Những vấn đề còn tồn tại

Một phần của tài liệu Môi trường trong việc phát triển bền vững ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 75 - 84)

IV. Đánh giá thực trạng môi trường trong sự phát triển bền vững

2. Những vấn đề còn tồn tại

Mặc dù chúng ta đã có rất nhiều nỗ lực để bảo vệ môi trường và cũng đã đạt được một số kết quả khả quan như đã trình bày ở trên, tuy nhiên trên thực tế, vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập cần phải được giải quyết. Tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở khu vực đô thị và các khu công nghiệp, đang là vấn đề bức xúc hiện nay, thể hiện ở các mặt chủ yếu sau:

Thứ nhất, môi trường không khí ở hầu hết các đô thị và các khu công nghiệp đều bị ô nhiễm nặng về bụi và khí thải độc hại. Như đã trình bày trong phần thực trạng môi trường ở Việt Nam, nồng độ bụi trong không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,3 đến 3 lần, cá biệt có những nơi vượt quá từ 10 đến 20 lần. Nồng độ khí SO2 trong khu vực xung quanh một số nhà máy, xí nghiệp vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,1 đến 2,7 lần. Hiện tượng mưa axit đã xảy ra ở nhiều địa phương, đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ. Nguồn gây ô nhiễm chính là các chất thải từ hoạt động giao thông vận tải, công nghiệp và xây dựng. Tuy nhiên, nồng độ chì trong không khí trên các tuyến đường giao thông đã giảm đi khoảng 40 đến 45% so với các năm

trước. Mặt khác, chất lượng không khí tại các khu vực nông thôn và miền núi, trừ các làng nghề, vẫn còn khá tốt.

Thứ hai là lượng khí thải Carbonic, hiện nay, lượng phát thải khí nhà kính ở Việt Nam không lớn, nhưng đang có chiều hướng tăng và sẽ tăng nhanh vào cuối thập kỷ này nếu không có những giải pháp xử lý, hạn chế hữu hiệu. Tổng lượng phát thải khí nhà kính năm 2000 là 102,62 triệu tấn CO2 tương đương, trong đó lượng phát thải lớn nhất (52,4 triệu tấn) là từ các nguồn phát thải nông nghiệp (chăn nuôi, trồng lúa, đốt phế thải trên ruộng, đốt đồng cỏ…), ngành năng lượng (25,6 triệu tấn), lâm nghiệp (19,4 triệu tấn), công nghiệp (6,4 triệu tấn). Các khí nhà kính chính là CO2 (4,3 triệu tấn), CH4 (52,5 triệu tấn CO2 tương đương), NOx (12,4 triệu tấn CO2 tương đương).

Trong thời gian tới, dự báo các ngành có lượng phát thải khí nhà kính lớn là năng lượng, nông nghiệp, lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất. Dư tính tổng lượng phát thải khí nhà kính của Việt Nam năm 2010 là trên 149 triệu tấn và năm 2020 là trên 233 triệu tấn.

Bảng 3. Dự báo lượng phát thải khí nhà kính

Đơn vị tính: triệu tấn CO2

Lĩnh vực 1994 2000 2010 2020

1. Tổng số

- Năng lượng

25,64 45,92 105,17 196,98

19,38 4,20 - 21,70 - 28,40

52,45 52,50 57,20 64,70

2. Lượng phát thải khí nhà

kính trên 1 triệu dân 1,38 1,24 1,48 2,33

Nguồn: Thông báo quốc gia của Việt Nam cho UNFCCC, 2005.

Thứ ba, chất lượng môi trường nước tại các điểm gần đô thị và các khu công nghiệp của một số sông chính ở miền Bắc (sông Cầu, sông Hồng, sông Thái Bình và sông Cấm) và các sông ở miền Nam (sông Đồng Nai, sông Sài Gòn) đều không đạt tiêu chuẩn nguồn cấp nước sinh hoạt nhưng vẫn đạt tiêu chuẩn nguồn nước sử dụng cho các mục đích khác như nuôi trồng thủy sản. Các sông ở miền Trung (sông Hương, sông Hàn) nhìn chung có chất lượng tươg đối ổn định, đảm bảo làm nguồn nước sinh hoạt. Hầu hết các sông nhỏ, hồ, kênh, mương nội thành của các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh đều bị ô nhiễm ở mức báo động, các chỉ tiêu đều vượt so với tiêu chuẩn cho phép từ 4 đến 5 lần, có điểm tới 70 lần. Nguyên nhân chủ yếu do hầu hết các nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp được xả trực tiếp vào hệ thống sông, suối, kênh, mương không qua xử lý.

