7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh
4.1.2 Phân tích các tỷ số tài chính
Để đánh giá đúng thực trạng của doanh nghiệp mạnh hay yếu, phát triển
hay không phát triển chúng ta phải xem xét kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó các tỷ số tài chính là vấn đề hết sức hấp dẫn nói lên trình độ
26
a Tỷ số thanh toán:
- Tỷ số thanh toán hiện hành: tỷ số này cho thấy khả năng trả nợ trong
ngắn hạn của công ty. Qua các năm, tỷ số thanh toán hiện hành có xu hướng
giảm, tuy nhiên đều ở mức cao (trên 2), điều này cho thấy khả năng trả nợ
trong ngắn hạn của công ty là rất tốt, hay nói cách khác doanh nghiệp rất ít vay
vốn trong hoạt động kinh doanh.
- Tỷ số thanh toán nhanh: tỷ số này đo lường mức thanh toán nhanh của
doanh nghiệp, tức khả năng trả nợ nhanh. Tỷ số này có tăng giảm, nhưng vẫn ở mức khá cao, năm thấp nhất là 2012 với mức 0,74. Hầu như công ty chỉ
dùng nợ ngắn hạn để trữ hàng tồn kho, đều này đảm bảo được khả năng thanh toán khi đến kỳ thanh toán nợ ngắn hạn.
Bảng 4.3: Tổng hợp các tỷ số tài chính
ĐVT 2010 2011 2012 6T/2013
Tỷ số thanh toán
Tỷ số thanh toán hiện hành lần 2,96 2,74 2,17 2,67 Tỷ số thanh toán nhanh lần 0,92 1,11 0,74 0,83
Tỷ số quản trị tài sản Hiệu suất sử dụng TSCĐ lần 9,57 12,15 17,05 13,31 Hiệu suất sử dụng tổng TS lần 3,63 4,27 5,16 4,39 Tỷ số quản trị nợ Tỷ số nợ trên tổng tài sản % 34,89 37,24 43,65 39,27 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu lần 0,54 0,59 0,77 0,66 Tỷ số sinh lời
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản % 18,89 20,90 19,59 19,24 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu % 5,21 4,90 3,80 4,51 Tỷ suất sinh lời trên VCSH % 29,01 33,30 34,76 31,88
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)
b Tỷ số quản trị tài sản:
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: tỷ số này cho thấy khả năng tạo ra
doanh thu từ việc đầu từ vào tài sản cố định. Qua các năm tỷ số này luôn được
27
mức 9,75, đến năm 2011 tỷ số này đã tăng lên đến 12,15, con số này ở năm
2012 là 17,05 tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2013 giảm xuống còn 13,31 điều này cũng là tất nhiên bởi năm 2013 tình hình kinh tế chung vô cùng khó khăn và
công ty cũng không phải là một ngoại lệ. Điều này cho thấy tài sản cố định của công ty đang ngày càng tạo ra được nguồn thu lớn cho công ty.
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Cũng giống như hiệu suất sử dụng tài sản cố định, tỷ số này cho thấy khả năng tạo ra doanh thu từ tài sản của công
ty. Ta có thể hiểu tỷ số này cho ta biết cứ 1 đồng đầu tư vào tài sản thì sẽ tạo
ra bao nhiêu doanh thu. Qua các năm tỷ số này ở mức khá cao duy trì từ mức
3,63 ở năm 2010 và tăng đần qua các năm và có xu hướng giảm vào 6 tháng
đầu năm 2013. Đều này cho thấy tài sản của công ty đang ngày càng tạo ra
nguồn doanh thu cho công ty. Hay nói cách khác công ty đang ngày càng khai
thác tối đa tài sản của mình.
