7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh
2.1.4.3. Phân tích hoàn cảnh nội tại Doanh nghiệp
Việc phân tích một cách cặn kẽ các yếu tố nội bộ của doanh nghiệp nhằm xác định rõ ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các biện
pháp nhằm giảm bớt nhược điểm và phát huy ưu điểm để đạt được lợi thế tối đa. Vì vậy, nhà quản trị sẽ có nhận thức tốt hơn về hoàn cảnh nội tại nhờ phân
tích các yếu tố chủ yếu sau:
a. Cơ cấu tổ chức
Chiến lựợc được thực hiện thành công hay không tùy thuộc đáng kể vào các họat động của cấu tổ chức được phân chia, sắp xếp và phối hợp như thế
nào, nói ngắn gọn là tùy thưộc vào cơ cấu tổ chức. Do đó, những cơ may để
chiến lược đạt hiệu quả càng lớn khi cơ cấu tổ chức càng phù hợp với quá
trình thực hiện chiến lược. Ngoài ra, khi chiến lược cơ bản của tổ chức thay
đổi theo thời gian thì cơ cấu tổ chức cũng thay đổi theo. Trong một công trình nghiên cứu cơ bản về 70 công ty lớn nhất của Mỹ, Afred Chandler kết luận
rằng: những thay đổi trong chiến lược sẽ đưa đến những thay đổi trong cơ cấu
tổ chức. Ông nói cơ cấunên được thiết kế để tạo điều kiện dễ dàng cho việc theo đuổi chiến lược công ty, và như thế cơ cấu đi theo chiến lược thay vì
ngược lại.
b. Các yếu tố của nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của
doanh nghiệp. Vì chính con người thu thập dữ liệu, hoạch định mục tiêu, lựa
chọn và thực hiện kiểm tra các chiến lược của doanh nghiệp và để có kết quả
tốt thì không thể thiếu những con người làm việc hiệu quả. Khi phân tích về
nguồn nhân lực của doanh nghiệp cần chú ý những nội dung: trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, tay nghề và tư cách đạo đức của cán bộ nhân viên; các chính sách nhân sự của doanh nghiệp; khả năng cân đối giữa mức độ sử dụng
nhân công ở mức độ tối đa và tối thiểu; năng lực, mức độ quan tâm và trình độ
14
c. Yếu tố nghiên cứu phát triển
Nỗ lực nghiên cứu phát triển có thể giúp doanh nghiệp giữ vai trò vị trí đi đầu trong ngành hoặc ngược lại, làm cho doanh nghiệp tụt hậu so với các
doanh nghiệp đầu ngành. Do đó, doanh nghiệp phảithường xuyên thay đổi về đổi mới công nghệ liên quan đến công trình công nghệ, sản phẩm và nguyên vật liệu.
d. Các yếu tố tài chính kế toán
Chức năng của bộ phận tài chính bao gồm việc phân tích lập kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính và tình hình tài chính của doanh
nghiệp. Bộ phận tài chính có ảnh hưởng sâu rộng trong toàn doanh nghiệp.
Khi phân tích các yếu tố tài chính kế toán, nhà quản trị cần chú trọng những
nội dung: khả năng huy động vốn ngắn hạn và dài hạn; tổng nguồn vốn của
doanh nghiệp; tính linh hoạt của cơ cấu vốn đầu tư; khả năng tận dụng các
chiến lược tài chính; khả năng kiểm soát giảm giá thành; hệ thống kế toán có
hiệu quả và phục vụ cho việc lập kế hoạch giá thành, kế hoạch tài chính và lợi
nhuận… Một số công thức áp dụng tính các tỷ số tài chính: Tỷ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn/Nợ nắn hạn
Tỷ số thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – hàng hồn kho)/Nợ ngắn
hạn
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu/Tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu/Tổng tài sản
Tỷ số nợ trên tổng tài sản = Tổng nợ/tổng tài sản*100
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản = Lợi nhuận ròng/Tài sản*100
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu = Lợi nhuận ròng/doanh thu*100 Tỷ suất sinh lời trên VCSH = Lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở hữu*100
e. Yếu tố Marketing
Chức năng của bộ phận marketing bao gồm việc phân tích, lập kế hoạch,
thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chương trình đã đặt ra, duy trì các mối
quan hệ và trao đổi với khách hàng theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Do
vậy, nói chung nhiệm vụ của công tác quản trị marketing là điều chỉnh mức độ, thời gian và tính chất của nhu cầu giữa khách hàng và doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đề ra
15