Hiện tượng nước ngầm bị nhiễm mặn khá phổ biến ở các vùng ven biển. Hàm lượng BOD5 và COD của nước ngầm hiện còn thấp hơn tiêu chuẩn cho phép, nhưng hàm lượng các chất nitơ, phốt phát ở một số khu vực lân cận các khu công nghiệp, hàm lượng các chất kim loại nặng có biểu hiện

tăng theo thời gian. Mực nước ngầm ở một số thành phố hạ nhanh và ở Hà Nội còn kéo theo lún đất.

Thứ tư, là việc thu gom và xử lý chất thải rắn. Theo Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004 về chất thải rắn do Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ngân hàng thế giới công bố, trung bình mỗi năm, Việt Nam có hơn 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó tổng chất thải sinh hoạt của cả nước là 12,8 triệu tấn (chiếm hơn 80%); chất thải đô thị hơn 6 triệu tấn ( xấp xỉ 50% tổng chất thải sinh hoạt trong khi dân số ở các đô thị chỉ chiếm 24% dân số cả nước); chất thải rắn công nghiệp khoảng 2,6 triệu tấn (chiếm 17%); chất thải rắn nguy hại khoảng 160000 tấn (gần 1%) bao gồm: chất thải y tế nguy hại, các chất độc hại phát sinh từ các quá trình sản xuất công nghiệp, các loại thuốc trừ sâu, thùng chứa thuốc trừ sâu. Dự báo đến năm 2010 tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt sẽ tăng thêm 60%, chất thải rắn công nghiệp tăng 50%, chất thải rắn nguy hại tăng hơn 3 lần. Như vậy, tổng lượng chất thải rắn phát sinh vào năm 2010 dự kiến sẽ khoảng 23 triệu tấn; đồng thời thành phần chất thải rắn sẽ thay đổi từ chỗ dễ phân huỷ hơn sang ít phân huỷ hơn và nguy hại hơn.

Việc quản lý chất thải rắn đã thu gom được gặp khó khăn cả về địa điểm, cả về tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, cả về kinh phí đầu tư. Hiện nay phần lớn rác thải sinh hoạt ở Việt Nam vẫn được xử lý bằng hình thức chôn lấp ở tất cả 64 tỉnh thành. Trong số 91 bãi rác trong cả nước, chỉ có 17 bãi được coi là “hợp vệ sinh” và đều được xây dựng bằng nguồn vốn ODA. Nghĩa là, nguồn vốn ngân sách cho việc xử lý rác thải rắn là rất eo hẹp. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn trung bình ở các đô thị còn thấp, đạt khoảng xấp xỉ 70% (cao nhất là 95%, thấp nhất là 45%). Tổng chi phí cho hoạt động xử lý chất thải rắn còn thấp (0,18% GDP) và chủ yếu (tới hơn 90%) là chi cho thu

gom và vận chuyển chất thải đến nơi xử lý. Ước tính để thực hiện các mục tiêu đề ra cho quản lý chất thải rắn giai đoạn từ nay đến 2020 cần khoản đầu tư hơn 50 nghìn tỷ đồng, trong đó để xây dựng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh, đóng cửa các bãi rác gây ô nhiễm, đầu tư thêm cho các lò đốt chất thải y tế khoảng 30-40 nghìn tỷ đồng.

. Trong khi đó, hầu hết nước thải đô thị đều chưa qua hệ thống xử lý trước khi xả thải ra môi trường. Khoảng 1.000 bệnh viện tính đến cấp huyện mỗi ngày thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước thải chưa xử lý. Đây là nguồn thải ô nhiễm nguy hiểm bậc nhất hiện nay.

Báo cáo sơ bộ của các địa phương gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường mới đây cho thấy, 100% cơ sở có phát sinh nước thải chưa thực hiện việc xin cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; 98% doanh nghiệp vi phạm về xả nước thải không đạt tiêu chuẩn môi trường; 100% doanh nghiệp phát thải khí không có thiết bị xử lý chất nguy hại.

