7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh
3.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh
Trước khi đi vào phân tích và xây dựng chiến lược cho công ty CP Nông Sản Thực phẩm Cái Răngta xem xét sơ qua kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010 – 2012 và
6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 So sánh 11/10 So sánh 12/11 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Doanh thu 28.752 34.364 49.046 19.449 5.612 19,52 14.682 42,72 Chi phí 27.254 32.681 47.184 18.609 5.427 19,91 14.503 44,38 Lợi nhuận sau thuế 1.498 1.683 1.862 840 185 12,35 179 10,64
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – Phòng kế toán tài vụ)
Qua bảng trên ta thấy tổng thu của doanh nghiệp không ngừng tăng qua các năm với tốc độ tăng rất cao và tốc độ tăng của năm sau cao hơn năm trước.
Cụ thể nếu doanh thu năm 2010 chỉ là 28.752 triệu đồng thì năm 2011 đã tăng lên đến 34.364 triệu đồng tương ứng mức tăng 19,52%, và con số này ở năm
2012 là 49.046 tương ứng mức tăng 42,72% so với năm 2011. Với mức tăng
này một phần là do giá bán hàng tăng nhưng vấn đề quan trọng là hiệu quả từ
việc đẩy mạnh hoạt động mạng lưới phân phối và bán hàng của công ty giúp lượng hàng của công ty bán ra nhiều hơn. Ngoài việc chăm sóc giữ khách
hàng cũ, giữ các nhà phân phối cũ, công ty còn tập trung phát triển khách hàng mới phát triển thêm nhà phân phối mới trong khắp các tỉnh thành thuộc khu
vực Đồng bằng song Cửu Long.
Ngoài doanh thu tăng cao thì chi phí cũng tăng rất cao, với mức tăng nhanh hơn mức tăng của doanh thu do đó làm cho tốc độ tăng trưởng của lợi
nhuận giảm. Nguyên do làm cho tốc chi phí tăng cao là do công ty liên tục mở
rộng hệ thống phân phối, nếu như cuối năm 2010 công ty chỉ có 5 nhà phân phối, thì đến cuối năm 2011 con số này là 9 và đến cuối năm 2012 con số này
23
đã là 15. Ngoài ra chi phí tăng còn do giá vốn hàng bán tăng, cũng như số lượng hàng bán tăng thêm đáng kể.
Với tốc độ tăng trưởng như trên, cộng với việc liên tục mở rộng mạng lưới
phân phối, cho thấy tiềm năng phát triển của công ty là rất lớn, vì vậy đòi hỏi
công ty phải có kế hoạch kinh doanh rõ ràng, nếu không đến một lúc nào đó
công ty sẽ gặp khó khăn trong việc phát triển cũng như mở rộng mạng lưới kinh
24
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
4.1 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP 4.1.1 Nguồn nhân lực
a Trình độ nhân sự
Nhân lực là yếu tố rất quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Sự tồn tại và phát triển của nguồn nhân lực luôn song hành cùng sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Với lực lượng lao động có tay nghề cao, cán bộ
có trình độ chuyên môn quản lý tốt nếu được bố trí phù hợp sẽ phát huy sức
sang tạo dẫn tới năng suất và hiệu quả lao động cao. Vì lẽ đó, mỗi doanh
nghiệp có một cách tuyển dụng, một cách chiêu mộ nhân tài riêng, đồng thời
cùng với chính sách trả lương, thưởng và hoa hồng hàng năm, nhằm thúc đẩy
sự cạnh tranh và phát triển của mổi cá nhân từ đó tạo nên sức mạnh của tập thể
mà hệ quả là sự phát triển của doanh nghiệp. Để tìm hiểu tình hình nhân sự
của doanh nghiệp, trước tiên chúng ta cần xem xét trình đọ nhân sự hiện tại
của doanh nghiệp.