c Tỷ số quản trị nợ:
- Tỷ số nợ trên tổng tài sản: Tỷ số này đo lường tỷ lệ phần trăm tổng nợ
do những người cho vay cung cấp so với tổng giá trị tài sản có của công ty. Năm 2010 công ty sử dụng 34,89% nợ để tài trợ cho tài sản của công ty, và
qua các năm tỷ lệ này ngày càng tăng, cụ thể năm 2011 là 37,24% và năm
2012 là 43,65%, nhưng 6 tháng đầu năm 2013 giảm xuống còn 39,27%. Điều
này phần nào cho thấy khả năng trả nợ của doanh nghiệp ngày càng giảm, nhưng cũng phần nào cho thấy doanh nghiệp đang tập trung đầu tư vào tài sản
nhằm tăng nguồn doanh thu cho công ty.
- Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Tỷ lệ này là chỉ tiêu để đánh giá xem
liệu công ty có lạm dụng các khoản nợ để phục vụ cho mục đích thanh toán
hay không. Năm 2010 công ty dùng 1 đồng vốn chủ sở hữu để đảm bảo cho 0,54 đồng nợ, năm 2011 công ty dùng 1 dồng để đảm bảo cho đến 0,59 đồng
nợ, đến năm 2012 thì là 0,77 và 6 tháng đầu năm 2013 là 0,66. Như vậy, cho
thấy công ty không lạm dụng các khoản nợ để phục vụ cho việc thanh toán, và
đều này mang lại nhiều thuận lợi cho công ty khi mà lãi suất vốn vay ngày
càng tăng, hay nói cách khác tình hình tài chính của công ty khá lành mạnh.
d Tỷ số sinh lợi:
- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản: Qua các năm ta thấy tỷ suất này tăng
giảm không đáng kể và được duy trì ở mức khá cao. Năm 2010 tỷ suất sinh lời
trên tổng tài sản là 18,89% thì năm 2011 tăng lên 20,90% và năm 2012 giảm
lại còn 19,59% và 6 tháng đầu năm 2013 còn 19,24%. Đây là một kết quả khá cao mà công ty cần duy trì.
28
- Tỷ suất sinh lời trên doanh thu: Tỷ suất này năm 2010 là 5,21%, một
con không lớn lắm đối với các công ty kinh doanh nông sản thực phẩm. Tỷ
suất này không những không được cải thiện qua các năm mà còn lại giảm ở năm 2011 chỉ còn 4,9% và năm 2012 lại tiếp tục giảm xuống chỉ còn 3,8% và có phần khởi sắt vào 6 tháng đầu năm 2013 khi ở mức 4,51%. Đều này không phải do hoạt động của công ty đang ngày một khó khăn mà do công ty liên tục
mở rộng mạng lưới phân phối và dùng chiến lược giá để cạnh tranh với các
công ty có bề dày kinh nghiệm và mạnh trên thị trường.
- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu: Năm 2010 ta thấy hiệu suất sinh
lời trên vốn chủ sở hữu ở mức rất khá cao 29,01%, và được duy trì tăng qua các năm, cụ thể năm 2011 tỷ số này là 33,3% và năm 2012 là 34,76%, 6 tháng
đầu năm 2013 là 31,88. Có thể nói hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của
công ty ngày càng hấp dẫn, hay nói cách khác công ty đang làm ăn ngày càng
hiệu quả.
Nhận xét chung: qua việc phân tích các tỷ số tài chính cho thấy rằng
hiệu quả hoạt động của công ty ngày càng tăng. Tình hình sử dụng vốn thì ngày càng hiệu quả, nợ có gia tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp và phát huy
được vai trò của nó trong hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp hoàn toàn có thể kiểm soát được nợ thể hiện ở mức thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh. Tóm lại, công ty cần thận trọng hơn khi dùng chiến lược giá để cạnh
tranh, công ty có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, thông qua việc đẩy mạnh doanh thu, gia tăng lợi nhuận, công ty cần tận dụng lợi thế
mạng lưới phân phối hiện có để tạo ra nguồn thu ngày càng lớn.