Hiện tại, Thủ tướng đã yêu cầu xử lý triệt để hơn 4.000 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nay đến năm 2012. Tuy nhiên, ô nhiễm mới phát sinh là rất nghiêm trọng từ khoảng 100 khu công nghiệp, khu chế xuất và hàng trăm cụm công nghiệp rải rác ở khắp các địa phương chưa có hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường.

Hiện tại chưa có thống kê về tổn thất ô nhiễm môi trường so với tăng trưởng GDP ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong khoảng 6 tháng qua, Việt Nam đã chứng kiến 3 đợt bùng phát dịch tả, trong khi cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng ở gia súc và bệnh tai xanh ở đàn heo (lợn) đã trở thành dịch bệnh thường xuyên hàng năm trong vòng 6 năm nay.

Thứ năm, văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường của Việt Nam là khá nhiều (khoảng 300 văn bản), nhưng vẫn còn thiếu nhiều quy định quan trọng hoặc một số vấn đề chưa được quy định cụ thể. Ví dụ: chúng ta chưa ban hành thuế bảo vệ môi trường; chưa quy định chi tiết chế định bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường; thiếu chính sách cụ thể khuyến khích ngành công nghiệp môi trường, xã hội hóa bảo vệ môi trường… Bên cạnh đó, trong hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường còn nhiều trường hợp sử dụng ngôn từ thiếu cụ thể, có thể gây nhiều cách hiểu khác nhau trong thực tiễn áp dụng. Ngay trong Luật Bảo vệ môi trường 2005 cũng dễ dàng tìm thấy những kiểu ngôn từ này. Chẳng hạn, điều 131 quy định “sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được phân làm 3 mức: mức 1 là có suy giảm; mức 2 là suy giảm nghiêm trọng và mức 3 là suy giảm đặc biệt nghiêm trọng”. Vậy thế nào là nghiêm trọng, thế nào là đặc biệt nghiêm trọng? Tiêu chí nào được dùng để đánh giá? Thật khó để có được một câu trả lời thống nhất trong thực tiễn. Điều này đôi khi tạo tiêu cực, vì cán bộ áp dụng có thể xê dịch kết quả. Hay còn nhiều thuật ngữ khác, khi áp dụng sẽ có thể gây tranh cãi như “áp dụng thành công”, “mức tiêu thụ chung”. “dễ phân hủy”…

Một vấn đề khác là tính ổn định của văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam cũng không cao. Có văn bản chỉ mới ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung. Chẳng hạn như Nghị định 80/2006/NĐ – CP vừa ban hành năm 2006, trải qua 1 năm áp dụng đã có nội dung phải sửa đổi, bổ sung. Ngày 28/2/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/2008/NĐ – CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định 80.

Thứ sáu, Luật liên quan đến bảo vệ môi trường chưa được thực hiện một cách nghiêm túc. Những năm qua, dù Nhà nước ta đã rất quan tâm đến

công tác bảo vệ môi trường, ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường; triển khai các cơ chế chính sách buộc các cơ sở gây ô nhiễm môi trường phải nỗ lực đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung; hỗ trợ di dời các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng… nhưng khi triển khai thực hiện tại các địa phương lại có sự buông lỏng, thậm chí cố tình vi phạm. Điển hình như ở Thành phố Hồ Chí Minh, trong 15 khu công nghiệp, khu chế xuất, mới có 6 khu có hệ thống xử lý nước thải, 10% cơ sở sản xuất mặc dù Hội đồng nhân dân thành phố đã hai lần ra nghị quyết nhưng đến giờ các cơ sở này vẫn chưa chịu di dời…