Bảng 4.1: Cơ cấu nhân sự của công ty
Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Đại học & Cao đẳng trở lên 16 32,65
Trung cấp 14 28,57
Lao động phổ thông 19 38,78 Tổng cộng 49 100,00
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính, công ty nông sản thực phẩm Cái Răng)
Từ số liệu trên ta thấy, cơ cấu nhân sự của công ty Lương thục Thực phẩm Cái Răng phần đông là lao động phổ thông, chiếm 38,72% trong tổng số nhân
viên, chủ yếu phụ trách các công việc không đòi hỏi trình độ như giao, nhận, bốc xếp và vận chuyển hàng hóa tại các điểm, đại lý. Số nhân viên có trình độ đại học & cao đẳng trở lên chiếm 32,65% (với 16 người) chủ yếu làm công tác quản lý, nghiên cứu, nghiệp vụ chuyên môn... Số lao động có trình độ trung cấp
và các chứng chỉ nghiệp vụ chiếm 28,57% chủ yếu đảm nhiệm các công việc ở
các bộ phận bán hàng cho công ty. Có thể nói việc bố trí nhân sự ở công ty hiện khá tương thích và đồng đều. Ngoài ra, công tác đào tạo và huấn luyện, tuyển
25
của công ty sẽ luôn đảm bảo đáp ứng kịp thời các yêu cầu trình độ, kỹ năng
trong sản xuất, kinh doanh và nhu cầu thị trường trong thời gian tới.
b Vấn đề lương, thưởng
Một điều quan trọng nửa để nhân viên gắn bó với doanh nghiệp đó là tiền lương. Một chính sách tiền lương thích hợp sẽ khuyến khích người lao động hăng say làm việc, tăng năng suất và ngược lại. Tiếp theo ta sẽ có những đánh giá sơ bộ về tình hình tiền lương của nhân viên trong thời gian qua.
Bảng 4.2: Thu nhập bình quân của lao động qua 3 năm 2010 - 2012
ĐVT: Triệu đồng NĂM
CHỈ TIÊU 2010 2011 2012
Tổng quỹ lương 134,64 183,18 237,65 Tổng số nhân viên (người) 36 43 49
Lương bình quân /người/tháng 3,24 3,76 4,25 Phụ cấp các loại bình quân/người/tháng 0,50 0,50 0,06 Thu nhập bình quân/người/tháng 3,74 4,26 4,85
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)
Doanh nghiệp có tỷ lệ lao động phổ thông chiếm gần 38,78% trong cơ
cấu nhân sự, như vậy với mức thu nhập bình quân như bảng trên qua các năm
có thể đảm bảo được cuộc sống của người lao động nếu không nói là ở mức
khá cao. Bên cạnh tiền lương, phụ cấp công ty còn có những chính sách hỗ trợ, giúp đở cho cán bộ công nhân viên có hoàn cảnh khó khăn như hỗ trợ tiền
thuê trọ, cử cán bộ công đoàn đi thăm viếng khi nhân viên bị ốm đau, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân viên an tâm làm việc. Ngoài ra, người lao động
còn được thưởng khi có lễ tết, lương tháng 13 và thưởng hàng 6 tháng nếu
doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận tốt. Đều này cho thấy doanh nghiệp rất quan tâm đến đời sống của nhân viên tạo dựng được sự gắn bó giửa nhân viên và doanh nghiệp
4.1.2 Phân tích các tỷ số tài chính
Để đánh giá đúng thực trạng của doanh nghiệp mạnh hay yếu, phát triển
hay không phát triển chúng ta phải xem xét kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó các tỷ số tài chính là vấn đề hết sức hấp dẫn nói lên trình độ
26
a Tỷ số thanh toán:
- Tỷ số thanh toán hiện hành: tỷ số này cho thấy khả năng trả nợ trong
ngắn hạn của công ty. Qua các năm, tỷ số thanh toán hiện hành có xu hướng
giảm, tuy nhiên đều ở mức cao (trên 2), điều này cho thấy khả năng trả nợ
trong ngắn hạn của công ty là rất tốt, hay nói cách khác doanh nghiệp rất ít vay
vốn trong hoạt động kinh doanh.
- Tỷ số thanh toán nhanh: tỷ số này đo lường mức thanh toán nhanh của
doanh nghiệp, tức khả năng trả nợ nhanh. Tỷ số này có tăng giảm, nhưng vẫn ở mức khá cao, năm thấp nhất là 2012 với mức 0,74. Hầu như công ty chỉ
dùng nợ ngắn hạn để trữ hàng tồn kho, đều này đảm bảo được khả năng thanh toán khi đến kỳ thanh toán nợ ngắn hạn.
