
doanh và việc đầu tư của Công ty có hiệu quả; Xây dựng các quy chế, quy định về lĩnh vực hoạt động tài chính kế toán; Xây dựng kế hoạch tài chính của
Công ty.
- Phòng Kinh doanh: Quản lý và giám sát các hoạt động kinh doanh;
Lập kế hoạch kinh doanh hàng năm, dài hạn và chiến lược phát triển công ty;
Thu thập các thông tin về tình hình kinh doanh của công ty để tổng hợp, phân tích đánh giá, điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch đã được phê duyệt; Lập kế
hoạch thực hiện các dự án đầu tư đã được phê duyệt; Xây dựng kế hoạch phát
22
phẩm, hệ thống phân phối; Chăm sóc khách hàng; Lập kế hoạch thu hồi công
nợ
3.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh
Trước khi đi vào phân tích và xây dựng chiến lược cho công ty CP Nông Sản Thực phẩm Cái Răngta xem xét sơ qua kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010 – 2012 và
6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 So sánh 11/10 So sánh 12/11 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Doanh thu 28.752 34.364 49.046 19.449 5.612 19,52 14.682 42,72 Chi phí 27.254 32.681 47.184 18.609 5.427 19,91 14.503 44,38 Lợi nhuận sau thuế 1.498 1.683 1.862 840 185 12,35 179 10,64
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – Phòng kế toán tài vụ)
Qua bảng trên ta thấy tổng thu của doanh nghiệp không ngừng tăng qua các năm với tốc độ tăng rất cao và tốc độ tăng của năm sau cao hơn năm trước.
Cụ thể nếu doanh thu năm 2010 chỉ là 28.752 triệu đồng thì năm 2011 đã tăng lên đến 34.364 triệu đồng tương ứng mức tăng 19,52%, và con số này ở năm
2012 là 49.046 tương ứng mức tăng 42,72% so với năm 2011. Với mức tăng
này một phần là do giá bán hàng tăng nhưng vấn đề quan trọng là hiệu quả từ
việc đẩy mạnh hoạt động mạng lưới phân phối và bán hàng của công ty giúp lượng hàng của công ty bán ra nhiều hơn. Ngoài việc chăm sóc giữ khách
hàng cũ, giữ các nhà phân phối cũ, công ty còn tập trung phát triển khách hàng mới phát triển thêm nhà phân phối mới trong khắp các tỉnh thành thuộc khu
vực Đồng bằng song Cửu Long.
Ngoài doanh thu tăng cao thì chi phí cũng tăng rất cao, với mức tăng nhanh hơn mức tăng của doanh thu do đó làm cho tốc độ tăng trưởng của lợi
nhuận giảm. Nguyên do làm cho tốc chi phí tăng cao là do công ty liên tục mở
rộng hệ thống phân phối, nếu như cuối năm 2010 công ty chỉ có 5 nhà phân phối, thì đến cuối năm 2011 con số này là 9 và đến cuối năm 2012 con số này
23
đã là 15. Ngoài ra chi phí tăng còn do giá vốn hàng bán tăng, cũng như số lượng hàng bán tăng thêm đáng kể.
Với tốc độ tăng trưởng như trên, cộng với việc liên tục mở rộng mạng lưới
phân phối, cho thấy tiềm năng phát triển của công ty là rất lớn, vì vậy đòi hỏi
công ty phải có kế hoạch kinh doanh rõ ràng, nếu không đến một lúc nào đó
công ty sẽ gặp khó khăn trong việc phát triển cũng như mở rộng mạng lưới kinh
24
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
4.1 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP 4.1.1 Nguồn nhân lực
a Trình độ nhân sự
Nhân lực là yếu tố rất quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Sự tồn tại và phát triển của nguồn nhân lực luôn song hành cùng sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Với lực lượng lao động có tay nghề cao, cán bộ
có trình độ chuyên môn quản lý tốt nếu được bố trí phù hợp sẽ phát huy sức
sang tạo dẫn tới năng suất và hiệu quả lao động cao. Vì lẽ đó, mỗi doanh
nghiệp có một cách tuyển dụng, một cách chiêu mộ nhân tài riêng, đồng thời
cùng với chính sách trả lương, thưởng và hoa hồng hàng năm, nhằm thúc đẩy
sự cạnh tranh và phát triển của mổi cá nhân từ đó tạo nên sức mạnh của tập thể
mà hệ quả là sự phát triển của doanh nghiệp. Để tìm hiểu tình hình nhân sự
của doanh nghiệp, trước tiên chúng ta cần xem xét trình đọ nhân sự hiện tại
của doanh nghiệp.
Bảng 4.1: Cơ cấu nhân sự của công ty
Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Đại học & Cao đẳng trở lên 16 32,65
Trung cấp 14 28,57
Lao động phổ thông 19 38,78 Tổng cộng 49 100,00
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính, công ty nông sản thực phẩm Cái Răng)
Từ số liệu trên ta thấy, cơ cấu nhân sự của công ty Lương thục Thực phẩm Cái Răng phần đông là lao động phổ thông, chiếm 38,72% trong tổng số nhân
viên, chủ yếu phụ trách các công việc không đòi hỏi trình độ như giao, nhận, bốc xếp và vận chuyển hàng hóa tại các điểm, đại lý. Số nhân viên có trình độ đại học & cao đẳng trở lên chiếm 32,65% (với 16 người) chủ yếu làm công tác quản lý, nghiên cứu, nghiệp vụ chuyên môn... Số lao động có trình độ trung cấp
và các chứng chỉ nghiệp vụ chiếm 28,57% chủ yếu đảm nhiệm các công việc ở
các bộ phận bán hàng cho công ty. Có thể nói việc bố trí nhân sự ở công ty hiện khá tương thích và đồng đều. Ngoài ra, công tác đào tạo và huấn luyện, tuyển
25
của công ty sẽ luôn đảm bảo đáp ứng kịp thời các yêu cầu trình độ, kỹ năng
trong sản xuất, kinh doanh và nhu cầu thị trường trong thời gian tới.
b Vấn đề lương, thưởng
Một điều quan trọng nửa để nhân viên gắn bó với doanh nghiệp đó là tiền lương. Một chính sách tiền lương thích hợp sẽ khuyến khích người lao động hăng say làm việc, tăng năng suất và ngược lại. Tiếp theo ta sẽ có những đánh giá sơ bộ về tình hình tiền lương của nhân viên trong thời gian qua.
Bảng 4.2: Thu nhập bình quân của lao động qua 3 năm 2010 - 2012
ĐVT: Triệu đồng NĂM
CHỈ TIÊU 2010 2011 2012
Tổng quỹ lương 134,64 183,18 237,65 Tổng số nhân viên (người) 36 43 49
Lương bình quân /người/tháng 3,24 3,76 4,25 Phụ cấp các loại bình quân/người/tháng 0,50 0,50 0,06 Thu nhập bình quân/người/tháng 3,74 4,26 4,85
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)
Doanh nghiệp có tỷ lệ lao động phổ thông chiếm gần 38,78% trong cơ
cấu nhân sự, như vậy với mức thu nhập bình quân như bảng trên qua các năm
có thể đảm bảo được cuộc sống của người lao động nếu không nói là ở mức
khá cao. Bên cạnh tiền lương, phụ cấp công ty còn có những chính sách hỗ trợ, giúp đở cho cán bộ công nhân viên có hoàn cảnh khó khăn như hỗ trợ tiền