Vai trò của công tác bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Môi trường trong việc phát triển bền vững ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 84 - 86)

vững.

Trong thời đại ngày nay, Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững không còn là vấn đề của riêng một quốc gia, một khu vực, mà đã thực sự trở thành mối quan tâm toàn cầu. Do vậy, việc xem xét, giải quyết vấn đề này cũng không thể tiến hành riêng lẻ ở từng nước, cho dù nước đó có giàu mạnh, có tiềm lực to lớn đến mức nào đi chăng nữa. Thực tế cho thấy tính nguy cấp, phức tạp và nan giải của các vấn đề môi trường toàn cầu đang đòi hỏi chúng ta cần phải có sự nhìn nhận và đánh giá đúng đắn vai trò của môi trường trong quá trình thực hiện phát triển bền vững.

Có thể nói, môi trường và phát triển bền vững là một vấn đề có tính cấp thiết liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và xuyên suốt nhiều thời đại. Quản lý môi trường, bảo vệ, cải thiện môi trường, sử dụng hợp lý các yếu tố môi trường và các điều kiện thuận lợi của môi trường nhằm phục vụ sự tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội loài người là những nội dung quan trọng trong hoạt động hiện nau và mai sau của toàn nhân loại. Và do vây, trên quan điểm phát triển bền vững, nhiều nước trên thế giới đã đặt phát triển bền vững trên cơ sở nâng cao, cải thiện chất lượng cuộc sống của con người theo phạm vi khả năng chịu đựng được của các hệ sinh thái. Đó là mục tiêu về phát triển bền vững, chỉ thị đánh giá cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới.

Một xã hội bền vững là một xã hội phát triển về mặt kinh tế với một nền môi trường trong lành và xã hội văn minh. Xã hội phát triển bền vững dựa trên một hệ thống cấu trúc quan hệ biện chứng giữa kinh tế - môi trường – xã hội, hệ thống này hoạt động theo các nguyên lý, các quy luật vận động của tự nhiên, kinh tế và xã hội.

Tăng trưởng kinh tế chưa phải là phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế được đo bằng tốc độ, quy mô còn phát triển kinh tế bao gồm tăng trưởng kinh tế trong trạng thái cân đối. Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng trong tương lai. Một sự phát triển mà bảo vệ môi trường được nhất thể hóa trong quá trình phát triển, bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành của quá trình phát triển thì đó được coi là phát triển bền vững. Một nền kinh tế bền vững về mặt môi trường là một nền kinh tế tuân thủ các nguyên lý cơ bản hoặc các quy luật về khả năng bền vững. Đó là các nguyên lý có thực, giống như các nguyên lý về khí động lực học hoặc nhiệt động lực học; cũng như vậy, một hệ thống kinh tế bền vững về mặt môi trường cũng phải tuân thủ nguyên lý về khả bền vững. Một xã hội có thể vi phạm các quy luật về bền vững môi trường trong thời gian ngắn, nhưng không thể vi phạm trong thời gian lâu dài.

Việt Nam đang thực hiện đường lối đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên quan điểm phát triển bền vững với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Trong thập niêm đầu của thế kỷ 21, quan điểm phát triển bền vững của Việt Nam đã được thể hiện rõ trong văn kiện Đại hội Đảng IX và Chiếm lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 -2010. Theo đó, phát triển bền vững của Việt Nam là: “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” và “phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường tự nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”. Phát triển bền vững ở Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Một phần của tài liệu Môi trường trong việc phát triển bền vững ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w