Bảng 4.3: Tổng hợp các tỷ số tài chính
ĐVT 2010 2011 2012 6T/2013
Tỷ số thanh toán
Tỷ số thanh toán hiện hành lần 2,96 2,74 2,17 2,67 Tỷ số thanh toán nhanh lần 0,92 1,11 0,74 0,83
Tỷ số quản trị tài sản Hiệu suất sử dụng TSCĐ lần 9,57 12,15 17,05 13,31 Hiệu suất sử dụng tổng TS lần 3,63 4,27 5,16 4,39 Tỷ số quản trị nợ Tỷ số nợ trên tổng tài sản % 34,89 37,24 43,65 39,27 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu lần 0,54 0,59 0,77 0,66 Tỷ số sinh lời
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản % 18,89 20,90 19,59 19,24 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu % 5,21 4,90 3,80 4,51 Tỷ suất sinh lời trên VCSH % 29,01 33,30 34,76 31,88
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)
b Tỷ số quản trị tài sản:
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: tỷ số này cho thấy khả năng tạo ra
doanh thu từ việc đầu từ vào tài sản cố định. Qua các năm tỷ số này luôn được
27
mức 9,75, đến năm 2011 tỷ số này đã tăng lên đến 12,15, con số này ở năm
2012 là 17,05 tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2013 giảm xuống còn 13,31 điều này cũng là tất nhiên bởi năm 2013 tình hình kinh tế chung vô cùng khó khăn và
công ty cũng không phải là một ngoại lệ. Điều này cho thấy tài sản cố định của công ty đang ngày càng tạo ra được nguồn thu lớn cho công ty.
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Cũng giống như hiệu suất sử dụng tài sản cố định, tỷ số này cho thấy khả năng tạo ra doanh thu từ tài sản của công
ty. Ta có thể hiểu tỷ số này cho ta biết cứ 1 đồng đầu tư vào tài sản thì sẽ tạo
ra bao nhiêu doanh thu. Qua các năm tỷ số này ở mức khá cao duy trì từ mức
3,63 ở năm 2010 và tăng đần qua các năm và có xu hướng giảm vào 6 tháng
đầu năm 2013. Đều này cho thấy tài sản của công ty đang ngày càng tạo ra
nguồn doanh thu cho công ty. Hay nói cách khác công ty đang ngày càng khai
thác tối đa tài sản của mình.
c Tỷ số quản trị nợ:
- Tỷ số nợ trên tổng tài sản: Tỷ số này đo lường tỷ lệ phần trăm tổng nợ
do những người cho vay cung cấp so với tổng giá trị tài sản có của công ty. Năm 2010 công ty sử dụng 34,89% nợ để tài trợ cho tài sản của công ty, và
qua các năm tỷ lệ này ngày càng tăng, cụ thể năm 2011 là 37,24% và năm
2012 là 43,65%, nhưng 6 tháng đầu năm 2013 giảm xuống còn 39,27%. Điều
này phần nào cho thấy khả năng trả nợ của doanh nghiệp ngày càng giảm, nhưng cũng phần nào cho thấy doanh nghiệp đang tập trung đầu tư vào tài sản
nhằm tăng nguồn doanh thu cho công ty.
- Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Tỷ lệ này là chỉ tiêu để đánh giá xem
liệu công ty có lạm dụng các khoản nợ để phục vụ cho mục đích thanh toán
hay không. Năm 2010 công ty dùng 1 đồng vốn chủ sở hữu để đảm bảo cho 0,54 đồng nợ, năm 2011 công ty dùng 1 dồng để đảm bảo cho đến 0,59 đồng
nợ, đến năm 2012 thì là 0,77 và 6 tháng đầu năm 2013 là 0,66. Như vậy, cho
thấy công ty không lạm dụng các khoản nợ để phục vụ cho việc thanh toán, và
đều này mang lại nhiều thuận lợi cho công ty khi mà lãi suất vốn vay ngày
càng tăng, hay nói cách khác tình hình tài chính của công ty khá lành mạnh.
d Tỷ số sinh lợi:
- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản: Qua các năm ta thấy tỷ suất này tăng
giảm không đáng kể và được duy trì ở mức khá cao. Năm 2010 tỷ suất sinh lời
trên tổng tài sản là 18,89% thì năm 2011 tăng lên 20,90% và năm 2012 giảm
lại còn 19,59% và 6 tháng đầu năm 2013 còn 19,24%. Đây là một kết quả khá cao mà công ty cần duy trì.