Quy chế quản lý chất thải nguy hại được Thủ tướng Chính phủ ban hành từ năm 1999 (kèm theo quyết định số 155/1999/QĐ – TTg và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Thông tư số 12/2006/TT – BTNMT hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ đăng ký cấp giấy phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại) nhưng khá nhiều doanh nghiệp chỉ thực hiện chiếu lệ. Trong số 17 cơ sở được thanh tra có tới 15 cơ sở có phát sinh chất thải nguy hại nhưng chưa có hồ sơ đăng ký phát sinh chất thải nguy hại, 7 cơ sở có chất thải nguy hại vi phạm về quản lý chất thải không đúng quy định. Để tiết kiệm chi phí, dù biết rõ tác hại cho môi trường, rất nhiều cơ sở sản xuất vẫn cố tình chuyển giao chất thải nguy hại cho đơn vị không có giấy phép quản lý chất thải nguy hại hoặc không xử lý chất thải nguy hại mà dùng để san lấp mặt bằng. Một số cơ sở có biểu hiện không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, có hệ thống xử lý nước thải nhưng vận hành không thường xuyên hoặc xả ngầm ra môi trường không qua xử lý hoặc có biểu hiện đối phó khi bị thanh tra. Điển hình như vụ Công ty Hòa Bình (Thành phố Hồ Chí Minh) xử lý nước hầm cầu đã đem 200 m3 nước hầm cầu đổ tại bãi rác Đông Thạnh, 200 m3 còn lại rất lớn được đổ xuống cống bằng

nhiều cách khác. Hay việc một số nhà máy gây ô nhiễm ở Thủ Đức do Đài Loan đầu tư tự đưa ra quy định muốn đến kiểm tra phải báo trước, lúc có đoàn kiểm tra thì hệ thống xử lý ô nhiễm hoạt động bình thường, sau khi đoàn kiểm tra đi, hệ thống lập tức được tắt. Nếu pháp luật được thực thi nghiêm và đúng, liệu có xảy ra những tình trạng coi thường, thậm chí thách thức của các doanh nghiệp như vậy không?

Thứ bảy, việc sử dụng cũng như tuyên truyền về vai trò các công cụ tài chính để bảo vệ môi trường còn dừng ở mức khiêm tốn. Nguồn thu để bảo vệ môi trường có thể dồi dào nhưng vẫn chưa tổ chức được các loại thuế và phí một cách có hệ thống. Những đánh giá về lĩnh vực này vẫn còn chưa đầy đủ. Lâu nay chúng ta vẫn coi nhẹ vấn đề đầu tư bảo vệ môi trường từ phía ngân sách Nhà nước. Ngân sách nhà nước có nhiều khoản chi cho môi trường, nhưng nằm rải rác ở nhiều khoản chi tiêu của các bộ ngành, địa phương và các chương trình Nhà nước khác nhau; còn lồng ghép trong chi hoạt động chung của khoa học, công nghệ và môi trường; các hoạt động khắc phục sự cố môi trường do thiên tai gây ra còn tiêu tốn nhiều tiền, lẽ ra có thể ít hơn nếu tổ chức phòng ngừa khá hơn.

Bên cạnh đó, các công cụ thuế và phí còn ở giai đoạn hình thành hệ thống hoặc còn lẻ tẻ phát huy tác dụng như thuế tài nguyên, thuế xăng dầu, phí cầu đường, vé vào cửa khu du lịch, tiền phạt vi phạm môi trường. Nguyên tắc ai gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP) và được hưởng lợi phải trả tiền (BPP) chưa được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam, nguồn thu cho môi trường từ mở mang hoạt động du lịch chỉ dừng ở mức thí điểm, chưa đánh thuế tài nguyên nước…

Thứ tám, năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường còn yếu, còn thiếu, còn phải được tăng cường rất nhiều. Hiện nay, Việt Nam chỉ

có 5 người/1 triệu dân làm công tác quản lý nhà nước về môi trường, một tỉnh có hàng triệu dân, hàng nghìn, hàng vạn cơ sở sản xuất mà đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trường chỉ có 5 – 6 người, nơi nào nhiều thì có khoảng 15 người. Thế giới cho rằng tỷ lệ cán bộ làm công tác quản lý môi trường của chúng ta thuộc loại thấp nhất thế giới, có thể lấy ví dụ như ở Trung Quốc có 20 người/1 triệu dân làm công tác quản lý môi trường, Thái Lan là 30 người, Malaysia là 100 người, Singapore là 330 người và phải kể đến Campuchia, là một nước còn có nhiều điều kiện khó khăn hơn Việt Nam, mà cũng có được 55 người/1 triệu dân làm công tác quản lý môi trường. Với nhân lực cho ngành môi trường quá ít như vậy nên hiệu quả của việc kiểm tra, giám sát, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường là không cao.

CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI

PHÁP NHẰM BẢO VỆ

MÔI TRƯỜNG ĐỂ HƯỚNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Môi trường trong việc phát triển bền vững ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 75 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w