28
- Tỷ suất sinh lời trên doanh thu: Tỷ suất này năm 2010 là 5,21%, một
con không lớn lắm đối với các công ty kinh doanh nông sản thực phẩm. Tỷ
suất này không những không được cải thiện qua các năm mà còn lại giảm ở năm 2011 chỉ còn 4,9% và năm 2012 lại tiếp tục giảm xuống chỉ còn 3,8% và có phần khởi sắt vào 6 tháng đầu năm 2013 khi ở mức 4,51%. Đều này không phải do hoạt động của công ty đang ngày một khó khăn mà do công ty liên tục
mở rộng mạng lưới phân phối và dùng chiến lược giá để cạnh tranh với các
công ty có bề dày kinh nghiệm và mạnh trên thị trường.
- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu: Năm 2010 ta thấy hiệu suất sinh
lời trên vốn chủ sở hữu ở mức rất khá cao 29,01%, và được duy trì tăng qua các năm, cụ thể năm 2011 tỷ số này là 33,3% và năm 2012 là 34,76%, 6 tháng
đầu năm 2013 là 31,88. Có thể nói hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của
công ty ngày càng hấp dẫn, hay nói cách khác công ty đang làm ăn ngày càng
hiệu quả.
Nhận xét chung: qua việc phân tích các tỷ số tài chính cho thấy rằng
hiệu quả hoạt động của công ty ngày càng tăng. Tình hình sử dụng vốn thì ngày càng hiệu quả, nợ có gia tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp và phát huy
được vai trò của nó trong hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp hoàn toàn có thể kiểm soát được nợ thể hiện ở mức thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh. Tóm lại, công ty cần thận trọng hơn khi dùng chiến lược giá để cạnh
tranh, công ty có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, thông qua việc đẩy mạnh doanh thu, gia tăng lợi nhuận, công ty cần tận dụng lợi thế
mạng lưới phân phối hiện có để tạo ra nguồn thu ngày càng lớn.
4.1.3 Đánh giá hoạt động marketing
Trong nền kinh tế thị trường, việc nghiên cứu đánh giá thị trường là hết
sức quan trọng đối với tất cả mọi doanh nghiệp.
Trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay ta thấy những doanh
nghiệp nào kinh doanh thành công, là do họ nắm bắt được khách hàng của
mình đang làm gì, ở đâu, như thế nào và vào lúc nào. Do đó, việc nghiên cứu đánh giá thị trường là hết sức quan trọng đối với tất cả mọi doanh nghiệp, và là một hoạt động không thể thiếu, đóng vai trò then chốt để doanh nghiệp tồn
tại và phát triển. Nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu khách hàng, hiểu
biết thông tin khách hàng, từ những nguồn cung cấp khác nhau, từ đó doanh
nghiệp đưa ra được cách xử lý và phương án tốt cho hoạt động sản xuất kinh
doanh dịch vụ. Hiện nay, Công ty vẫn đang tích cực tiến hành các biện pháp
marketing nhằm quảng bá và phân phối sản phẩm của mình theo định hướng
29
đang được quan tâm thực hiện và đã đạt được những hiệu quả nhất định. Hoạt động marketing của Công ty thời gian qua như sau:
4.1.3.1 Yếu tố sản phẩm
Nước ta là một đất nước nông nghiệp, hàng năm xuất khẩu trên dưới 6
triệu tấn gạo, tuy nhiên thị trường trong nước còn bỏ ngỏ, các doanh nghiệp chưa chú trọng lắm đến thị trường trong nước, từ đó đòi hỏi các doanh nghiệp
cần xây dựng thương hiệu gạo để phát triển thị trường trong nước với trên
dưới 90 triệu dân. Nhận thấy nhu cầu hết sức cấp thiết đó, Công ty đã xác định
việc xây dựng thương hiệu gạo cho chính mình mà trước hết là tạo sản phẩm
có chất lượng nhằm tạo lòng tin cho người tiwwu dùng, sau đó mới phát triển thương hiệu một cách bền vững. Từ đó công tác nghiên cứu phát triển sản
phẩm của Công ty hết sức được chú ý, hiện nay danh mục sản phẩm của Công
ty có đến 8 chủng loại mặt hàng khác nhau và được phân thành 2 nhóm chính là gạo và phụ phẩm, trong đó gạo được coi là mặt hàng chủ lực của công ty.
4.1.3.2 Yếu tố giá